Các cơng trình nghiên cứu về chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 31)

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án

1.3. Các cơng trình nghiên cứu về chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật

luật phòng vệ thương mại

Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về chủ thể phối

hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM.

Internationnal Trade Commission, “About the USITC (Bàn về Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ)”15. Kết quả nghiên cứu cơng trình này cho thấy, để điều tra

một vụ kiện PVTM đối với doanh nghiệp nhập khẩu ngoài nước, bên cạnh các thiết chế điều tra được xây dựng một cách độc lập thì Hoa Kỳ cịn bố trí đội ngũ để hỗ trợ cho hoạt động của USITC bao gồm: cán bộ chun mơn về thương mại và phân tích số liệu hải quan; các điều tra viên; phân tích tài chính; nhà thống kê; luật sư; nhà kinh tế học; chuyên gia công nghệ thông tin và các cán bộ hỗ trợ hành chính. Bên cạnh đó, USITC cịn có các văn phịng hỗ , tìm kiếm các biện pháp khắc phục.

Trung Tâm Thông Tin Cạnh Tranh - Cục Quản lý Cạnh tranh (2011), “Kinh

nghiệm của Nhật Bản trong các tranh chấp liên quan tới thuế đối kháng”16. Nghiên

cứu cơng trình này cho thấy, để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc theo kiện PVTM, bên cạnh phát huy vai trị của các hiệp hội cơng nghiệp và hiệp hội xuất khẩu cũng như thuê các luật sư nước ngoài để trợ giúp các doanh nghiệp theo kiện thì Nhật Bản hướng đến thành lập các Trung tâm Thương mại Bình đẳng. Hội viên của Trung tâm bao gồm các công ty thép, ô tô, điện tử, máy móc, hóa dầu, dệt may, và ngành xi măng.

Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu về thực trạng và thực tiễn thực thi pháp

luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM.

Mai Xuân Hợi (2019), “Trách nhiệm phối hợp xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo pháp luật Việt Nam”. Tạp

chí Pháp luật và Phát triển số tháng 11+12. Trong cơng trình này, người nghiên cứu đã chỉ rõ thực trạng quy định về trách nhiệm phối hợp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, như chưa quy định rõ nội dung công việc phối hợp; thời gian phối hợp; trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp; chế tài xử lý vi phạm trong quá trình phối hợp thực thi, v.v.

15 Nguồn: https://usitc.gov/press_room/about_usitc.htm. Truy cập ngày 18/3/2021.

16 Nguồn: http://vietnamexport.com/kinh-nghiem-cua-nhat-ban-trong-cac-tranh-chap-lien-quan-toi-thue-doi- khang/vn2520141.html. Truy cập ngày 20/3/2021.

Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, Sở Cơng thương thành phố Hồ Chí Minh và Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế, “Báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt

động năm 2017,2018,2019”. Báo cáo trên đây của các tỉnh, thành cho thấy kết quả

hoạt động quản lý cũng như của các sở công thương, đồng thời đề ra giải pháp cũng như phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan chuyên môn tại địa phương thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương, nhưng qua khảo sát tất cả các báo cáo nói trên, người nghiên cứu khơng nhận thấy bất kỳ số liệu đánh giá hay giải pháp liên quan đến hoạt động phối hợp thực thi vụ kiện PVTM của các sở này trong các năm 2017, 2018 và 2019.

Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu

quả thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM.

Khảo sát tất cả các cơng trình liên quan, hiện tại người nghiên cứu chưa nhận thấy cơng trình nào nghiên cứu về giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thể phối hợp thực thi pháp luật PVTM. Liên quan đến nội dung này, trong bài viết về “Trách nhiệm phối hợp xử lý các biện pháp phịng vệ thương mại

của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo pháp luật Việt Nam” đăng tại Tạp chí

Pháp luật và Phát triển số tháng 11+12, người nghiên đã chỉ ra được một số điểm bất cập trong quy định của pháp luật từ đó đưa ra một số giải pháp hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với các vụ kiện PVTM, như giải pháp xây dựng quy chế phối hợp thực thi; giải pháp xử lý hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp thực thi, v.v.

Thứ tư, đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên về chủ thể phối hợp điều

tra, áp dụng pháp luật PVTM. Điểm lại kết quả nghiên cứu từ các cơng trình nêu

trên, người nghiên cứu nhận thấy:

(i) Các nghiên cứu về Nhật Bản và Hoa Kỳ cho thấy, để điều tra, tiến tới áp dụng các biện pháp PVTM khơng chỉ cần đến vai trị của thiết chế điều tra và doanh nghiệp mà cần phải có sự phối hợp của nhiều chủ thể khác trong xã hội, đặc biệt là các cơ quan hành chính địa phương.

(ii) Người nghiên cứu đã có cơng trình đánh giá về thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động phối hợp của chính quyền địa phương trong các vụ kiện PVTM và đề xuất được một số giải pháp. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu cơng trình này mới dừng lại ở chủ thể là chính quyền địa phương cấp tỉnh. Trong

khi đó, hoạt động phối hợp thực thi đòi hỏi hệ thống các chủ thể như hải quan, cơ quan thuế, các bộ ngành khác liên quan, v.v. Để đáp ứng được yêu cầu lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện cả về phương diện lý luận và thực tiễn hoạt động phối hợp thực thi của tất cả các cơ quan liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi.

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)