Thống kê kết quả thiết kế mặt cắt dọc tuyến

Một phần của tài liệu BÁO CÁO - CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA (Trang 47 - 50)

Stt Độ dốc thiết kế đv Chiều dài Tỷ lệ %

1 0%<=i<=2.0% m 4500 100%

2 2.0%<i<=7% m 0 0

3 Tổng chiều dài m 4500 100%

Nhìn chung từ kết quả thiết kế trên ta thấy địa hình có độ dốc dọc đảm bảo tiêu chí dự án.

b. Thiết kế nền đường

- Nguyên tắc thiết kế:

+ Căn cứ vào qui mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường; + Căn cứ tình hình địa chất dọc tuyến ;

+ Căn cứ cao độ qui hoạch;

+ Mặt cắt ngang thiết kế hợp lý, đảm bảo ổn định, bền vững trong quá trình khai thác. + Xem xét đến khả năng mở rộng theo mặt cắt ngang qui hoạch trong tương lai.

- Kết quả thiết kế:

+ Đây là tuyến đường đi theo Quy hoạch, nền đường chủ yếu là đắp.

+ Để đảm bảo khu vực tác dụng của nền đường tư vấn lựa chọn đào xử lý trong phạm vi nền đường là 80 cm kể từ dưới đáy áo đường trở xuống để không bị quá ẩm và không chịu ảnh hưởng các nguồn ẩm bên ngoài (nước mưa, nước ngầm, nước bên cạnh nền đường) và đắp trả bằng đất đầm lèn chặt K>0,95. Lớp đất dưới đáy đáy áo đường dày 30cm đắp đất lu lèn đầm chặt K 0,98.

+ Nền đường đào: Mái ta luy nền đào, căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất, máidốc 1/1.0 dùng cho nền đất C3.

* Mặt cắt ngang tuyến:

Theo điều chỉnh Quy họach thành phố Sầm Sơn đến năm 2040 thì quy mơ theo mặt cắt (11-11) là: Bề rộng nền đường: Bnền = 37,50m; Bề rộng mặt đường: Bmặt = 2x11,25m=22,50; Giải phân cách giữa Bpc=3,0m; Hè đường Bh=2x6,0m=12,0m.

Tuy nhiên Theo Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, kỳ họp thứ 2 về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án “Đầu tư xây dựng tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu đá vôi, sét phục vụ nhà máy

xi măng Đại Dương 1, 2” tại xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến đường vành đai phía Nam) thì quy mơ như sau:

- Bề rộng nền đường: Bnền = 20,00m; - Bề rộng mặt đường: Bmặt = 14,00m; - Bề rộng hè đường: Bhè = 2x3,0m = 6,0m; + Độ dốc mặt đường: Im=2,0%.

+ Độ dốc ngang vỉa hè =2,0% dốc vào trong đường. Mặt cắt ngang áp dụng cho tồn tuyến:

Hình 1.2. Quy mơ mặt cắt ngang áp dụng cho toàn tuyến

c. Kết cấu mặt đường

Các nguyên tắc chính được áp dụng để thiết kế mặt đường là:

- Kết cấu mặt đường phải đảm bảo cường độ, độ nhám, độ ổn định trong qúa trình khai thác sử dụng.

- Loại kết cấu phải phù hợp với điều kiện thuỷ nhiệt của khu vực tuyến.

- Các lớp vật liệu sử dụng trong kết cấu mặt đường phải ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương, dễ thi công.

- Phù hợp với điều kiện mở rộng theo quy hoạch. - Giá thành xây dựng thấp.

- Tận dụng các loại vật liệu tại chỗ của địa phương.

- Căn cứ vào cấp đường, căn cứ nhu cầu vận tải tính tốn cho những năm tương lai, căn cứ các dự án đã và đang triển khai trong khu vực.

* Các thông số của vật liệu và nền đất lấy như sau:

- BTN chặt C19 : Evl = 420 Mpa

- CP đá dăm loại I: Evl = 280 Mpa

- CP đá dăm loại II: Evl = 260 Mpa

- Đất nền K>0,98 : Eo = 42 MPa

Mặt đường thiết kế với kết cấu mặt đường cấp cao loại A1 đảm bảo cường độ mặt đường Eyc> 133MPa. Kết cấu áo đường được tính tốn theo tiêu chuẩn 22TCN 211 – 06, Kiểm toán với tải trọng trục 10T, độ tin cậy 0,9 và hệ số tin cậy K=1,1.

* Kết cấu mặt đường áp dụng cho tồn dự án.

- Bê tơng nhựa hạt trung (C19) dày 7cm; - Tưới nhựa dính bám TCN 1,0 Kg/m2. - Láng nhựa 1 lớp TCN 1,80 Kg/m2.

- Lớp móng trên Đá dăm 4x6 chèn đá dăm dày 15cm.

- Lớp móng dưới Đá dăm tiêu chuẩn 4x6 lớp dưới dày 24cm. - Lớp đất nền dưới đáy áo đường đầm lèn đạt K ≥ 0,98 dày 30cm.

Hình 1.3. Kết cấu lớp áo đường d. Thiết kế an tồn giao thơng. d. Thiết kế an tồn giao thơng.

Để đảm bảo an tồn giao thơng trong q trình khai thác, trên tuyến bố trí hệ thống cọc tiêu, cọc Km, biển báo hiệu, vạch kẻ đường theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT; cụ thể như sau:

- Cột Km: Bằng bê tông M200, được chơn phía phải sát vai đường và cách mép mặt đường 50cm; điểm gốc tại tim giao đầu tuyến với ĐT.517; phần thân cột dạng chữ nhật rộng 40cm, dày 20cm, cao 73cm (gồm cả phần lượn trịn hình bán nguyệt phía trên có bán kính 20cm); đế cột chiều rộng 50cm, dày 30cm, chiều cao 45cm, trong đó 35cm nằm trong đất, chiều cao từ mặt đất lến đỉnh đế cột là 10cm (gồm cả 5cm vát tỷ lệ 1/1); bệ cột bằng bê tơng M150, kích thước (80x60x35)cm. Phần đầu hình bán nguyệt sơn màu nâu phản quang 01 lớp sau khi đã sơn trắng 2 lớp; phần tiếp theo thân cột và đế cột 63cm sơn trắng 02 lớp.

- Về biển báo: Hệ thống biển được thiết kế theo đúng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT, hệ số kích thước biển theo đường ô tô thơng thường; mép ngồi của biển theo phương ngang đường cách mép mặt đường 50cm, mép dưới biển cách mặt đường 2m theo phương thẳng đứng; biển bằng tôn dày 3mm, sơn

chống rỉ và sơn phản quang, cột treo biển báo được thiết kế bằng ống thép mạ kẽm có đường kính D=80mm, được sơn 2 màu trắng đỏ, khoảng cách 25cm một vạch; đế móng chơn cột có kích thước (50x50x50)cm, bằng bê tơng M150.

- Về hệ thống vạch kẻ đường: Bố trí tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT, vạch kẻ đường bằng sơn dẻo nhiệt phản quang dày 3mm, riêng vạch giảm tốc độ dày 6mm:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO - CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)