Một số chỉ tiêu hoạt động của SCB

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 40)

ĐVT: Triệu đồng, % Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản 25.941.554 38.596.053 54.492.474 60.211.654 80.930.886 149.388.409 181.126.308 VCSH 2.629.543 2.774.606 4.481.649 4.707.037 4.473.262 11.357.677 13.108.179 Lợi nhuận sau

thuế 258.735 463.890 314.734 274.490 60.410 63.539 41.760

ROA 1,40% 1,44% 0,68% 0,48% 0,09% 0,04% 0,03%

ROE 15,12% 17,17% 8,67% 5,97% 1,32% 0,56% 0,34%

(Nguồn: BCTC riêng lẻ của SCB từ năm 2007-2013)

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn.

Để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của SCB, tác giả thực hiện phân tích tình hình hoạt động của SCB trƣớc hợp nhất và SCB sau hợp nhất. Nguồn số liệu tác giả thu thập từ BCTC riêng lẻ và các báo cáo nội bộ khác của SCB trƣớc hợp nhất (từ 2007- 2011) và SCB sau hợp nhất (từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2013).

2.2.1. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của SCB ĐVT: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng nguồn vốn huy động 22.759 34.606 48.902 54.474 74.786 119.359 165.640 Tỷ lệ tăng trƣởng nguồn vốn huy động 128,73% 52,05% 41,31% 11,39% 37,29% 59,60% 38,77%

(Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2007-2013)

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của SCB không ngừng tăng trƣởng qua các năm trong giai đoạn trƣớc hợp nhất và sau hợp nhất. Nguồn vốn huy động từ dân

cƣ và tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tuy nhiên, vẫn có sự chuyển dịch nhất định trong cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB.

Giai đoạn trƣớc hợp nhất, cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB giữ mức ổn định trong hai năm 2007-2008. Tuy nhiên, từ năm 2009-2011 thì cơ cấu nguồn vốn huy động khơng ổn định có xu hƣớng chuyển dịch giữa nguồn huy động từ TCKT và dân cƣ, huy động từ TCTD và nguồn vốn vay NHNN. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất trong năm 2011, đã có sự chuyển dịch mạnh từ nguồn vốn TCKT và dân cƣ sang nguồn vốn huy động từ thị trƣờng liên ngân hàng (vay TCTD khác và NHNN) xuất phát từ việc mất thanh khoản tạm thời tại thời điểm cuối năm 2011, khách hàng rút tiền ồ ạt, nguồn vốn thị trƣờng TCKT và dân cƣ giảm mạnh. Để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng, SCB phải thực hiện gia tăng nguồn vốn từ thị trƣờng liên ngân hàng, nhận đƣợc sự hỗ trợ của các TCTD khác và vay tái cấp vốn NHNN. Sau hợp nhất, với sự nhận thức về tầm quan trọng của nguồn vốn huy động TCKT và dân cƣ cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu thanh khoản và nhu cầu hoạt động sau hợp nhất. Với sự nỗ lực của CBNV, chính sách sản phẩm của ngân hàng đƣợc cải thiện cộng với sự tín nhiệm của khách hàng mà tổng nguồn huy động TCKT và dân cƣ của SCB liên tục tăng nhanh và bền vững, thị phần huy động của SCB ngày càng đƣợc củng cố và gia tăng trên thị trƣờng. Cơ cấu nguồn vốn SCB cũng có sự chuyển dịch mạnh, đặc biệt là tỷ trọng huy động từ TCKT và dân cƣ tăng đáng kể góp phần ổn định tình hình thanh khoản của ngân hàng, nguồn vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng vay TCTD khác và vay tái cấp vốn NHNN giảm mạnh (do SCB đã trả hoàn toàn các khoản vay tái cấp vốn NHNN và trả một phần vốn vay từ TCTD khác). Sự tăng trƣởng trong nguồn vốn huy động TCKT và dân cƣ không chỉ giúp đáp ứng tốt nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh mà còn tạo điều kiện cho SCB thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động nhằm tiết giảm chi phí và gia tăng tự chủ tài chính.

Xét về đối tƣợng khách hàng huy động TCKT và dân cƣ của SCB giai đoạn 2007-2013 thì huy động từ dân cƣ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, huy động các tổ chức kinh tế có xu hƣớng giảm dần trong cơ cấu huy động. Nguyên nhân là do SCB chƣa chú trọng tập trung công tác huy động từ khách hàng là tổ chức kinh tế, bên cạnh đó các chính sách sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng tổ chức chƣa vƣợt trội và thu hút so với ngân hàng khác.

Xét về kỳ hạn huy động, trong giai đoạn trƣớc hợp nhất, nguồn vốn huy động TCKT và dân cƣ của SCB chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn ngắn hạn dƣới 12 tháng,

còn các kỳ hạn trên 12 tháng và tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nguyên nhân là thị trƣờng và lãi suất biến động diễn biến phức tạp cho nên xu hƣớng gửi tiền tập trung ở kỳ hạn ngắn. Điều này cho thấy tính khơng ổn định trong cơ cấu huy động vốn của SCB còn rất cao và gây bất lợi cho SCB khi mà việc gia tăng sử dụng nguồn lại tập trung ở các kỳ hạn dài hạn nhƣ hoạt động cho vay, đầu tƣ, góp vốn. Tuy nhiên, sau hợp nhất, bằng việc tích cực triển khai các sản phẩm huy động vốn kỳ hạn dài, kỳ hạn huy động của SCB đã đƣợc cải thiện rõ nét theo hƣớng gia tăng đối với các khoản tiền gửi trên 12 tháng góp phần ổn định thanh khoản của SCB.

2.2.2. Hoạt động cho vay

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động cho vay của SCB qua các năm

ĐVT: tỷ đồng,%

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dƣ nợ cho vay 19.478 23.278 31.310 33.178 43.734 88.143 88.991 Tỷ lệ tăng trƣởng cho vay 130,93% 19,51% 34,51% 5,96% 31,82% 33,43% 0,96% Tỷ trọng cho vay/TTS 75,08% 60,31% 57,46% 55,10% 54,04% 59,00% 49,13%

(Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2007-2013)

Trƣớc hợp nhất, nhìn chung dƣ nợ cho vay của SCB tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng cho vay của SCB cũng không ổn định qua các năm, đặc biệt là từ năm 2007- năm 2011 tốc độ tăng trƣởng cho vay của SCB khá cao (ngoại trừ năm 2010) và hệ quả của việc gia tăng dƣ nợ cho vay là tiềm ẩn nợ xấu không ngừng gia tăng ở các năm sau. Sau hợp nhất, có thể thấy rằng tỷ lệ tăng trƣởng cho vay của SCB cũng không ổn định qua các năm, quy mô dƣ nợ cho vay tăng mạnh ở năm 2012 và tăng trƣởng rất ít ở năm 2013 là do: năm 2012 là năm đầu tiên SCB phải thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ theo đề án hợp nhất, khoản dƣ nợ tăng thêm trong năm 2012 chủ yếu là dƣ nợ trung dài hạn do SCB dùng tài sản của khách hàng để cơ cấu các khoản nợ. Sang năm 2013, SCB tiếp tục chủ trƣơng tập trung thu hồi và cơ cấu các khoản nợ, bán nợ cho VAMC, đồng thời tiếp tục giải ngân cho các dự án mà SCB đã tham gia thực hiện tài trợ trƣớc hợp nhất, thực hiện tái cơ cấu nợ theo đề án hợp nhất.

Xét về cơ cấu ngành nghề cho vay thì ngành nghề kinh doanh cho vay của SCB khá đa dạng nhƣng chƣa có sự cân đối cho vay giữa các ngành. Nếu nhƣ trong những năm 2007 đến năm 2009 thì cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm

tỷ trọng rất thấp thì năm 2010 và năm 2011 dƣ nợ cho vay hoạt động này tăng lên đáng kể chiếm tỷ trọng rất cao lên đến 16,97% (năm 2010) và 16,51% (năm 2011) cao hơn mức quy định NHNN (16%). Theo chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, NHNN đã yêu cầu các TCTD thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dƣ nợ cho vay của năm 2011 đối với lĩnh vực phi sản xuất xuống mức tối đa là 16% so với năm 2010, nhất là các lĩnh vực nhƣ: kinh doanh bất động sản, chứng khốn,.... Bên cạnh đó, mức cho vay trong lĩnh vực kinh doanh bất động cao nhƣ vậy cũng là nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng khi mà thị trƣờng bất động sản bị đóng băng. Với cơ cấu ngành nghề cho vay nhƣ vậy thì SCB chƣa phân tán đƣợc mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay, điều này sẽ làm cho hoạt động tín dụng khơng mang lại hiệu quả cao. Nếu nhƣ trƣớc hợp nhất cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản vƣợt quá 16% theo quy định NHNN, thì sau hợp nhất SCB đã thực hiện cơ cấu lại các khoản cho vay và bán nợ với VAMC nên tỷ lệ này đã giảm chỉ còn 9,98% (năm 2013). Đầu năm 2013, NHNN đã dỡ bỏ quy định kiểm soát tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực khơng khuyến khích. Tuy nhiên, việc tập trung tín dụng vào cùng một lĩnh vực đã hạn chế cơ hội tiếp cận của SCB đối với thị trƣờng các khách hàng tiềm năng khác, làm suy giảm khả năng phát triển nhận dạng thƣơng hiệu cũng nhƣ gia tăng thu nhập từ các dịch vụ đi kèm khác.

