Các yếu tố chi phối nội dung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92 - 169)

3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.2. Lý luận pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mạ

1.2.3. Các yếu tố chi phối nội dung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật

phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, quá trình phát triển kinh tế và vị thế quốc gia có tác động tới xây

dựng và thực thi pháp luật PVTM. Thực tế cho thấy, các quốc gia giàu hoặc có tầm

ảnh hưởng lớn trên thế giới thường đưa ra những quy định, cam kết hay thỏa thuận có lợi nhất cho việc áp dụng pháp luật PVTM. Điều này được biểu hiện rõ nét trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay khi các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc dựa vào vị thế kinh tế của mình khơng ngừng áp dụng các chính sách bảo hộ thương mại cho doanh nghiệp nội địa như chính sách “Nước Mỹ trên hết”

hay “Mua hàng hóa Mỹ. Ngược lại, với các quốc gia đang hoặc kém phát triển, vị thế trên trường quốc tế thấp thì việc xây dựng và áp dụng pháp luật PVTM nhiều khi chỉ mang tính hình thức mà khơng mang lại hiệu suất thực sự trước sức cạnh tranh của hàng hóa nước ngồi, đặc biệt từ các nước có nền kinh tế phát triển.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc ban hành và thực thi pháp luật PVTM đã phần nào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như ngành hàng trong nước trước các hành vi CTKLM từ hàng hóa nhập khẩu nước ngồi. Tuy vậy, với vị thế kinh tế cũng như vị thế ngoại giao của Việt Nam, đã hạn chế khơng ít tới quyền chủ động

xây dựng cũng như thực thi nội dung pháp luật PVTM. Vụ kiện sử dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc là một ví dụ để lý giải, phân tích vụ việc này, một nghiên cứu đã cho rằng, trong trường hợp Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ thì có thể cứu vãn được ngành sản xuất thép trong nước, nhưng liệu chúng ta có thể bị áp dụng một số biện pháp mang tính “trừng phạt” trong thương mại quốc tế hay khơng. Đó chưa kể đến, người tiêu dùng sẽ mất đi cơ hội được sử dụng hàng hóa mà họ u thích và phù hợp với nhu cầu của họ. Vì vậy, có lẽ tư tưởng thống lĩnh thương mại mang tính vùng, miền và tiến tới tồn cầu nhằm chiếm lĩnh vị thế “độc tơn” của các nước lớn khó có hồi kết141.

Thứ hai, quan điểm của các đảng phái chính trị và chính sách pháp luật của

mỗi quốc gia với hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại với vấn đề thực thi pháp luật PVTM. Chính sách pháp luật của mỗi quốc gia được xây dựng theo

quan điểm và đường lối của đảng phái chính trị. Tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội cũng như chính sách đối ngoại và tự do hóa thương mại của mỗi thời kỳ mà các quan điểm, chủ trương của đảng phái có những thay đổi phù hợp, chính vì thế nó tác động và thay đổi chính sách pháp luật. Một trong những vấn đề mà thế giới đương đại đang đối mặt và phải được giải quyết đó là quan điểm của các đảng phái về chủ quyền quốc gia. Thực tế quan điểm về chủ quyền quốc gia đã xuất hiện ở châu Âu vào khoảng thế kỷ XV-XVII như là một khuynh hướng lý luận pháp luật quốc tế nhằm chống lại quyền lực của Đức Giáo Hoàng và Hoàng Đế142. Bây giờ, khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy những quan ngại khi các nước lớn ngày càng vận dụng nhiều hơn chủ quyền quốc gia để tác động lên sự tự do lưu thông hàng hóa trong nền thương mại, đặc biệt điều này càng thấy rõ qua Chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang áp dụng với Ukraine. Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế hiện này, nếu xử lý khơng tốt, nhận thức này sẽ “đặt” nền móng cho sự khơng thừa nhận những cam kết quốc tế, cho phép các quốc gia tự ý đặt ra các quy tắc pháp luật, bất chấp sự tồn tại của pháp luật quốc tế và những cam kết trong các FTA, đồng nghĩa với bảo hộ thương mại ngày càng tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực thi các cam kết về PVTM.

