3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.1. Lý luận về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều
1.1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng mơ hình chủ thể thực thi pháp luật
luật phòng vệ thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với trào lưu nở rộ của các FTA đã mở ra cơ hội cho ngành kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất hàng hóa, nhưng đồng thời đã thu hẹp các cơng cụ can thiệp chính sách truyền thống mà chính phủ sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước như biện pháp thuế quan, phi
115Nguyễn Khánh Ngọc (2004), “Một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong q trình hồn thiện pháp luật
đáp ứng các yêu cầu của WTO”. http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=2088, 81. Truy
cập 18/3/2021.
116 Nguyễn Khánh Ngọc (2004), “Một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong q trình hồn thiện pháp luật
đáp ứng các yêu cầu của WTO”. http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=2088, 81. Truy
thuế quan, v.v. Trước sự tấn cơng ồ ạt của hàng hóa đến từ nước xuất khẩu, như một phản ứng tất yếu các doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu đổ dồn sang sử dụng các biện pháp PVTM vẫn được phép duy trì sau các FTA như thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá và tự vệ để bảo vệ cho mình. Trước bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là hiệu quả hỗ trợ của các biện pháp PVTM đến đâu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chi phối và quyết định là hiệu quả thực thi của cơ quan nhà nước. Bởi lẽ, bản thân các doanh nghiệp khơng có quyền tự mình điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM. Trên cơ sở tìm hiểu mơ hình chủ thể thực thi pháp luật PVTM của một số nước tiêu biểu trên thế giới như vừa nêu trên, để khắc phục các hạn chế, chúng tôi cho rằng mơ hình cơ chủ thể thực thi pháp luật PVTM Việt Nam cần được nghiên cứu tổ chức lại trên cơ sở học hỏi một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới với những nội dung sau:
Thứ nhất, kinh nghiệm xây dựng cơ quan điều tra PVTM.
Một là, tính độc lập của cơ quan điều tra PVTM. Việc nghiên cứu mơ hình cơ
quan điều tra PVTM Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể khẳng định rằng, mục tiêu hàng đầu mà các nước này là xây dựng cơ quan điều tra PVTM đảm bảo tính độc lập. Theo đó, các nước này đều quy định nguyên tắc tối cao là các cơ quan điều tra PVTM hoàn toàn độc lập trong các hoạt động của mình mà khơng bị chi phối hay can thiệp của bất kỳ cơ quan thứ ba nào. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần tổ chức cơ quan điều tra PVTM ở một vị trí trực thuộc chính phủ, độc lập với các bộ, điều này cho phép: (i) Đảm bảo cho cơ quan điều tra một vị thế đủ để yêu cầu các bộ, UBND cùng phối hợp điều tra, cung cấp thơng tin, số liệu để làm rõ có hay khơng hành vi vi phạm; (ii) Với vị trí là cơ quan trực thuộc chính phủ, các cơng văn phục vụ cho quá trình điều tra sẽ do thủ tướng chính phủ phê chuẩn, điều đó hồn tồn đủ cơ sở pháp lý để buộc các cơ quan chuyên ngành như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế phải có nghĩa vụ cùng phối hợp điều tra; (iii) Giúp cơ quan điều tra hoàn toàn đầy đủ thẩm quyền để chủ động phối hợp điều tra, tiếp xúc, đối chiếu với cơ quan điều tra và chính phủ nước ngồi; (iv) Tạo tính chủ động, hiệu quả cho cơ quan điều tra trong việc phúc đáp các công hàm từ cơ quan ngoại giao nước ngồi, giúp nhanh chóng giải quyết được sự việc, phù hợp với cấp hàm ngoại giao, vừa bảo vệ kịp thời quyền lợi cho doanh nghiệp Việt Nam
Hai là, về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan điều tra PVTM. Nhiệm vụ chính của cơ quan điều tra PVTM là bảo đảm điều tra vụ việc PVTM một cách cơng bằng và hiệu quả. Việc nghiên cứu mơ hình cơ quan điều tra PVTM trên đây cho thấy, để điều tra vụ việc PVTM, các quốc gia giao cho một cơ quan tiến hành điều tra bán phá giá, trợ cấp và một cơ quan khác tiến hành điều tra thiệt hại. Cụ thể, đối với Trung Quốc, cùng nằm trong Bộ Thương mại, nhưng Cục quản lý Thương mại lành mạnh đối với hàng xuất nhập khẩu được giao nhiệm vụ điều tra về việc có bán phá giá hay khơng, cịn Cục Điều tra thiệt hại ngành trong nước chịu trách nhiệm điều tra có thiệt hại hay khơng. Hoặc Hoa Kỳ, giao cho Bộ Thương mại điều tra có hay khơng hành vi bán phá giá của doanh nghiệp nước nhập khẩu, còn Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại. Ở Việt Nam, trách nhiệm này thuộc về CPVTM, nhưng trên thực tế nhiệm vụ điều tra lại trao về cho cấp phịng và cũng bố trí hai phịng để tiến hành điều tra PVTM là Phòng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và Phòng điều tra thiệt và tự vệ. Tuy nhiên, như đã phân tích, với một vị trí là cấp phịng trực thuộc Cục thì rất khó để cho các phịng hồn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Do đó, với đề xuất xây dựng vị trí của cơ quan điều tra trực thuộc Chính phủ sẽ tạo ra vị thế chủ động, độc lập, giúp thực thi hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, kinh nghiệm xây dựng mơ hình chủ thể phối hợp thực thi pháp luật
PVTM. Để phối hợp, hỗ trợ cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, áp dụng các
biện pháp PVTM, Nhật Bản hay Hoa kỳ đều bố trí hệ thống các chủ thể. Trong đó, có sự đóng góp của nhiều chủ thể từ vai trị của luật sư cho đến các hiệp hội doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp là chủ thể liên quan đến vụ kiện PVTM. Tuy nhiên, qua nghiên cứu so sánh nhận thấy, kinh nghiệm mà Việt Nam cũng như các quốc gia cần học tập đó là, để huy động tối đa hiệu quả vai trò của các hiệp hội ngành nghề cũng như các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, Nhật Bản và Hoa Kỳ thành lập các trung tâm chuyên môn và hoạt động một cách thường xuyên để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong q trình khởi kiện cũng như cơng việc điều tra, ví như Trung tâm hỗ trợ Đơn kiện hay Trung tâm hỗ trợ Kỹ thuật và Pháp lý hay Trung tâm Thương mại Bình đẳng. Cho dù tên gọi khác nhau nhưng điểm chung giữa các trung tâm này là nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như cơ
quan điều tra trong khởi kiện cũng như điều tra PVTM đối với doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài.