Đặc điểm về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 57)

3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.1. Lý luận về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều

1.1.4.1. Đặc điểm về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại

Thứ nhất, về tính chất của chủ thể thực thi pháp luật PVTM. PVTM là công

cụ được các quốc gia cho phép sử dụng để đối phó trước hành vi của nhà xuất khẩu có chính sách giá khơng cơng bằng hoặc có trợ cấp bất hợp pháp từ chính phủ gây thiệt hại. Hiện thực mục tiêu đó, các quốc gia đã thiết kế hệ thống tổ chức và cá nhân, để thực thi pháp luật PVTM, trong đó có chủ thể vì lợi ích của quốc gia hoặc vì lợi ích của chính mình, nhưng trên tất cả cùng hành động để bảo vệ nền sản xuất nội địa cũng như vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Khi một hành vi vi phạm pháp luật thông thường được thực hiện, đối tượng bị tác động đó có thể là lợi ích của cơng dân hoặc lợi ích của nhà nước hoặc cả hai, vì thế các thiết chế được xây dựng để xử lý hành vi có thể vì lợi ích của chính mình hoặc vì lợi ích cả hai. Tuy nhiên, thực tiễn PVTM cho thấy, khi hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp bất hợp pháp trong nhập khẩu được thực hiện, ngay lập tức phạm vi ảnh hưởng không chỉ là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự mà cả hệ thống ngành sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường nội địa sẽ bị ảnh hưởng. Vì lẽ đó, khơng chỉ các doanh nghiệp bị tác động trực tiếp, mà các doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng hóa tương tự cũng phải hỗ trợ thực thi các quy định về PVTM để bảo vệ cho mình. Hơn nữa, hệ thơng cơ quan nhà nước liên quan với tư cách là chủ thể mang quyền lực cần phải cùng hành động để bảo vệ cho doanh nghiệp và nền sản xuất nội địa, và cũng là hành động để chứng minh vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Chứng minh điều này, pháp luật Philippine quy định, “bất kỳ quan chức hoặc nhân viên chính phủ nào không khởi xướng, điều tra và thực hiện các hành động cần thiết như được quy định trong Đạo luật về biện pháp tự vệ thương mại cũng như các quy tắc và quy định được ban hành theo văn bản này, sẽ phạm tội thiếu trách nhiệm và phải chịu hình phạt sa thải khỏi cơng vụ và tuyệt đối không đủ

tư cách giữ chức vụ nhà nước”54, hay pháp luật Indonesia quy định, “các nhà sản

xuất trong nước của sản phẩm tương tự và/hoặc hiệp hội các nhà sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự có thể nộp đơn bằng văn bản như đã đề cập trong Điều 3 khoản (2) tới Ủy ban chống bán phá giá để tiến hành điều tra nhằm mục đích áp đặt biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu được cho

là sản phẩm bán phá giá gây thương tích”55.

Thứ hai, về mục đích của chủ thể thực thi pháp luật PVTM. PVTM được diễn

giải khá đơn giãn, song khi áp dụng để chống lại với bất kì hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc nhập khẩu ồ ạt gây thiệt hại nào đó lại rất phức tạp bởi nó liên quan tới hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, với khối lượng hàng hóa lớn, kéo dài vài năm, hệ quả ảnh hưởng tới mối quan hệ về chính trị, giao bang giữa các quốc gia. Chưa kể, khi các quốc gia nhập khẩu áp dụng các loại thuế PVTM lên các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, có khơng ít các doanh nghiệp tìm

54 Mục 30 chương IV Đạo luật Cộng hịa số 8800, có tên “Đạo luật về các biện pháp tự vệ”, kèm theo Quy tắc và Quy định thực hiện của nó được nêu trong Lệnh Hành chính chung số. 03 (2000) của Philippines.

55 Điều 4 chương 2 của Quy định số 34 năm 2011 của Chính phủ liên quan đến Biện pháp Chống bán phá giá, Biện pháp Đối kháng và Biện pháp Tự vệ của Indonesia.

cách lẩn tránh các biện pháp PVTM bằng cách sản xuất, lắp ráp hàng hóa thơng qua nước thứ ba, trong trường hợp này việc điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM hay biện pháp chống lẩn tránh PVTM không chỉ liên quan đến nước xuất khẩu mà còn liên quan đến quốc gia thứ ba. Chính vì thế, trách nhiệm của chủ thể thực thi pháp luật PVTM không đơn thuần là bảo vệ thị trường và doanh nghiệp nội địa, quan trọng hơn là làm sao vừa ổn định được thị trường sản xuất trong nước, đồng thời duy trì được quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Đây là bài toán phức tạp cần cùng hành động bởi hệ thống chủ thể từ cơ quan nhà nước cho tới các tổ chức, cá nhân có liên quan, trung tâm và quyết định đó chính là thiết chế điều tra áp dụng biện pháp PVTM.

