Nội dung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mạ

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 92)

3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.2. Lý luận pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mạ

1.2.2. Nội dung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mạ

mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, quy định về địa vị pháp lý của thiết chế điều tra PVTM. Như đã đề

cập, việc các quốc gia ban hành quy định PVTM nhằm hướng đến bảo vệ nền sản xuất nội địa trước các hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường gây thiệt hại đến từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngồi. Để đạt mục đích đó, đầu tiên các quốc gia hướng đến việc thiết kế một hệ thống chủ thể thực thi hiệu quả, trong đó, đặc biệt chú trọng đến thiết chế điều tra PVTM. Qua nghiên cứu và phân tích nhận thấy, để làm rõ địa vị pháp lý của thiết chế này, pháp luật các quốc gia tập trung làm rõ những khía cạnh:

(i) Quy định về vị trí pháp lý. Tùy thuộc thể chế chính trị cũng như chính sách kinh tế, ngoại giao mà mỗi quốc gia thiết lập vị trí pháp lý của thiết chế điều tra PVTM là khơng giống nhau. Tuy nhiên, điểm chung có thể nhận thấy là pháp luật các quốc gia đều cố gắng xây dựng một cơ quan điều tra PVTM có vị trí độc lập, chun trách để đảm bảo tính hiệu quả trong q trình hoạt động. Ví dụ, tại Nhật Bản, để khởi xướng điều tra, quốc gia này giao cho MOF là cơ quan trực thuộc

Chính phủ, việc điều tra sẽ do cơ quan được thành lập trên cơ sở tập hợp các thành viên từ các bộ liên quan130. Hoặc Hoa Kỳ, giao cho USDOC là cơ quan hành pháp, trực thuộc Chính phủ để điều tra có hay khơng hành vi bán phá giá, trợ cấp từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngồi, cịn tiến hành điều tra thiệt hại do các doanh nghiệp nhập khẩu gây ra thuộc thẩm quyền của USITC, đây là cơ quan liên bang độc lập, phi đảng phái, bán tư pháp. Hay Indonesia đã thành lập Ủy ban chống bán phá giá để điều tra PVTM, chủ tịch và phó chủ tịch của Ủy ban này do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm131. Có thể nhận thấy, vị trí pháp lý của cơ quan điều tra về PVTM trên thế giới rất đa dạng, khơng có sự giống nhau giữa các mơ hình, mỗi quốc gia đều xây dựng một mơ hình riêng biệt phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện của nước mình.

(ii) Quy định về cơ cấu, tổ chức. Đảm bảo tính chuyên trách, độc lập khơng bị chi phối bởi các mệnh lệnh hành chính hay các quyết định ngoại giao trong bối cảnh hội nhập quốc tế là mục tiêu các quốc gia hướng đến khi bố trí nhân sự cho cơ quan điều tra PVTM. Vì thế, Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Nhật Bản đều cho thấy, họ đều có những quy định để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của cơ quan điều tra một cách tốt nhất. Cụ thể tại Nhật Bản, để điều tra có hay khơng hành vi bán phá giá hay những thiệt hại từ hoạt động nhập khẩu, quốc gia này quy định thành lập cơ quan điều tra trên cơ sở bổ nhiệm các chuyên gia từ nhiều bộ liên quan khác nhau132. Tại Hoa Kỳ, USITC được bố trí gồm 06 ủy viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch. Trong số lượng 06 ủy viên thì được chia đều cho các đảng, bao gồm 03 ủy viên từ Đảng Dân chủ và 03 đảng ủy viên từ Đảng Cộng hòa hoạt động độc lập với các Đảng phái, Nghị viện và Chính phủ. Và các ủy viên do Tổng thống đề cử và do Thượng viện phê chuẩn133.

(iii) Quy định về chức năng, nhiệm vụ. Trên cơ sở vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức được thiết kế, pháp luật các quốc gia tiếp tục quy định để làm rõ nội dung về chức năng, nhiệm vụ của thiết chế điều tra PVTM. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy điểm chung trong các quy định này đều trao cho cơ quan điều tra nhiệm vụ

130 Theo Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2006), “Japan”. https://chongbanphagia.vn/japan-

n237.html. Truy cập 3/3/2021.

131 Điều 96 chương VI của Điều 99 chương VII của Quy định số 34 năm 2011 của Chính phủ liên quan đến Biện pháp Chống bán phá giá, Biện pháp Đối kháng và Biện pháp Tự vệ của Indonesia.

132 Theo Trung tâm Thông tin Cạnh tranh - Cục Quản lý Cạnh tranh (2021), “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong các tranh chấp liên quan tới thuế đối kháng”. http://vietnamexport.com/kinh-nghiem-cua-nhat-ban-

trong-cac-tranh-chap-lien-quan-toi-thue-doi-khang/vn2520141.html. Truy cập ngày 20/3/2021.

khởi xướng và tiến hành điều tra đối với các hành vi bán phá giá, trợ cấp và nhập khẩu ồ ạt gây thiệt hại. Tùy theo đặc thù mỗi quốc gia, việc điều tra PVTM có thể giao cho một hoặc hai cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, như đã phân tích trên, xu hướng chung hiện nay các quốc gia đều giao cho hai cơ quan, một cơ quan điều tra về có hay khơng hành vi bán phá giá, trợ cấp, còn một cơ quan điều tra có hay khơng thiệt hại do hành vi nhập khẩu ồ ạt gây nên.

Thứ hai, quy định về chủ thể yêu cầu điều tra PVTM. Trong bất kì một vụ

kiện PVTM nào, đều có sự xuất hiện của nguyên đơn và bị đơn. Trong khi đó, mục tiêu hướng đến của các quốc gia, làm sao để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiết hại, bảo vệ được nền sản xuất nội địa, giữ vững sự ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế. Bởi lẽ, với vị thế của người đi kiện, đồng thời là chủ thể không mang quyền lực nhà nước, bên đi kiện luôn bị “yếu thế” trong suốt quá trình theo kiện vụ việc PVTM do thiếu nhận thức, khả năng về tài chính, bị động trong vấn đề tiếp cận các thông tin. Đặc biệt, bên gây ra thiệt hại là các doanh nghiệp nước ngoài, liên quan đến chính phủ nước ngồi, nên q trình theo kiện luôn gặp các trở ngại về địa lý, ngôn ngữ, pháp luật, mối quan hệ ngoại giao, vị thế kinh tế của quốc gia mình, v.v. Trước bối cảnh đó, để đạt mục tiêu đặt ra, trong khung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM, các quốc gia luôn dành các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị thiệt hại trong quá trình thực thi pháp luật PVTM, gồm: Quy định về quyền được tự mình yêu cầu áp dụng pháp luật PVTM; quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện PVTM; quy định về quyền được tiếp cận thông tin và cơ chế đảm bảo quyền tiếp cận thông tin điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng cứ để chứng minh có hành vi bán phá giá, thiệt hại do hàng nhập khẩu gây ra.

Thứ ba, quy định về chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM. Điều

tra, áp dụng các biện pháp PVTM, biện pháp chống lẩn tránh PVTM là một quá trình diễn ra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế với nhiều doanh nghiệp trong và ngồi nước, liên quan đến chính phủ nước ngồi. Vì thế, để thu thập đầy đủ các thông tin phục vụ việc điều tra, thẩm định tính xác thực của những thơng tin đó để đưa ra những quyết định chính xác nhất địi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan. Bên cạnh các quy định về cơ quan điều tra, chủ thể tiến hành yêu cầu điều tra, thì pháp luật các quốc gia đều quy định trách nhiệm phối hợp của các chủ thể liên quan trong quá trình điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM. Tại Hoa Kỳ, để đưa ra

kết luận cuối cùng, liệu rằng có hay khơng hành vi bán phá giá, trợ cấp hay nhập khẩu ồ ạt gây thiệt hại từ hàng hóa nước ngồi nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì cơ quan hải quan phải có trách nhiệm phối hợp để thực thi các biện pháp phịng vệ tạm thời, chính thức theo cách thức, mức độ như đã được USDOC quyết định134. Hoặc tại Nhật Bản, cơ quan có thẩm quyền khởi xướng điều tra PVTM là MOF. Tuy nhiên, MOF không hành động một mình, Bộ Kinh tế - Thương mại và Cơng nghiệp và các bộ ngành có liên quan sẽ hỗ trợ MOF trong q trình này. Khi các bên có liên quan nộp đơn kiện các vấn đề có liên quan đến chống bán phá giá, thuế quan, khi đó một ủy ban vụ việc sẽ được thành lập bởi MOF trên cơ sở tham vấn Bộ quản lý chuyên 89 ngành, bao gồm các nhân viên từ MOF và các bộ có liên quan135. Đánh giá chung, pháp luật về chủ thể phối hợp điều tra PVTM tập trung quy định những nội dung cơ bản như, trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình khởi kiện, thu thập số liệu, hồn thiện các giấy tờ yêu cầu trong hồ sơ khởi kiện; trách nhiệm phối hợp với thiết chế điều tra PVTM trong vấn đề thẩm định hồ sơ khởi kiện, xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành hàng, phối hợp tuyền truyền phổ biến pháp luật về PVTM, v.v.

Thứ tư, quy định về chủ thể quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật

PVTM. Sau khi hồn thành q trình điều tra, kết quả điều tra chỉ phát huy trong

thực tiễn khi có quyết định áp dụng biện pháp PVTM, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh PVTM của chủ thể có thẩm quyền. Vì thế, tuy có quy định khác nhau, nhưng các quốc gia đều ghi nhận bằng pháp luật chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp PVTM, biện pháp chống lẩn tránh PVTM. Ở Thái Lan, quyền này được giao cho Ủy ban về các biện pháp tự vệ sau khi có kết quả điều tra của Bộ Thương mại136, hoặc pháp luật Indonesia quy định, Ủy ban Thuế quan là cơ quan điều tra và Bộ trưởng Bộ Thương mại là chủ thể ra quyết định có hay khơng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại137. Tại Việt Nam, CPVTM là cơ quan được giao chức năng điều tra, rà soát áp dụng các biện pháp PVTM, điều tra các hành vi lẩn

134 Hội đồng Tư vấn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại (2010), “Ấn phẩm: Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ”, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/1026-cam-nang-khang-

kien-chong-ban-pha-gia--chong-tro-cap-tai-hoa-ky. Truy cập ngày 4/3/2019, tr.21-22.

135 Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2013), “Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn ngừa sự tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam”. Luân văn Thạc sĩ Luật học, cơ sở đài tạo

Đại học Luật Hà Nội, tr.88 .

136 Quy định tại chương 1 của Đạo luật về biện pháp Tự vệ chống lại việc nhập khẩu gia tăng Đạo luật B.E. 2550 (2007).

137 Điều 5 chương 2 Đạo luật về các biện pháp tự vệ, kèm thheo Quy tắc và Quy định thực hiện của nó được nêu trong Lệnh Hành chính chung số. 03 (2000).

tránh PVTM, quyết định cuối cùng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng BCT138. Nội dung pháp luật về chủ thể quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật PVTM xoay quanh những vấn đề cơ bản như quy định về thẩm quyền ra quyết định có hay khơng áp dụng biện pháp PVTM; trình tự thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp PVTM; quy định thủ tục, nội dung rà soát áp dụng biện pháp PVTM; các quyết định sau khi rà soát áp dụng biện pháp PVTM. Ngồi ra, cịn quy định thẩm quyền, trình tự điều tra, áp dụng các biện pháp áp dụng chống lẩn tránh PVTM, v.v.

Thứ năm, quy định về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật

PVTM. Pháp luật các quốc gia cũng tập trung hoàn thiện hệ thống các chủ thể thực

thi pháp luật PVTM từ chủ thể điều tra cho đến các chủ thể liên quan khác. Tuy nhiên, những quy định này, tự thân nó chưa đủ để đảm bảo rằng, quyền của doanh nghiệp, ngành sản xuất nội địa sẽ được đảm bảo trong thực tiễn. Bởi lẽ, xuất phát từ vị thế bên đi kiện, do không phải là chủ thể tạo ra các thông tin nên các doanh nghiệp thường “bị động” trong vấn đề nắm bắt các thông tin, trong khi đó cơ quan điều tra đơi khi không cung cấp đúng, đủ thông tin hoặc điều tra không trung thực, không cẩn trọng gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, đôi khi cơ quan điều tra PVTM không xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp hay của người tiêu dùng mà bị tác động bởi mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và kinh tế dẫn đến, lợi ích của doanh nghiệp bị “bỏ quên”139. Vì thế, pháp luật các quốc gia không thể thiếu cơ chế bảo đảm thực thi bằng các quy định về giám sát và xử lý đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong q trình điều tra PVTM, ví như Philippines đã thành lập một Ủy ban Giám sát của Quốc hội bao gồm Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Công nghiệp, Ủy ban Cách thức và Phương tiện, và Ủy ban Nông nghiệp của cả Thượng viện và Hạ viện để giám sát việc thực hiện Đạo luật về các biện pháp tự vệ140.

Ngoài các chủ thể trên, các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan, các tổ chức xã hội khác cũng đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội ngành nghề. Một trong các cam kết quan trọng khi gia nhập WTO là các quốc gia sẽ không can thiệp sâu vào hoạt

138 Điều 73 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.

139 Nội dung này, người nghiên cứu đã có dịp phân tích tại: Mai Xuân Hợi (2018), “Quyền tiếp cận thông tin

điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam”. Tạp chí Pháp

luật và Phát triển của Hội Luật gia Việt Nam, tháng 7+8, tr.41-42.

140 Mục 33 chương IV của Đạo luật về biện pháp Tự vệ, kèm thheo Quy tắc và Quy định thực hiện của nó được nêu trong Lệnh Hành chính chung số. 03 (2000).

động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trị của các hiệp hội ngành nghề càng được nâng cao. Hơn nữa, để cạnh tranh, tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ đan xen giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhà nước, giữa doanh nghiệp với xã hội. Trong mối quan hệ này hội, hiệp hội đóng vai trị trung gian tích cực góp phần thỏa mãn nhu cầu bảo vệ quyền, lợi ích của các doanh nghiệp thành viên hiệp hội.

Tóm lại, trong xu thế tự do hóa thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế, để bảo vệ

cho doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước, các quốc gia đều quy định hệ thống các chủ thể thực thi pháp luật PVTM, từ việc làm rõ địa vị pháp lý của thiết chế điều tra, áp dụng đến việc quy định quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu cũng như chủ thể phối hợp và các chủ thể có liên quan khác trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ vị thế khác nhau trong vụ kiện PVTM, trước những tác động từ quan hệ ngoại giao cho đến vị thế kinh tế, chính trị nên đơi khi quyền của doanh nghiệp và người tiêu dùng không được đảm bảo. Vì thế, trong nội dung pháp luật PVTM, cần thiết phải quy định cơ chế giám sát và chế tài xử đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi.

Một phần của tài liệu Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)