Tăng cường năng lực tài chính và kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bao thanh toán tại việt nam (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VN

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM

3.2.12 Tăng cường năng lực tài chính và kiểm soát rủi ro

Năng lực tài chính của TCTD là khả năng của TCTD trong việc đáp ứng, xử lí các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu, giới hạn an toàn hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng kiểm soát rủi ro, kiểm sốt và xử lí nợ xấu…Năng lực tài chính tốt cho phép TCTD xử lí các rủi ro hoạt động của mình trong phạm vi vốn tự có và dự phịng rủi ro trích lập mà khơng cần dùng đến vốn huy động bên ngồi. Với ý nghĩa đó, năng lực tài chính của TCTD cần được đánh giá trên các chỉ tiêu: Vốn tự có; tỉ

lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR); Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE); Lợi nhuận trên tài sản có (ROA); Nợ quá hạn; Nợ q hạn rịng.

Người Việt Nam có câu “có thực mới vực được đạo”, với các TCTD Việt Nam, để hội nhập với hệ thống tài chính thế giới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và khả năng thích ứng với thị trường khơng cịn cách nào hơn là phải cải thiện và nâng cao năng lực tài chính:

9 Tăng vốn tự có :

Tăng nhanh vốn tự có qua nhiều hình thức khác nhau: huy động từ thị trường qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng vốn từ lợi nhuận được phép giữ lại; nâng cao chất lượng tài sản có (giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro, tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời trong tổng tài sản có). Thị trường chứng khốn đang phát triển là điều kiện rất thuận lợi

cho các NHTMCP phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn tự có, nâng cao năng lực

tài chính của mình.

Tăng vốn điều lệ tăng sẽ góp phần hiện đại hóa cơng nghệ, nâng cao năng lực tài chính,

là cơ sở để NH mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Vốn cũng là điều kiện để thu hút khách hàng, đứng vững trước rủi ro. Do vậy, các TCTD cũng cần tăng nhanh vốn điều lệ thơng qua hình thức phát hành cổ phiếu bán cho các cổ đơng cổ đơng nước ngồi (như ACB và Sacombank, Techcombank). Việc thu hút vốn từ các định chế tài chính nước ngồi giúp NH có nhiều cơ hội để tranh thủ về kinh nghiệm quản lý, điều hành, về cơ cấu tổ chức bộ máy của một ngân hàng hiện đại, cũng nhằm để các NH tiếp cận nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà ở các nước phát triển đã và đang thực hiện.

9 Kiểm soát rủi ro - xử lý nợ xấu - nợ quá hạn; nợ quá hạn ròng

− Xử lý nợ xấu của các NH có 3 ý nghĩa lớn gồm: giải phóng nợ tồn đọng để tái quay vịng vốn, làm lành mạnh hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực tài chính cho NH trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu phải theo đúng quy định của pháp luật, để giảm nợ xấu đòi hỏi phải thực hiện song hành tăng cường đôn đốc thu hồi và xử lý nợ xấu cùng với xây dựng cơ chế kiểm sốt, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

− Quản lý tín dụng được đặc biệt kiện tồn: xây dựng chính sách tín dụng trong đó xác định rõ phạm vi rủi ro, các giới hạn cho vay, để định hướng cho việc tăng trưởng tín dụng trong vịng kiểm sốt.

− Cơng tác kiểm tốn nội bộ tăng cường, góp phần ngăn ngừa, khắc phục rủi ro ở các đơn vị kinh doanh. Ngồi ra, nhiệm vụ của kiểm sốt nơi bộ phải phân tích được nguyên nhân rủi ro, đề xuất biện pháp giải quyết thích hợp và triệt để, xây dựng hệ thống phát hiện cảnh báo sớm một cách hiệu quả.

− Hệ thống phòng ngừa rủi ro phải được củng cố ngay từ cơ sở. Quản lý rủi ro có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vốn ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam sẽ hướng đến áp dụng.

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an tồn vốn của TCTD. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn tự có so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của TCTD. Ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

Theo Quyết định số 1747/2005/QĐ-NHNN quy định: tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của

các TCTD khơng được nhỏ hơn 8%

R = A/ (B + C) ≥ 8% Trong đó: R: hệ số an tồn vốn

A: Vốn tự có

B: Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng

C: Tổng tài sản “Có” rủi ro cam kết ngoại bảng

Mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là hướng đến hội nhập cùng hệ thống tài chính tồn cầu, mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính ra quốc tế thì các chỉ tiêu tài sản có rủi ro B và C khơng ngừng gia tăng. Giải pháp đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu ngoài việc gia tăng nguồn vốn tự có cần chú trọng giảm tỷ trọng tương đối tài sản có rủi ro và phát triển sản phẩm phi tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bao thanh toán tại việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)