1.3 XU THẾ PHÁT TRIỂN BTT TRÊN THẾ GIỚI
1.3.4 Rủi ro trong bao thanh toán
Nhận diện và kiểm sốt rủi ro là cơng việc rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, nó góp phần rất lớn cho sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Rủi ro và lợi nhuận luôn luôn đi cùng nhau theo mối quan hệ nghịch chiều, do đó phương châm hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Bao thanh toán cũng vậy, tiện ích của sản phẩm này nhiều tương ứng với nhiều nguy cơ rủi ro, đặc biệt đối với những đơn vị bắt đầu triển khai thực hiện khi chưa có đủ kinh nghiệm và am tường thấu đáo về nghiệp vụ thì rủi ro là rất cao.
Các rủi ro thường gặp trong hoạt động bao thanh toán đặc biệt là bao thanh toán xuất khẩu là tranh chấp thương mại, rủi ro pháp lý, rủi ro đối tác mất khả năng thanh tốn, rủi ro người bán thơng đồng với người mua, rủi ro về thị trường và hàng hóa…
− Tranh chấp thương mại: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu sẽ tạm ngưng việc đảm bảo thanh toán khi khoản phải thu bị tranh chấp. Sau khi giải quyết xong tranh chấp, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiếp tục đảm bảo thanh toán 14 ngày sau
ngày xong tranh chấp hoặc 90 ngày kể từ ngày đến hạn khoản phải thu. Khi có tranh chấp xảy ra thì đơn vị bao thanh tốn nhập khẩu khơng có trách nhiệm phải tham gia giải quyết tranh chấp giữa bên bán và bên mua. Thời hạn để đơn vị bao thanh toán nhập khẩu tiếp tục đảm bảo thanh toán với điều kiện tranh chấp phải giải quyết trong vòng 180 ngày (bằng thương lượng) và 3 năm (bằng tòa án).
− Pháp lý: rủi ro pháp lý ở đây được hiểu như là việc bên BTT NK sẽ không thực hiện tiếp tục nghĩa vụ thu tiền và bảo hiểm rủi ro tín dụng của bên mua hàng khi đơn vị BTT XK vi phạm các điều khoản liên quan đến qui định trong các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế (GRIF- General Rules on International Factoring). Kết quả là bên BTT NK sẽ tái chuyển nhượng khoản phải thu nếu Bên BTT XK có vi phạm. Bên bán hàng khơng có quyền sở hữu đầy đủ đối với khoản phải thu, không cung cấp chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hoá theo yêu cầu, không giao hàng, không chuyển nhượng khoản phải thu.
− Rủi ro đối tác mất khả năng thanh toán của bên mua hang, Bên BTT NK. Đây là loại rủi ro rất cơ bản đối với mọi loại hình tín dụng. Tuy nhiên đối với BTT lại đặc biệt quan tâm hơn vì đây là loại hình tín dụng tín chấp
− Rủi ro người bán thông đồng với người mua: người bán và người mua thông đồng với nhau tạo ra những hợp đồng mua bán giả mạo để chiếm đoạt tiền của đơn vị bao thanh toán.
− Thị trường và hàng hoá: thay đổi giá cả hàng hoá trong nước hoặc trên thị trường quốc tế, người mua không muốn bán hoặc người bán không muốn nhận hàng. Đồng thời những chính sách của quốc gia nhập khẩu hoặc xuất khẩu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến người mua hoặc người bán trong giao dịch.
1.3.5 Một số kinh nghiệm thế giới cho việc áp dụng bao thanh toán tại Việt Nam
BTT là sản phẩm đã được áp dụng từ lâu trên thế giới nhưng chưa thực sự được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Mỗi quốc gia vùng lãnh thổ có những đặc điểm riêng biệt về tập quán kinh tế, con người, điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế… do đó BTT tại các nước cũng có những đặc điểm riêng biệt. Khơng phải quốc gia nào cũng áp dụng một cách đầy đủ và chính thống các nghiệp vụ về BTT. Từ những hoạt động BTT trên thế giới rút ra một số kinh nghiệm cụ thể khi áp dụng BTT cho Việt Nam.
