ĐVT: Triệu USD, Nghìn lƣợng vàng Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh số USD mua vào 199 2.794 937 785 627 375 2.663
Doanh số USD bán ra 198 2.799 1.028 732 616 456 2.541
Doanh số vàng mua vào 155 2.944 1.191 1.488 3.117 7.058 3.090
Doanh số vàng bán ra 156 2.944 1.194 1.491 3.152 7.227 2.832
(Nguồn: BCTN của SCB từ năm 2007-2013)
Nếu xét về trạng thái tiền tệ nội bảng của SCB giai đoạn trƣớc hợp nhất thì năm 2007 và năm 2008 thì trạng thái tiền tệ nội bảng của SCB so với vốn tự có ở mức độ kiểm sốt tốt. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2011 cho thấy trạng thái tiền tệ của SCB ở mức báo động, cụ thể năm 2009 SCB có trạng thái nội bảng USD âm đến 63,57% so với VTC. Cuối năm 2011, SCB có trạng thái nội bảng vàng âm đến 29,13% so với VTC (gần mức 30% quy định của NHNN), trạng thái USD âm 10,82% so với VTC. Nguyên nhân của việc gia tăng trạng thái âm vàng và ngoại tệ của SCB cuối năm 2011 là do SCB gặp nhiều khó khăn trong thanh khoản nhất là thanh khoản bằng VND. Để gia tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu thanh khoản SCB phải gia tăng nguồn huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó vàng và ngoại tệ là một nguồn huy động quan trọng để chuyển đổi sang VND và đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ VND đến hạn. Với trạng thái âm ngoại tệ và vàng nhƣ vậy khiến SCB gặp phải áp lực rủi ro rất lớn khi tỷ giá biến động mạnh.
Tính đến cuối năm 2012, thì trạng thái âm vàng của SCB rất cao lên đến âm 93,33% so với vốn tự có. Nguyên nhân sự mất cân đối về trạng thái vàng cuối năm 2012 bắt nguồn từ nỗ lực giải quyết những khó khăn về thanh khoản VND của Ngân hàng trong thời gian trƣớc đây. Tại thời điểm hợp nhất ba ngân hàng, SCB đã phải nỗ lực huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó vàng là một nguồn huy động quan trọng để chuyển đổi sang VND và đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ VND đến hạn. Tuy nhiên, những biện pháp mang tính tình thế một mặt giải quyết đƣợc vấn đề trong ngắn hạn, mặt khác lại tạo ra những khó khăn trong dài hạn bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và thanh khoản vàng. Trạng thái âm về tiền tệ, đặc biệt là trạng thái âm vàng gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của SCB dƣới nhiều góc độ. Trong trƣờng hợp giá vàng trên thị trƣờng biến động bất lợi, cụ thể là tăng cao hơn so với mặt bằng giá vàng tại thời điểm khi SCB thực hiện việc mua vàng trên thị trƣờng, SCB sẽ phải gánh chịu một khoản lỗ lớn khi mua vàng để bù đắp phần thiếu hụt. Thực tế cho thấy tại thời điểm cuối năm 2012, SCB đã phải ghi nhận một khoản lỗ do đánh giá lại các tài sản và nợ phải trả bằng vàng. Tính đến cuối năm 2013, trạng thái ngoại tệ và vàng đã đƣợc cải thiện đáng kể, trạng thái nguồn vàng dƣơng 5,37% so với vốn tự có. Trong năm 2013, SCB đã tất tốn tồn bộ trạng thái âm nguồn vàng trƣớc 30/06/2013 theo đúng lộ trình quy định của NHNN, hoàn thành một trong những nội dung tái cơ cấu quan trọng nhất; đồng thời, giúp giảm thiểu rủi ro từ biến động giá vàng và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Sài Gòn.
2.3.1. Giai đoạn trƣớc hợp nhất