Các cơng trình nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 34)

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án

1.5. Các cơng trình nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng

dụng pháp luật phòng vệ thương mại

R.Baldwin and J.Steagall (1991), “An analysis of factors influencing ITC decisions in antidumping, countervailing and safeguards cases (Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của ITC trong các trường hợp chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp bảo vệ)”. Carleton University – University of Wiscosin,

Ohawa, Canada, cũng đã kết luận: Vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, ITC đúng là đã có dấu hiệu bị tác động bởi những áp lực cho chủ nghĩa bảo hộ, các phán quyết về chống bán phá giá nhằm tới bảo hộ cho ngành công nghiệp trong nước.

Đoàn Trung Kiên (2010), “Pháp luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận án Tiến sĩ Luật học, thực

hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Cơng trình đi phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật chống bán phá giá Việt Nam, đặc biệt đã phân tích khá chi tiết thực trạng các quy định về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan chống bán phá giá của Việt Nam và vấn đề giám sát độc lập hoạt động thực thi biện pháp chống bán phá giá, đây là nội dung quan trọng liên quan đến đề tài của Luận án đang thực hiện. Cụ thể, trên cơ sở dẫn chứng các vụ việc thực tiễn, tại mục 4.2.2.1 tác giả đã đi đến kết luận: “Quyền hạn của cơ quan điều tra là rất lớn, trong khi khơng có cơ quan

nào giám sát hay tư vấn độc lập cho q trình điều tra, có thể sẽ dẫn tới lạm dụng quyền lực”.

Nguyễn Qúy Trọng (2013), “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb. Tư pháp Hà Nội.

Từ trang 152 trở đi, cơng trình đã có những đánh giá chi tiết và sát thực thực tiễn thực thi pháp luật Tự vệ thương mại của BCT, Hội đồng xử lý vụ việc PVTM, CQLCT - cơ quan điều tra vụ việc. Và kết luận đó là: “...một vấn đề khác cần được

quan tâm là phải chăng hoạt động của cơ quan điều tra trong q trình thực thi có chịu sức ép hay khơng? Hay trong trường hợp này, chúng ta phải chịu sức ép về chính trị nhiều hơn sức ép về kinh tế?”.

Mai Xuân Hợi (2020), “Xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam”. Tạp chí Nghề Luật số 1. Nội dung của cơng trình, người nghiên cứu đã tập

trung phân tích thực tiễn hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin các vụ kiện PVTM, từ đó đề xuất hoan thiện pháp luật về các hình thức xử lý vi phạm như: Quy định rõ dấu hiệu các hành vi vi phạm, chế tài xử lý các hành vi vi phạm, v.v.

Mai Xuân Hợi (2022), “Hoàn thiện quy định về giám sát hoạt động điều tra phịng vệ thương mại”. Tạp chí Pháp luật Doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu Lập

pháp phía Nam, số ra tháng 5 năm 2022. Trong cơng trình này, tác giả đã giải thích lý do cần thiết phải xây dựng thiết chế để giám sát hoạt động điều tra PVTM, từ đó đề xuất xây dựng cơ quan trực thuộc Quốc Hội để tiến hành giám sát hoạt động điều tra trong bối cảnh hiện nay.

Đánh giá kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên đây có thể thấy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều thừa nhận rằng, có sự tác động từ các mệnh lệnh hành chính, sức ép về chính trị lên các quyết định của thiết chế điều tra PVTM. Đặc biệt, tác giả Đoàn Trung Kiên đã chỉ ra rằng, với quyền hạn được trao, nếu khơng có sự giám sát, tư vấn độc lập thì thiết chế thực thi PVTM rất dễ dẫn đến lạm quyền. Từ các kết luận nói trên, có thể thấy, việc xây dựng cơ chế giám sát đối với hoạt động thực thi pháp luật PVTM là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế, vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế được coi trọng như hiện nay.

Điểm lại các nghiên cứu trên nhận thấy, ngồi cơng trình của tác giả mang tính chất gợi mở vấn đề, hiện nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu để xây dựng cơ chế giám sát hoạt động thực thi pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là giám sát hoạt động của thiết chế điều tra PVTM, thơng qua quy định các nội dung như: Vị trí pháp lý của cơ quan giám sát; thẩm quyền giám sát; phạm vi giám sát.

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)