Thứ ba, về phạm vi tác động của chủ thể thực thi pháp luật PVTM. Khác một

vụ kiện dân sự, kinh tế thơng thường, đối tượng tác động có thể chỉ là tài sản, hàng hóa nội địa, dẫn đến chủ thể bị tác động thường là cá nhân, tổ chức trong nước (trừ vụ việc có yếu tố nước ngồi). Ngược lại, kiện PVTM là các vụ kiện xuyên quốc gia, liên quan đến hàng hóa nhập khẩu nước ngồi, vì thế chủ thể thực thi pháp luật PVTM ln đối diện nguy cơ xung đột lợi ích với doanh nghiệp và chính phủ nước ngoài. Bởi thế, để thực hiện được mục tiêu của pháp luật PVTM, mỗi quốc gia luôn thiết kế hệ thống chủ thể thực thi đủ mạnh, bao gồm hệ thống cơ quan điều tra, áp dụng, rà soát biện pháp PVTM; hệ thống cơ quan nhà nước phối hợp, giám sát; tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ, đặc biệt xây dựng riêng cơ chế giải quyết tranh chấp PVTM khi xẩy ra xung đột về quyết định áp dụng biện pháp PVTM. Ví dụ, tại Indonesia, pháp luật quy định, mọi phản đối chống lại việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá, biện pháp đối kháng và biện pháp tự vệ chỉ có thể được giải quyết thơng qua cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức Thương mại Thế giới56, hoặc pháp luật Philippines lại quy định, bất kỳ bên quan tâm nào bị ảnh hưởng bất lợi bởi phán quyết của Bộ trưởng liên quan đến việc áp dụng biện pháp tự vệ có thể đệ trình lên Tịa án kháng cáo về thuế57.

Thứ tư, về quyền hạn và trách nhiệm của chủ thể thực thi pháp luật PVTM.

Xét trong tổng thể, để bảo vệ được ngành sản xuất nội địa, đồng thời vẫn duy trì được quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, phải có sự hợp lực của tất cả các chủ thể,

56 Điều 99 chương VII của Quy định số 34 năm 2011 của Chính phủ liên quan đến Biện pháp Chống bán phá giá, Biện pháp Đối kháng và Biện pháp Tự vệ của Indonesia.

57 Mục 29 chương IV Đạo luật về Biện pháp Tự vệ, kèm theo Quy tắc và Quy định thực hiện của nó được nêu trong Lệnh Hành chính chung số. 03 (2000) của Philippines.

từ thiết chế điều tra cho đến tập thể doanh nghiệp và hệ thống cơ quan nhà nước liên quan. Tuy nhiên, do vai trị, tính chất của mỗi chủ thể không giống nhau nên được trao quyền và nghĩa vụ khác nhau.

Khởi xướng, điều tra, áp dụng biện pháp PVTM, biện pháp chống lẩn tránh PVTM là mục tiêu hướng tới của pháp luật PVTM các quốc gia để chống lại các hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường gây thiệt hại đến từ doanh nghiệp nhập khẩu. Thực hiện điều này, các quốc gia đều quy định trao quyền cũng như ràng buộc nghĩa vụ cho từng chủ thể liên quan. Trong đó, hoạt động khởi xướng, điều tra thiệt hại, xác định có hay khơng hành vi bán phá giá cũng như trợ cấp từ chính phủ nước ngồi ln là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn. Vì thế để thực hiện nhiệm vụ này, các quốc gia đều bố trí cơ quan mang đầy đủ quyền lực nhà nước. Ví như, tại Canada, cơ quan có thẩm quyền điều tra, áp dụng biện pháp PVTM được trao cho Tòa án Thương mại quốc tế Canada58, hay Nhật Bản, việc khởi xướng điều tra, quốc gia này trao quyền cho MOF59.

Đối diện trực tiếp với các hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp bất hợp pháp từ chính phủ của doanh nghiệp nhập khẩu ln là các doanh nghiệp tại thi trường nội địa. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, các quốc gia trao cho chủ thể này quyền được yêu cầu điều tra PVTM, đồng thời phải có nghĩa vụ khai báo, phối hợp với cơ quan nhà nước trong quá trình điều tra, áp dụng PVTM. Ví như Thái Lan, pháp luật quy định người sản xuất sản phẩm tương tự theo tiêu chí của Bộ Ngoại thương thơng báo hoặc người người sản xuất sản phẩm tương tự dưới sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự khác có sản lượng tập thể đáp ứng các tiêu chí theo thơng báo sẽ có quyền kiến nghị Ủy ban xác định việc áp dụng biện pháp tự vệ60.

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)