Xét về kỳ hạn cho vay, giai đoạn trƣớc hợp nhất từ năm 2007-2011 thì có sự chuyển dịch mạnh từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn. Nếu nhƣ từ năm 2007- 2009 thì cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu thì kể từ năm 2010- 2011 có sự chuyển dịch mạnh từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung, dài hạn (chiếm hơn 60% tổng dƣ nợ cho vay) chủ yếu tài trợ trong lĩnh vực bất động sản. Sau hợp nhất, dƣ nợ cho vay trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dƣ nợ cho vay của SCB. Nguyên nhân là do trong năm 2012, SCB thực hiện tái cơ cấu lại các khoản nợ mà chủ yếu là chuyển dịch từ dƣ nợ ngắn hạn sang dƣ nợ cho vay trung dài hạn. Đến cuối năm 2013, SCB bán nợ cho VAMC làm giảm nhanh các khoản vay trung-dài hạn và gia tăng dƣ nợ cho vay ngắn hạn.

Xét về chất lƣợng cho vay

Giai đoạn trƣớc hợp nhất, từ năm 2007 và năm 2008, SCB đã kiểm soát chất lƣợng các khoản vay khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dƣới 5% và tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dƣới 3%. Chính vì sự kiểm sốt tốt chất lƣợng khoản vay nên chi phí dự phịng

rủi ro tín dụng của SCB ở mức thấp không ảnh hƣởng đáng kể lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, các tỷ lệ DPRRTD/Tồng dƣ nợ xấu hay tỷ lệ VCSH và DPRRTD/ Dƣ nợ xấu luôn ở mức cao, thể hiện khả năng đảm bảo tốt nguồn dùng để xử lý nợ xấu trong thời gian này. Từ đó cho thấy việc kiểm sốt tốt chất lƣợng các khoản vay đã góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian này. Tuy nhiên, từ năm 2009-2011 chất lƣợng cho vay của SCB rất kém, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn rất cao. Nguyên nhân của sự suy giảm chất lƣợng các khoản vay của SCB là do sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, phá sản, cộng với sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản và sự suy thoái kinh tế kéo dài làm cho các doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ vay đúng hạn. Thêm vào đó là sự cho vay tập trung quá mức vào lĩnh vực bất động sản của SCB trong thời gian qua, với sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản kéo dài nên việc gia tăng nợ quá hạn và nợ xấu trong lĩnh vực này là điều mà SCB không thể tránh khỏi. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng, SCB phải tăng cƣờng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đúng theo quy định của NHNN. Chính vì vậy, tỷ lệ chi phí DPRRTD/Lợi nhuận sau thuế trƣớc chi phí DPRRTD trong giai đoạn này gia tăng nhanh chóng và ảnh hƣởng xấu, gây sụt giảm mạnh lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ DPRRTD/tổng dƣ nợ xấu và tỷ lệ VCSH và DPRR/Tổng dƣ nợ xấu đều bị sụt giảm nhanh chóng do tỷ lệ nợ xấu gia tăng quá nhanh. Điều đó cho thấy khả năng đảm bảo nguồn để xử lý nợ xấu của SCB trong giai đoạn này bị suy giảm, theo chiều hƣớng xấu không nhƣ các năm 2007 và năm 2008. Nhƣ vậy, việc khơng kiểm sốt tốt chất lƣợng các khoản vay giai đoạn 2009- 2011 đã ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.4.Các chỉ tiêu thể hiện lƣợng cho vay của SCB giai đoạn 2007-2013ĐVT: lần, % ĐVT: lần, % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,41% 1,25% 8,64% 14,03% 16,28% 8,79% 1,88% Tỷ lệ nợ xấu 0,34% 0,57% 1,28% 11,40% 8,96% 7,22% 1,62% Dƣ nợ/Huy động từ TCKT và dân cƣ 1,12 0,87 0,92 0,75 1,12 0,97 0,60 Tỷ lệ chi phí DPRRTD/LN trƣớc DPRRTD 0,13 0,15 0,31 0,52 0,91 0,92 0,91 Tỷ lệ DPRRTD/Tổng dƣ nợ 0,41% 0,76% 1,09% 2,32% 2,97% 1,12% 1,81% Tỷ lệ DPRRTD/Tổng nợ xấu 1,21 1,33 0,85 0,20 0,33 0,16 1,12 Tỷ lệ VCSH và DPRR/Nợ xấu 41,14 22,07 12,03 1,45 1,47 1,94 10,22

(Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2007-2013)

Sau hợp nhất, SCB tập trung xử lý, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ cho vay theo đề án hợp nhất. Nhờ vậy, năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của SCB chỉ còn 1,62%, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,88%. Do trong năm 2013, SCB thực hiện bán nợ cho VAMC nên các khoản nợ xấu trên sổ sách của SCB đƣợc cải thiện và giảm nhanh. Tuy nhiên, nhìn chung rủi ro tín dụng tiềm ẩn vẫn cịn cao, đe dọa sự ổn định về thu nhập và vốn của ngân hàng. Trong giai đoạn này, trƣớc khi bán nợ cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn còn rất cao nên SCB phải trích lập dự phịng rủi ro theo quy định NHNN gây sụt giảm lợi nhuận của SCB. Do đó, SCB cần kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu nếu nhƣ công tác này không mang lại hiệu quả sau 5 năm nữa kể từ khi bán nợ cho VAMC thì SCB phải nhận lại các khoản nợ xấu này, khi đó tỷ lệ nợ xấu gia tăng và đe dọa đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.2.3. Hoạt động đầu tƣ tài chính

Bảng 2.5. Cơ cấu các khoản đầu tƣ của SCB giai đoạn 2007-2013

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Trái phiếu chính phủ 70,69% 15,26% 9,23% 14,74% 29,27% 0,98% 13,76% Trái phiếu doanh nghiệp 3,37% 67,40% 81,46% 72,36% 58,41% 93,88% 41,48%

Trái phiếu đặc biệt của VAMC - - - - - - 25,25%

Chứng khoán vốn TCTD 0,76% - - 0,01% 0,05% 0,16% 0,07%

Chứng khoán vốn TCKT 5,59% 0,06% 0,03% 0,14% 0,01% 1,24% 0,57% Chứng khoán nợ TCTD 13,89% 2,87% 1,48% 2,07% 1,98% - 17,14% Góp vốn, đầu tƣ dài hạn 5,69% 14,40% 7,79% 10,69% 10,28% 3,74% 1,73%

(Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2007-2013)

Nhìn chung hoạt động đầu tƣ tài chính của SCB tập trung chủ yếu vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, góp vốn, đầu tƣ dài hạn,.... Tuy nhiên, tùy theo từng thời kỳ mà cơ cấu đầu tƣ tài chính của SCB có sự chuyển dịch nhất định. Giai đoạn trƣớc hợp nhất thì đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, góp vốn đầu tƣ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tƣ. Giai đoạn này đã có sự chuyển dịch giảm dần trái phiếu chính phủ và gia tăng tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trong những năm 2008-2009. Do hoạt động đầu tƣ vào trái phiếu doanh nghiệp, góp vốn đầu tƣ, dự án chủ yếu vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ bất động sản nên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và thị trƣờng bất động sản đóng băng, SCB đã gặp rủi ro khi những khoản đầu tƣ này đã

quá hạn chƣa thu hồi đƣợc. Mặc dù từ năm 2010 và năm 2011 có sự chuyển dịch gia tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ và giảm tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp nhƣng trái phiếu doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tƣ của SCB, những khoản đầu tƣ này tồn đọng đã quá hạn chƣa thu hồi đƣợc, gây ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của ngân hàng.

Kể từ sau hợp nhất, cơ cấu đầu tƣ tài chính của SCB có sự chuyển dịch theo chiều hƣớng tích cực. SCB tập trung gia tăng đầu tƣ vào những kênh đầu tƣ an toàn, mang lại hiệu quả cao nhƣ trái phiếu chính phủ, trái phiếu TCTD khác, giảm dần tỷ trọng đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp và góp vốn đầu tƣ khơng mang lại hiệu quả. So

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 40)

w