Thứ nhất, Ở Châu Âu, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và mức độ uy tín của các doanh
nghiệp được đảm bảo thì việc áp dụng dịch vụ BTT được mở rộng và điều kiện dễ dàng. Còn ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ,… nghiệp vụ này chưa được áp dụng đầy đủ, thường hạn chế ở một số ngành hàng và một số đối tượng khách hàng nhất định hoặc cho quyền truy đòi người bán trong trường hợp người mua không trả nợ cho đơn vị BTT. Việt Nam chúng ta cũng có những điều kiện tương tự như Trung Quốc, Ấn Độ,… vì vậy kinh nghiệm này là rất quan trọng khi triển khai BTT tại Việt Nam, nơi có mức độ rủi ro thị trường cịn cao.
Thứ hai, sản phẩm BTT còn khá mới mẽ cho người sử dụng lẫn đơn vị thực hiện BTT
nên trong thời gian đầu ứng dụng nghiệp vụ BTT nội địa trước sẽ dễ dàng hơn cho các đơn vị BTT. Sau khi có kinh nghiệm mới thực hiện BTT quốc tế, vì BTT quốc tế địi hỏi
các đơn vị BTT phải có quan hệ đối tác rộng lớn với các đơn vị BTT trên thế giới mới có khả năng thu hồi nợ và quản lý rủi ro. Sử dụng BTT nội địa đơn vị BTT chủ động hơn trong việc thẩm định người mua, người bán và đây sẽ là cơ hội thực hành tốt nhất các nghiệp vụ về quản lý sổ sách các khoản phải thu, lựa chọn các loại hình doanh nghiệp thực hiện BTT… Song, bên cạnh việc phát triển BTT nội địa, có thể phát triển đồng thời cả hoạt động BTT quốc tế thông qua sự hỗ trợ của FCI (trên cơ sở tư cách hội viên FCI) và các đối tác đơn vị BTT xuất nhập khẩu nước ngồi có uy tín để tạo lập cầu nối, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhưng nên phát triển thận trọng và chọn lọc kỹ.
Thứ ba, BTT giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng có tài sản bảo đảm vẫn có
thể vay vốn ngân hàng, đồng thời giúp họ tăng hạn mức tín dụng, về phía ngân hàng có thể yên tâm khi biết rõ nguồn vốn của mình đươc sử dụng như thế nào thơng qua q trình kiểm sốt hoạt động và thu hồi khoản phải thu. Tuy nhiên BTT là việc cấp tín dụng dựa trên việc quản lý các khoản phải thu và khơng có tài sản bảo đảm nên để tránh rủi ro các tổ chức tín dụng và tài chính nên có sự chọn lọc ngành hàng, uy tín khách hàng để áp dụng chứ không áp dụng đối với tất cả các ngành hàng, khách hàng.
Thứ tư, chi phí cho dịch vụ BTT cũng tốn kém đối với bên bán nhưng BTT mang lại lợi
ích cho cả bên mua và bên bán nên đơn vị BTT cần có tư vấn cụ thể đối với khách hàng BTT để chia sẻ chi phí dịch vụ BTT.
Thơng thường tại các thị trường mới, các doanh nghiệp chưa quen với việc sử dụng dịch vụ BTT nên chưa hiểu nhiều về các lợi ích của BTT, đặc biệt là các lợi ích đối với bên mua hàng. Vì vậy để phát triển BTT trước hết cần thông tin để bên mua hàng hiểu rõ được các lợi ích mang lại cho họ trên cơ sở đó họ hợp tác với đơn vị BTT
Thứ năm, các ngân hàng thương mại là các tổ chức thực hiện vai trò là đơn vị BTT tốt
nhất. Với các kinh nghiệm về cho vay, quản lý rủi ro, thanh toán quốc tế và số lượng khách hàng hiện hữu, các ngân hàng thương mại sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn các tổ chức tài chính khác khi triển khai thực hiện sản phẩm.
Thứ sáu, Từ kinh nghiệm của thế giới cho thấy, đối với thị trường chưa đi vào quy củ,
mức độ rủi ro của thị trường còn cao thời gian đầu khi triển khai nên thực hiện BTT nội địa có quyền truy địi trước. Đối tượng khách hàng nhắm đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có các đơn đặt hàng ổn định của các cơng ty lớn, có uy tín.
Qua giới thiệu thực trạng BTT trên thế giới cho thấy hoạt động BTT hiện nay rất phổ biến nhiều quốc gia và thu được những thành quả nhất định góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hình ảnh quốc gia trong thương mại tồn cầu. Tuy nhiên cũng qua phần trình bày trên Việt Nam chúng ta hiện dường như khơng có hoạt động này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu kỹ hơn ở phần tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quá trình lịch sử phát triển lâu đời và những lợi ích ưu việt hơn so với các sản phẩm tín dụng khác, BTT đã cho chúng ta thấy đây không chỉ đơn giản là một hình thức tài trợ ngắn hạn thơng thường mà còn được xem như một hoạt động với đầy đủ các dịch vụ phong phú, linh hoạt, của các ngân hàng thương mại. Sản phẩm này không những tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng - tổ chức tín dụng thực hiện mà cịn giúp đẩy mạnh
đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nâng cao hình ảnh của những quốc gia thực hiện. Việc hiểu rõ những khái niệm, các loại hình dịch vụ của BTT, lợi ích khi áp dụng sản phẩm, các quy trình thực hiện, các điều kiện cần thiết… là cơ sở nền tảng giúp cho các tổ chức tín dụng xây dựng quy trình, thủ tục áp dụng sản phẩm BTT phù hợp với tình hình thực tiễn của tổ chức, quốc gia.
Ngồi ra, sản phẩm BTT cịn chứng minh cho chúng ta thấy đây là một nghiệp vụ tín dụng độc đáo, giúp tổ chức tín dụng – đơn vị BTT nắm được mọi hoạt động của doanh nghiệp và nếu biết quản lý tốt sẽ hạn chế được nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp, cho ngân hàng và cao hơn nữa là cho hoạt động tiền tệ quốc gia. Để phát triển nghiệp vụ này cần phải được xem là một chiến lược trong việc xây dựng mục tiêu chiến lược của ngành ngân hàng từ đó có những bước đi thích hợp. Hy vọng, trong tương lai nghiệp vụ này sẽ thực sự được phát triển ở Việt Nam nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tài chính cho các tổ chức tài chính Việt Nam và tạo thêm công cụ cho các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn trong quá trình thực hiện kinh doanh của mình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TỐN TẠI VIỆT NAM
2.1. CƠ SỞ NỀN MĨNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 2.1.1 Những khởi đầu hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam
Vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nghiệp vụ BTT đã được một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam giới thiệu cho các ngân hàng thương mại trong nước, các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam. Tại thời điểm đó nghiệp vụ này quá mới mẻ nên chưa được áp dụng vào thực tế mà chủ yếu chỉ giới thiệu ra một sản phẩm mới cho khách hàng làm quen hay biết đến. Tuy nhiên thị trường dịch vụ ngân hàng cũng đã xuất hiện một số hình thức cho vay tương tự BTT như: cho vay cầm cố quyền đòi nợ, cho vay quản lý hợp đồng xuất khẩu, cho vay quản lý dòng tiền,… Đối tượng cho vay là các doanh nghiệp lớn thực hiện các đơn hàng lớn với các tổng công ty nhà nước như các Hợp đồng cung cấp cáp ngành điện lực cho Tổng công ty điện lực Việt Nam, hợp đồng xây dựng các cơng trình giao thơng có thu phí,…
Giai đoạn những năm đầu 2000 chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động về các tỉnh thành, kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu ồ ạt, nhập khẩu công nghệ ngân hàng, tăng cường quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cạnh tranh với nhau về cơ sở khách hàng về tín dụng, thanh tốn quốc tế,… Chính trong q trình cạnh tranh này, các cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp được mở ra thơng qua các hình thức cho vay quản lý dịng tiền, cầm cố quyền đòi nợ, quản lý hợp đồng đầu ra mà khá nhiều ngân hàng trong nước đã áp dụng. Có thể nói với các hình thức cho vay này để phát triển lên BTT là rất thuận lợi. Các ngân hàng đi đầu trong nghiệp vụ cho vay này là ACB, Techcombank, VIBBank, SCB…
Thông qua hệ thống các ngân hàng nước ngoài giới thiệu, các ngân hàng thương mại Việt Nam thực tế cũng đã có những hiểu biết nhất định về sản phẩm BTT. Vậy nên rất chủ động tham gia cung cấp sản phẩm BTT ngay sau khi Ngân hàng nhà nước ban hàng Quy chế BTT 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004, đến thời điểm tháng 6 năm 2007, tại Việt Nam có 9 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 11 ngân hàng thương mại trong nước nộp hồ sơ và được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động BTT Đơn vị đi đầu trong việc cho ra sản phẩm này trên thị trường Việt Nam là ngân hàng ACB vào tháng 5/2005. Đặc biệt hơn, một số ngân hàng như ACB, Vietcombank, Sacombank, Techcombank đã sớm tham gia hiệp hội BTT quốc tế FCI hòng dành lợi thế trong cung cấp sản phẩm BTT quốc tế để chiếm lĩnh thị phần BTT, và một điều quan trọng không kém là với dịch vụ BTT các ngân hàng này hy vọng sẽ thu hút được các khách hàng XNK về hoạt động tại ngân hàng của mình.
