BỮA ĂN LIÊN HOAN BỮA CỖ

Một phần của tài liệu Giáo án CN6 cả năm-3 cột-theo ppct mới (Trang 115 - 121)

I .B ảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến :

BỮA ĂN LIÊN HOAN BỮA CỖ

I.Mục tiêu bài học:

Sau khi học sinh thực hành xong, HS có thể:

-Xây dựng được thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày, liên hoan, cỗ...

-Có KN vận dụng để xây dựng thực đơn thích hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình

II.Chuẩn bị:

-HS nghiên cứu trước các món ăn -GV chuẩn bị kỉ vế các lí thuyết

III.Hoạt động thực hành:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

? Thực đơn dành cho bữa ăn hàng ngày gồm bao nhiêu món, có những món cơ bản nào?

3.Bài mới:

Việc xây dựng thực đơn là khâu khá quan trọng trong quá trình tổ chức bữa ăn. Nếu không ta sẽ lúng túng trong khâu lựa chọn thực phẩm, không thê chế biến được

Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ GV: Đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho HS trả lời:

-Hãy so sánh bữa ăn hàng ngày và bữa ăn trong buổi tiệc, liên hoan?

+Hàng ngày: gồm 3-4 món, nấu đơn giản, nhanh, không dùng nguyên liệu mắc tiền +Buổi tiệc: gốm 5-6 món, chế biến cầu kì, thành phần và chất lượng cũng nhiều hơn

Lưu ý: HS phải phân rỏ món khai vị, món chính, món phụ, tráng miệng cho thực đơn buổi tiệc Hoạt động 2: Giới thiệu thực đơn mẫu

GV: cho HS quan sát thực đơn mẫu : ĐÁM CƯỚI

Khai vị: - Gỏi sen bát bửu - Súp bong bóng cá

Món chính: -Gà tiềm thuốc bắc- mì chính -Tôm kho tàu

Món phụ: -Cơm rang Tráng miệng: -Chè trái cây

HS: quan sát tực đơn mẫu và nhận xét

GV: chia 4 HS thành 1 nhóm, cho HS thực hiện trình bày xây dựng thực đơn Hoạt động 3: HS thực hành

HS: Thực hành theo yêu cầu

Các nhóm khác: nhận xét, bổ sung

GV: nhận xét chung, rút ra kết luận chính:

+Bữa tiệc thường ngày có từ 5-6 món

+Chế biến cầu kì, tính thẩm mỹ cao, nhiều cả về chất lượng và số lượng +Phải tôn trọng trình tự của các món trong thực đơn

Ngày dạy: / /2011

Bài 24: TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ RAU, CỦ, QUẢ

Tiết 1: TỈA HOA TỪ HÀNH LÁ VÀ ỚT

I.Mục tiêu bài học:

Sau khi học sinh thực hành xong, HS có thể: -Biết được cách tỉa hoa từ 1 số loại rau, củ, quả -Thực hiện được 1 số mẫu hoa đơn giản, thông dụng -Có kỉ năng vận dụng các mẫu tỉa hoa để trang trí món ăn

II.Chuẩn bị:

-HS nghiên cứu trước cách tỉa rau củ, quả trước ở nhà món ăn -GV :dao mũi nhọn, chén nước, rau củ quả...

III.Hoạt động thực hành:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

? Thực đơn dành cho bữa liên hoan cần đạt những yêu cầu nào?

3.Bài mới:

*Hoạt động 1: Giới thiệu chung

GV cho HS quan sát một số mẫu tỉa hoa trang trí đã được GV chuẩn bị trước

?Tại sao ta phải trang trí trên món ăn những hoa lá cành, con vật...này?

Làm cho món ăn thêm bắt mắt, sinh động, mang tính thẩm mỹ..

?Nếu muốn hoàn thành các sản phẩm này ta cần phải ntn?

Cần sự khéo tay, tỉ mĩ và kiên nhẫn mới có thể hoàn thành công việc này

*Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

GV phân HS ra thành các nhóm nhỏ, ngồi xoay quanh để có thể tiện trao đổi hoặc hướng dẫn

*Hoạt động 3: GV thực hiện mẫu *Tỉa hoa huệ trắng từ hành lá:

Hoa: Hành lá cắt khúc dài 3 cm, chọn phần trắng của cọng hành có thân tròn

Lấy lưỡi lam chẻ sâu xuống ½ cắt tạo thành nhiều mảnh nhỏ đều nhau Ngâm vào chen nước sạch cho cánh hoa bung ra

Cành: dùng 1 cọng hành, cắt bớt lá xanh, chừ lại 1 đoạn ngắn khoảng 1 cm, tỉa thành cuống hoa Lá:1 cây hành khác, cắt bớt lá chừa lại 1 đoạn khoảng 10cm. dùng mũi kéo hoặc tăm xỉa răng

tách mỗi cọng thành 2-3 lá nhỏ, ngâm vào nước để lá cong tư nhiên

Ghép chúng lại sau khi đã hoàn thành bằng tăm xỉa răng

*Tỉa hoa đồng tiền từ ớt đỏ:

Lấy 1 trái ớt đỏ cắt làm đôi, dùng phần còn lại có cuống

Dùng mũi kéo cắt tỉa thành 6-8 cánh hoa. Lưu ý đừng nên bỏ lõi hột ớt bên trong mà để làm nhị của hoa luôn

Đem ngâm vào chén nước sạch để hoa ớt cong tự nhiên Lưu ý: +Lá của hoa có thể tận dụng từ lá cây ớt

+Ớt rất cay nên chú ý khi tỉa tránh văng vào mắt, hoặc làm đỏ tay

*Hoạt động 4: HS thực hiện

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV

GV quan sát, nhắc nhở quá trình thực hiện của HS

Cho các HS nhận xét lẫn nhau cách thực hiện và sản phẩm đã hoàn thành

4.Củng cố:

?Tại sao phải ngâm hành vào nước?

?Muốn khéo để tạo hoa huệ bằng hành ta cần chú ý điều gì?

-Chuẩn bị : cà rốt, dưa leo và các dụng cụ tỉa hoa như tiết 1 Tuần: 31- Tiết PPCT: 62

Ngày soạn: 14/3/2011 Ngày dạy: / /2011

Bài 24: TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ RAU, CỦ, QUẢ (tiếp theo)

Tiết 2: TỈA HOA TỪ DƯA LEO VÀ CÀ RỐT

I.Mục tiêu bài học:

Sau khi học sinh thực hành xong, HS có thể: -Biết được cách tỉa hoa từ 1 số loại rau, củ, quả -Thực hiện được 1 số mẫu hoa đơn giản, thông dụng -Có kỉ năng vận dụng các mẫu tỉa hoa để trang trí món ăn

II.Chuẩn bị:

-HS nghiên cứu trước cách tỉa rau củ, quả trước ở nhà món ăn -GV :dao mũi nhọn, chén nước, rau củ quả...

III.Hoạt động thực hành:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

Yêu cầu HS nhắc lại các bước để tỉa hoa huệ trắng từ hành lá

3.Bài mới:

*Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

GV phân HS ra thành các nhóm nhỏ, ngồi xoay quanh để có thể tiện trao đổi hoặc hướng dẫn

*Hoạt động 2: GV thực hiện mẫu *Tỉa hoa từ dưa leo::

Dưa leo không gọt vỏ, cắt đôi, không bỏ ruột

Cắt dưa leo một đoạn khoàng 2cm theo dạng tam giác

Dùng đoạn dưa leo nói trên cắt từ 2/3 phần dưới trở xuống thành các lát mỏng theo số lẻ (có nghĩa là 1/3 phía trên còn dính lại)

Lưu ý: các lát xắt mỏng nhất thường rơi vào các số lẻ (3,5,7...) Cuộn các lát mỏng vào các lát hơi dày xen kẻ với nhau

*Tỉa hoa từ cà rốt::

Lấy 1 củ cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Chỉ dùng phần tròn lớn phía trên của củ cà rốt Dùng dao mũi nhọn cắt từ 6-8 khía phía bên ngoài của cà rốt

Lưu ý: không nên cắt quá sâu vào bên trong tránh làm đứt cánh khi cắt, hoặc cắt quá cạn sẽ không thấy rỏ được các cành hoa. Tùy theo muốn làm hoa gì mà ta cắt tạo dáng cánh hoa phù hợp với hoa ấy...)

Sau đó, dùng dao cắt cà rốt thành từng lát mỏng vừa tạo thành hoa cần tỉa

*Hoạt động 3: HS thực hiện

HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV

GV quan sát, nhắc nhở quá trình thực hiện của HS

Cho các HS nhận xét lẫn nhau cách thực hiện và sản phẩm đã hoàn thành

4.Củng cố:

?Theo em, các loại hoa tỉa hôm nay được trang trí trong các món ăn nào?

Đồ khô, đồ nguội, món gỏi, cù lao, canh... để tăng thêm vẻ bắt mắt của món ăn

5.Dặn dò:

-Về tập làm lại cách tỉa của tiết này

Ngày dạy: 4 /4 /2011

Bài 24: ÔN TẬP CHƯƠNG III

I.Mục tiêu bài học:

Sau khi học sinh ôn tập xong, HS có thể:

-Củng cố và khắc sâu các kiến thức về các mặt: ăn uống, dd, VSATTP và chế biến món ăn...nhằm phục vụ tốt nhu cầu sưc khỏe của con người, góp phần nâng cao hiệu quả lao động...

-Có kỉ năng vận dụng các kiến thức để thực hiện chu đáo những vấn đề thuộc lĩnh vực chế biến thức ăn và phục vụ ăn uống

II.Chuẩn bị:

-Hệ thống câu hỏi ôn tập

III.Hoạt động ôn tập:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

Yêu cầu HS nhắc lại các bước để tỉa hoa huệ trắng từ hành lá, dưa leo, cà rốt...