141 Nguyễn Qúy Trọng (2013), “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb. Hà Nội, tr.139.

142 Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, “Những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý của quá trình hợp

Thực tế này đã xẩy ra đối với Việt Nam, khi hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam như các loại cá da trơn và gần đây nhất là tôm nước âm đã bị Hoa Kỳ liên tục áp thuế bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Một trong nguyên nhân, quốc gia này cho rằng, các sản phẩm này có nguồn gốc từ quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường. Quan điểm thương mại này, đã tạo ra rào cản lớn đối với hàng hóa của Việt Nam khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, đồng thời đã hạn chế sự can thiệp của Chính phủ trong sử dụng các biện pháp PVTM được WTO cho phép để bảo vệ doanh nghiệp của mình trên thị trường Hoa Kỳ.

Thứ ba, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Chính sách đối

ngoại được xem là các hành động, chiến lược và quyết định nhằm vào các chủ thể bên ngoài phạm vi của một hệ thống chính trị nội địa. Học giả Breuning cho rằng, chính sách đối ngoại là tổng thể các chính sách và mối tương tác với môi trường bên ngoài biên giới quốc gia. Chính sách đối ngoại bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an ninh truyền thông và các lĩnh vực kinh tế tới những vấn đề môi trường, năng lượng, viện trợ nước ngoài, di cư và quyền con người. Theo thuyết tự do về quan hệ quốc tế, hợp tác với nhau bản thân nó chính là lợi ích của các quốc gia. Các tổ chức quốc tế đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia. Vì chúng giúp các nước vượt qua sự ngờ vực thông qua các quy định để thiết lập. Như vậy, Lý thuyết tự do cũng xét tới chính trị trong nước vì nó giải thích hành vi của nhà nước kể cả hành vi “bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp” trong chính sách đối ngoại143.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định:

“…chủ động và tích cực hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, khơng ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”144. Để thực hiện thành công chủ trương, đường lối này, thúc đẩy và tận dụng hiệu quả các mối quan hệ hợp tác, nâng cao vị thế kinh tế, chính trị trên trường quốc tế, đặc biệt ổn định sự phát triển của nền kinh tế, lợi ích và mơi trường phát triển cho doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước trước bối cảnh hội nhập, Việt Nam cần hoàn thiện và nâng cao năng lực của hệ thống pháp luật PVTM phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu, quy chuẩn quốc tế, mà trước tiên là những nguyên tắc, yêu cầu

143 Nguyễn Qúy Trọng (2013), “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb. Hà Nội, tr.139.

144 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Nxb.

của WTO với hoàn cảnh cụ thể của đất nước, tạo nên công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, thương mại dịch vụ trong các FTA. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ của mình trên trường quốc tế, tăng tính chủ động, sức sáng tạo để chủ động hội nhập, phòng ngừa và vận dụng hiệu quả pháp luật PVTM trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, kinh nghiệm hội nhập quốc tế và vị thế của mỗi quốc gia trên trường

quốc tế. Trong bối cảnh các quốc gia đều hướng tới chính sách kinh tế đối ngoại mở

cửa hội nhập trên cơ sở độc lập, tự chủ và tranh thủ cơ hội quốc tế bằng việc ký kết các FTA song và đa phương. Trong các quan hệ kinh tế đó, các quốc gia đều xây dựng cho mình “van an tồn” bằng việc sử dụng pháp luật PVTM được WTO cho phép để chống lại các hành vi không công bằng đến từ hàng hóa nhập khẩu. Hơn nữa, khác Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, đã từ sớm tham gia vào nhiều FTA. Đồng nghĩa với điều này, các biện pháp PVTM đã được các nước ghi nhận bằng pháp luật từ rất sớm, ví như Canada vào năm 1904, Hoa Kỳ vào năm 1916, Ơxtrâylia vào năm 1921. Chính vì thế, các quốc gia này có nhiều kinh nghiệm trong việc ban hành và thực thi pháp luật PVTM, cũng là những kinh nghiệm để các quốc gia khác khảo cứu trong xây dựng mơ hình chủ thể thực thi PVTM. Điển hình, mơ hình Cơ quan điều tra PVTM của Việt Nam cũng đã có sự tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài khi tách nội dung điều tra tự vệ thực hiện độc lập tương đối so với nội dung điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, do 02 phòng khác nhau phụ trách (Phòng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp và Phòng điều tra thiệt hại và tự vệ), điều này góp phần đảm bảo tích khách quan, độc lập nhất định trong vụ việc điều tra PVTM145.

