Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 37)

3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, Luận án dựa trên nền tảng các lý thuyết sau đây để đi giải thích cho

vấn đề tự do hóa thương mại và sự cần thiết phải thực thi pháp luật PVTM để bảo hộ cho nền sản xuất nội địa: (i) Lý thuyết Tự do về Quan hệ quốc tế nhấn mạnh đến lợi ích hợp tác giữa các quốc gia và yếu tố chính trị của nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp khi tham gia vào tự do hóa thương mại; (ii) Lý thuyết về Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith nhấn mạnh: Để giải quyết sự khan hiếm về lương thực do đất đai ngày càng cằn cỗi, Adam Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. Lợi ích này được gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương; (iii) Lý thuyết về Lợi thế so sánh của Davil Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hồn tồn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương ; (vi) Lý thuyết về cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước của trường phái Keynes nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có can thiệp của Nhà nước như một giải pháp nhằm thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, suy thối kinh tế.

Thứ hai, các quan điểm được Luận án sử dụng để làm cơ sở xây dựng hệ

thống cơ sơ lý luận về chủ thể thực thi pháp luật nói chung và chủ thể thực thi pháp luật PVTM nói riêng, như: (i) Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin luôn đặt con người cũng như quyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội; (ii) Quan điểm của V.I.Lênin trong tác phẩm V.I.Lênin (1979), “Toàn tập”, Nxb. Tiến bộ tại trang 12: “Sống trong một xã hội mà lại thoát ra khỏi xã hội ấy để được tự do là điều không thể được”; (iii) Quan điểm của tác giả Phạm Duy Nghĩa về chủ thể thực

quyền) cần tới nhiều thiết chế đa dạng…có thể kể tới các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội người tiêu dùng, các cơ quan lưu trữ, phân tích thơng tin thị trường, sự giám sát, cảnh báo, định hướng dư luận của các cơ quan thơng tấn báo chí, các viện nghiên cứu, các cơ quan đào tạo. Một khi doanh nghiệp và người tiêu dùng có thơng tin, có hiểu biết, họ mới học cách tự bảo vệ, tổ chức chống lại….Khi người mua hiểu biết và khó tính thì thị trường mới có thể văn minh”; (iv) Quan điểm của

tác giả Lưu Kỳ Bảo trong cuốn sách xuất bản năm 2005 của Hội đồng Lý luận Trung ương: “Sức sống pháp luật được thể hiện ở chỗ thi hành pháp luật, uy quyền

pháp luật cũng thể hiện ở chỗ thi hành, nếu như có luật mà khơng thi hành, hoặc thi hành khơng hiệu quả, thì dù luật nhiều đến mấy cũng chỉ là văn bản suông, quản lý đất nước theo pháp luật cũng trở thành lời nói sng”.

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)