3.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài

*Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ ?Có bao nhiêu chất dd mà ta đã học? ?Muốn khỏe mạnh ta cần ăn uống ntn?

?Có phải cơ thể nào cũng cần lượng dd như nhau?

?Theo em, nên ăn chất dd nào nhiều nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh?

?Để tránh nhàm chán trong các bữa ăn, ta nên làm gì?

?Khi thay đổi món ăn có phải là thay đổi luôn cả chất lượng của các chất dd không? Vì sao?

*Hoạt động 2: Phòng tránh nhiễm độc

trong khi chế biến và sử dụng món ăn

?Thực phẩm ntn gọi là thực phẩm bị ngộ

-Đạm, đường bột, vita, béo, chất khoáng

-Phải ăn đủ các nhóm thức ăn dd: +Nhóm thức ăn giàu chất đam +Nhóm thức ăn giàu chất béo +Nhóm thức ăn giàu chất đường bột

+Nhóm thức ăn giàu Vita và khoáng chất

-HS trả lời: 

-Chất dd nào cũng giúp cơ thể khỏe mạnh. Không nên ăn quá nhiều hay quá ít chất dd nào -Nên thay đổi các món ăn thường xuyên

-Không nên, dù thay thế các món ăn, nhưng ta vẫn phải tuân theo việc thay thế các thức ăn trong cùng một nhóm để cơ thề hâp thu tốt các chất dd

-Do thực phẩm bị chất độc ngấm

1.Ăn uống phải phù hợp nhu cầu của từng đối tượng:

-Ăn đủ no, đủ chất

-Phải có sự cân bằng của các chất dd trong bữa ăn hàng ngày

?Giữa nhiễm trùng thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm cái nào nguy hại hơn, tại sao?

?Chúng ta cần ăn uống ntn để tránh bị ngộ độc?

GV: Đưa ra tình huống cho HS TLN

“Phát hiện 1 người bạn bị ói mửa do ăn phải thức ăn bị ngộ độc, đang mê man, sức khỏe rất yếu”

*Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng dd của

thực phẩm

?Hãy dựa vào các kiến thức đã học, cho biết chất dd sẽ bị mất đi ntn trong quá trình chế biến món ăn?

*Hoạt động 4: Vận dụng xây dựng thực

đơn và tổ chức bữa ăn hợp lí

?Có bao nhiêu pp chế biến món ăn mà em đã học? Hàng ngày em thường dùng pp nào để chế biến thức ăn?

?Ta có thể dùng 2 pp này xây dựng thực đơn cho bữa ăn nào?

nhập vào

-Nhiễm độc thực phẩm có hại hơn vì nó có khả năng gây chết người nếu không chữa trị kịp thời

-HS trả lời: 

-HS quan sát, thào luận 2 phút và trình bày:

+Nên nhanh chóng bù nước cho người ấy

+Tìm mọi cách giúp học ói hết thức ăn

+Đưa ngay đến trạm xá gần nhất

-HS trả lời: 

-Có 2 pp chê biến món ăn: có sử dụng nhiệt và không dùng nhiệt -Hàng ngày em thường dùng cả 2 pp nhưng pp có sử dụng nhiệt là dùng nhiều nhất

-Xây dựng thực đơn dành cho bữa ăn hàng ngày và bữa tiệc, liên

2.Không dùng: thực phẩm đã bị nhiễm trùng, nhiễm độc. Cần có những biện pháp phòng tránh thích hợp 3.Chức năng của các chất dinh dưỡng: -Có 5 chất dd: đạm, đường bột, vita, béo, chất khoáng -4 nhóm thức ăn dd: +Nhóm thức ăn giàu chất đam +Nhóm thức ăn giàu chất béo +Nhóm thức ăn giàu chất đường bột

+Nhóm thức ăn giàu Vita và khoáng chất

-Không đun nấu quá lâu vì làm cho vita C,B, PP hòa tan trong nước

-Rán quá lâu làm cho vita A, D, E, K biến mất

4.Dựa vào pp chế biến món

ăn có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt ta có

*Hoạt động 5: Tổng kết nội dung ?Một quy trình tổ chức bữa ăn gồm có các bước nào?

?Tại sao ta cần tuân thủ theo quy trình này?

Chốt ý toàn nội dung

-Xây dựng thực đơn

-Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

-Chế biến món ăn

-Trình bày và thu dọn sau khi ăn -Nếu không sẽ không tổ chức 1 bữa ăn hoàn chỉnh và chu đáo

thành viên trong gia đình

4.Dặn dò:

-Về xem lại toàn bộ nội dung ôn tập chương III -Xem trước nội dung bài mới

.GV nhận xét tiết học

Ngày soạn: 1 / 4 /2011 Ngày dạy: 6 / 4 /2011

Chương IV: THU - CHI TRONG GIA ĐÌNH

Bài 25: THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Giáo án CN6 cả năm-3 cột-theo ppct mới (Trang 115 - 121)