145 Cục Phòng vệ Thương mại (2020), “Quy định điều tra thiệt hại của Hoa Kỳ trong các vụ việc chống bán phágiá”.http://www.trav.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=b8a77492-fdfd-4d30-835f-

Kết luận chương 1

Từ những năm đầu của thập kỷ 90, trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập và mở cửa với việc tham gia WTO, nhiều quốc gia đã ký kết các FTA song và đa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước. Cùng với đó, khơng ít những thách thức đặt ra trước hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gây thiệt hại cho doanh nghiệp, ngành sản xuất nội địa và người tiêu dùng. Trước bối cảnh đó, nhiều quốc gia đã ban hành pháp luật PVTM để chống lại những hành vi gây thiệt hại, bảo vệ ngành sản xuất nội địa trên cơ sở các nguyên tắc chung của WTO. Để đạt mục tiêu đó, pháp luật nhiều quốc gia đã sớm thiết lập và hoàn hệ thống chủ thể thực thi nhằm “trung chuyển” pháp luật PVTM đi vào thực tiễn cuộc sống. Với mục tiêu phân tích và làm

sáng rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM, kết quả nghiên cứu ở chương này đã làm rõ được những nội dung cơ bản sau:

(i) PVTM là việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ để ngăn chặn hoặc hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất trong nước trước những hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường gây thiệt hại đến từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài, trên cơ sở phù hợp với quy định của WTO và FTA mà quốc gia là thành viên.

(ii) Thực thi pháp luật PVTM là hoạt động có mục đích của các chủ thể để chuyển hóa các quy định được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để chống lại các hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường gây thiệt hại đến từ tổ chức, cá nhân nhập khẩu nước ngồi nhằm duy trì một nền thương mại cơng bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành sản xuất trong nước, góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

(iii) Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, buộc các quốc gia phải thiết kế hệ thống chủ thể đủ mạnh để thực thi pháp luật PVTM để chống lại các hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường gây thiệt hại đến từ doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy vào điều kiện cũng như vị trí của mỗi quốc gia mà có những điểm khác nhau trong việc tổ chức bộ máy thực thi pháp luật PVTM, nhưng tổng hợp thực tiễn nghiên cứu nhận thấy, quan niệm về chủ thể thực thi pháp luật PVTM phải được nhìn nhận, xem xét một cách tồn diện tồn diện trên những khía cạnh từ

thiết chế điều tra cho đến tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu điều tra cũng như các chủ thể hỗ trợ, phối hợp, áp dụng, rà sốt và những chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến qua trình điều tra áp dụng pháp luật PVTM.

(iv) Từ thực tiễn đặt ra, nhằm đáp ứng xu thế tự do hóa thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời bảo vệ cho doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước trước các hành vi vi phạm của doanh nghiệp nhập khẩu, nội dung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM của các quốc gia đều tập trung làm rõ, địa vị pháp lý của thiết chế điều tra; quy định quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu điều tra, chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; quy định về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật PVTM; quy định về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM, và quy định về các chủ thể có liên quan khác trong xã hội.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình gia nhập WTO, Việt Nam luôn ý thức được xu thế tự do hóa thương mại và đồng thời cũng nhận thức rất rõ vai trò, ý nghĩa của pháp luật PVTM đối với ngành sản xuất nội địa. Trong các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới, với mức độ cam kết sâu rộng, xóa bỏ tới 80% đến hơn 90% các dịng thuế, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, để hạn chế thiệt hại cho nền sản xuất trong nước, nội dung các hiệp định đều đề cập đến các biện pháp PVTM146. Điều này giúp Việt Nam tăng tính chủ động trong rà soát thị trường, rà soát lại giá bán sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng vào một thị trường, thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng, có thương hiệu. Ngược lại, các quy định về PVTM trong các FTA cũng gây ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp, có thể bị điều tra về bán phá giá, bị áp dụng các biện pháp PVTM nhiều hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới như Hòa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Nhật Bản không ngừng tăng cường sử dụng các biện pháp PVTM đối với hàng nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngồi. Nổi lên trong số đó là Hoa Kỳ, với chính sách “Nước Mỹ

trên hết”, quốc gia này đã không “ngần ngại” sử dụng các biện pháp để bảo hộ cho

nền sản xuất của mình. Theo thống kê của WTO, tính đến ngày 31/12/2019, thế giới đã điều tra tổng cộng 5.944 vụ chống bán phá giá, 577 vụ việc chống trợ cấp và 377 vụ việc tự vệ. Trong số đó, các nước đã áp dụng 3.958 biện pháp biện pháp chống bán phá giá, 320 biện pháp chống trợ cấp và 185 biện pháp tự vệ. Và trong năm 2020, các nước đã khởi xướng điều tra mới 151 vụ việc chống bán phá giá, 39 vụ việc chống trợ cấp và 32 vụ việc tự vệ. Trong đó số đó, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)