Ban hành quy chế BTT 1096/2004/QĐ ngày 06/09/2004 là một quyết định đúng đắn khi các ngân hàng trong nước đang không ngừng phát triển mở rộng, đẩy mạnh việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu nền kinh tế hội nhập. Quy chế BTT mở ra cơ hội phát triển mở rộng tín dụng và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như chiết khấu, quản lý sổ cái khoản phải thu… cho các ngân hàng thơng qua hình thức cho vay khơng cần phải có tài sản bảo đảm trên diện rộng.
Bảng 2.1 Danh sách các ngân hàng được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động BTT đến tháng 6 năm 2007
Tên ngân hàng Ngày cấp phép
Tên ngân hàng Ngày cấp phép Duetsche Bank 16/12/2004 Vietcombank 20/11/2004
UFJ 20/12/2004 Sacombank 25/04/2005
FENB 21/12/2004 Techcombank 19/07/2005
Chifon Bank 20/01/2005 Habubank 14/11/2005 Citibank 24/04/2005 VIB Bank 06/12/2005
Calyon 16/05/2005 OCB 20/05/2006
Bank of China 01/07/2005 VAB 25/07/2006 ABN Amro 01/12/2005 NAB 03/10/2006 Standadard Charter 17/10/2006 Eximbank 30/11/2006
ACB 18/11/2004 HDBank 14/12/2006
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thời điểm cuối năm 2004, đầu năm 2005 diễn ra một số các cuộc hội thảo, báo cáo và quảng bá về dịch vụ này, như hội thảo về BTT do ngân hàng Far East National Bank (FENB thuộc tập đoàn Sinopac Holding) tổ chức vào 23.9.2004 nhằm giới thiệu và vận
động sự tham gia cung cấp dịch vụ của một số ngân hàng thương mại cổ phần (Ngân
hàng Phương Đông, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng Quốc Tế
Việt Nam,…), tiếp theo đó là hội thảo BTT tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 7.3.2005 với sự tham dự của đại diện các ngân hàng thương mại tại VN và đại diện của Hiệp hội BTT quốc tế ông Jeroen Kohnstamm, kết quả sau đó là sự gia nhập hiệp hội FCI của ngân hàng Vietcombank, Techcombank, ACB, Sacombank; Ngân hàng Phương
Đông, Ngân hàng Quốc Tế thỏa thuận hợp tác với FENB thực hiện BTT xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên cuộc hội thảo mới mang tính chất giới thiệu sản phẩm nghiệp vụ mà chưa đi sâu vào thực chất khi mà thành phần tham gia chỉ giới hạn đại diện các Ngân hàng
thương mại, chưa có sự tham gia của phía doanh nghiệp XNK là những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này.
Với mong muốn nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường XNK, bốn ngân hàng hội viên FCI của Việt Nam là Vietcombank, Techcombank, ACB, Sacombank đã được FCI hỗ trợ
nhiều hơn thông qua Hội thảo BTT xuất khẩu ngày 20.1.2006 tại TP.HCM. Tại cuộc hội thảo này nhiều vấn đề chuyên sâu hơn về BTT đã được trình bày như vấn đề thuế
chuyển nhượng, minh bách tài chính, vấn đề rủi ro và phí trong BTT. Ơng Karl-Joachim
Lubitz - Chủ tịch Hiệp hội BTT quốc tế (FCI) khẳng định, khi cung cấp dịch vụ này