2.1. Những kết quả nghiên cứu mà Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các cơng trình liên quan đến Luận án tập trung nghiên cứu trên năm vấn đề lớn: Nghiên cứu về thiết chế điều tra PVTM; nghiên cứu về chủ thể yêu cầu điều tra PVTM; nghiên cứu về chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; nghiên cứu về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật PVTM; nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM. Điểm lại kết quả nghiên cứu cho thấy, các cơng trình đã đạt được một số kết quả mà Luận án sẽ kế thừa để tiếp tục để phát triển, cụ thể:
(i) Kế thừa các quan điểm để tiếp tục chứng minh được sự cần thiết phải thực thi pháp luật về PVTM để chống lại các hành vi xâm phạm bất hợp pháp đến từ doanh nghiệp nhập khẩu trên cơ sở các nguyên tắc cho phép của WTO.
(ii) Kế thừa các lập luận giải thích về sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chủ thể, từ chủ thể tiến hành điều tra; chủ thể yêu cầu điều tra; chủ thể phối hợp điều tra; chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng PVTM và nhiều chủ thể khác liên quan và toàn xã hội. Trong đó, đặc biệt là vai trị trung tâm và quan trọng nhất là thiết chế điều tra PVTM.
(iii) Kế thừa và phát triển các luận điểm chứng minh sự tác động của mệnh lệnh hành chính, sức ép về chính trị, quan hệ ngoại giao nên cần thiết phải xây dựng thiết chế điều tra PVTM đủ mạnh về thẩm quyền và đảm bảo tính độc lập trong việc ra các quyết định để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
(iv) Kế thừa các luận điểm đã chứng minh như, hoạt động của thiết chế điều tra PVTM chưa đạt được “kỳ vọng”; doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chưa hiệu
quả biện pháp PVTM để đối phó với các hành vi thương mại khơng cơng bằng đến từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài. Và nguyên nhân của thực trạng nêu trên, như là xuất phát từ nhận thực cũng như năng lực của doanh nghiệp; hiệp hội ngành nghề chưa phát huy được vai trị của mình, v.v.
(v) Kế thừa một số các giải pháp như nâng cao nhận thức và năng lực PVTM cho doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao và phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc chủ động và trợ giúp doanh nghiệp thực thi các biện pháp PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2.2. Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu nghiên cứu
Bên cạnh những vấn đề đã được giải quyết nêu trên, các nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án vẫn còn những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa thấu đáo, cần được tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện, cụ thể:
(i) Chưa có cơng trình nào lý giải và tiến tới xây dựng được khái niệm về chủ thể thực thi pháp luật PVTM và điểm nhận diện các loại chủ thể thực thi pháp luật PVTM.
(ii) Các nghiên cứu đều cho rằng, cần xây dựng một thiết chế điều tra độc lập, đủ thẩm quyền tránh được tác động bởi sức ép chính trị, mệnh lệnh hành chính. Tuy vậy, cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nội tại đặt ra như thế nào thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu hoặc nghiên cứu nhưng ở mức độ khởi thảo. Hơn nữa, đề nghị xây dựng vị trí độc lập là thiết chế nằm trong bộ hay ngang với bộ hay một thiết chế đặc biệt khác.
(iii) Quyền yêu cầu điều tra PVTM theo pháp luật hiện hành có những bất cập gì khơng, đặc biệt quyền tiếp cận thơng tin đối với các vụ kiện PVTM đã được đảm bảo chưa.
(iv) Quy chế phối hợp giữa doanh nghiệp với thiết chế điều tra PVTM và các chủ thể khác trong vụ kiện PVTM được quy định như thế nào. Hoạt động giám sát đối với quá trình điều tra PVTM như thế nào cũng chưa được các nghiên cứu đề cập tới, v.v. Để đáp ứng được yêu cầu lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện cả về phương diện lý luận và thực tiễn hoạt động phối hợp thực thi của tất cả các cơ quan liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động.
(v) Các nghiên cứu trong và ngồi nước đều thừa nhận rằng, có sự tác động từ các mệnh lệnh hành chính, sức ép về chính trị lên các quyết định của thiết chế điều tra PVTM. Cần thiết phải xây dựng cơ chế giám sát đối với hoạt động thực thi pháp luật PVTM, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế, vị thế của các quốc gia trên thương trường được coi trọng như hiện nay. Tuy vậy, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu để xây dựng quy định giám sát hoạt động thực thi pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là giám sát hoạt động của thiết chế điều tra PVTM. Hơn nữa, cũng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện để đề xuất các
hình thức xử lý vi phạm đối với các chủ thể trong hoạt động điều tra cũng như hoạt động phối hợp thực thi pháp luật PVTM.