đạt mức cao nhất là 13,16% năm 2007 nhƣng cuối năm 2011 tỷ lệ này giảm chỉ còn 0,53%. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của tổng thu nhập chậm hơn với tốc độ gia tăng của chi phí. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm nhanh. Điều đó cho thấy hiệu quả quản lý thu nhập - chi phí của ngân hàng chƣa tốt.
Tỷ lệ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
ROA của SCB có xu hƣớng giảm dần qua các năm, với tỷ lệ rất thấp, và có sự chênh lệch rất lớn so với mức bình quân ngành ngân hàng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trƣởng của tài sản có khơng tƣơng xứng với tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận sau thuế mà SCB đạt đƣợc. Lợi nhuận sau thuế của SCB liên tục suy giảm từ giai đoạn năm 2009 đến năm 2011, trong khi đó tổng tài sản có của SCB ngày càng tăng trƣởng. Kết quả là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của SCB có xu hƣớng giảm dần và biến động theo chiều hƣớng xấu.
Bảng 2.11.Tình hình biến động tỷ lệ ROA của SCB giai đoạn từ 2007-2011Năm Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
ROA 1,40% 1,44% 0,68% 0,48% 0,09%
Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế 135,45% 79,29% -32,15% -12,79% -77,99% Tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản có 137,31% 48,78% 41,19% 10,50% 34,41%
ROA bình qn ngành ngân hàng 1,98% 1,45% 1,61% 1,43% 1,29%
( Nguồn: BCTC riêng lẻ của SCB từ năm 2007-2011)
Nếu nhƣ năm 2007 và năm 2008 tỷ lệ ROA của SCB ở mức 1,4% và 1,44% thì kể từ năm 2009 đến cuối năm 2011 thì ROA của SCB sụt giảm mạnh, cuối năm 2011 tỷ lệ ROA chỉ cịn 1,29%. Điều đó có nghĩa là nếu nhƣ năm 2007 cứ 100 đồng tài sản có của SCB thì tạo ra 1,40 đồng lợi nhuận sau thuế thì cuối năm 2011 chỉ cịn 1,29 đồng lợi nhuận sau thuế đƣợc tạo ra từ 100 đồng tài sản hoạt động. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể đƣợc giải thích rằng do sự sụt giảm liên tục về lợi nhuận của ngân hàng trong khi đó tổng tài sản có của ngân hàng không ngừng tăng trƣởng qua các năm. Sự sụt giảm liên tục về lợi nhuận của của SCB do sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và sự suy thoái kinh tế kéo dài nhiều năm gây ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kể từ sau cuộc khủng hoảng chất lƣợng tín dụng của SCB liên tục suy giảm, nợ xấu không ngừng gia tăng nhƣ các phân tích trên gây ảnh hƣởng mạnh đến thu nhập lãi của
ngân hàng, bên cạnh đó là sự gia tăng chi phí lãi từ huy động vốn làm giảm lợi nhuận hoạt động trong lãi của ngân hàng. Sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế của SCB là điều tất yếu khi mà SCB cịn phụ thuộc q nhiều vào hoạt động tín dụng và đầu tƣ khi mà hoạt động này không mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận thu đƣợc không tƣơng xứng với quy mô hoạt động. Mặt khác hoạt động ngồi lãi của SCB cũng khơng góp phần cải thiện nhiều về lợi nhuận của ngân hàng khi hoạt động này luôn bị lỗ do doanh thu từ các hoạt động này khá thấp, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của SCB và không đủ bù đắp để trang trải cho chi phí các hoạt động của ngân hàng. Nhƣ vậy với sự ảnh hƣởng mạnh về hiệu quả hoạt động kém của hoạt động trong lãi (tín dụng và đầu tƣ) và hoạt động ngồi lãi đã làm suy giảm lợi nhuận của SCB kéo theo đó là sự suy giảm về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của SCB.
Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của SCB liên tục suy giảm qua các năm. Nguyên nhân là do sự suy giảm của lợi nhuận sau thuế trong khi đó tốc độ tăng trƣởng của VCSH tăng dần qua các năm. Nhƣ vậy, sự khơng tƣơng xứng đó ảnh hƣởng làm ROE liên tục suy giảm và ở mức rất thấp. Giai đoạn trƣớc hợp nhất, ROE của SCB các năm 2007 và năm 2008 đạt ở mức 15,12% và 17,17% cao hơn mức trung bình ngành là 14,7% (năm 2007) và 9,48% (năm 2008). Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm 2007, năm 2008 hiệu quả cao. Kể từ năm 2009 đến năm 2011 ROE của SCB suy giảm liên tục và có sự chênh lệch khá lớn so với mức bình qn ngành ngân hàng. Tính đến cuối năm 2011 ROE của SCB chỉ cịn 1,32%, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng VCSH tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chỉ tạo ra 1,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của SCB chƣa cao, chƣa mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông của ngân hàng.