CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VN
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM
3.2.8. “Quyết tâm chính trị”của hệ thống đối với việc phát triển bao thanh toán
Sản phẩm BTT là một hình thức tín dụng “tín chấp” dựa trên uy tín của bên mua và bên bán hàng. Vì vậy địi hỏi sự “quyết tâm chính trị”của toàn hệ thống từ lãnh đạo đến từng cán bộ kinh doanh của đơn vị BTT hay chính xác hơn đó là bản lĩnh của từng cán bộ và lãnh đạo kinh doanh. Tất nhiên không phải là quyết tâm một cách duy ý chí mà trên cơ sở nền tảng quản trị, kiểm soát rủi ro tốt, sự nhận thức tầm quan trọng của BTT vào quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong tương lai để mạnh dạn đưa ra thông điệp phát triển sản phẩm BTT. Chúng ta vẫn thường nghe những phát biểu từ nhiều phía “Ngân hàng rất cần doanh nghiệp”. “Doanh nghiệp rất cần ngân hàng”. Nhưng doanh nghiệp vay vốn, nhất là tín chấp vẫn cứ “khó”. Ngày nay vay ngân hàng quả khơng “khó”, nhưng thế chấp ln ln là tiêu chí đầu tiên bởi tư duy về hoạt động cho vay phó thác tài sản thế chấp còn rất lớn.
Thực tế các DN càng phát triển, nhu cầu vốn càng lớn, vốn phân bổ ở nhiều trạng thái khác nhau mà DN vẫn hay gọi nôm na là tiền đi (khoản ứng trước) – tiền ở (tiền mặt, hàng tồn kho) - tiền chờ (khoản phải thu). Như vậy có nghĩa là các tổ chức tín dụng cũng cần có chính sách linh hoạt trong tài trợ chứ không thể chỉ dựa vào tài sản thế chấp để cho vay mãi khi mà tài sản doanh nghiệp luôn luôn vận động thay đổi trang thái theo chu kỳ sản xuất - lưu thông. Tuy nhiên vấn đề là Việt Nam chúng ta đã quá quen với việc cho vay có tài sản thế chấp, tư tưởng này đã ăn sâu vào chính suy nghĩ của những người cơng tác trong các tổ chức tín dụng nên việc phát triển sản phẩm BTT trở nên rất khó khăn nếu khơng có sự “quyết tâm chính trị” của cả hệ thống từ cấp lãnh đạo đến nhân viên.
Khảo sát thực hiện đề tài này đối với nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng Sacombank, ACB và Ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank) cho thấy hầu như các cán bộ ngân hàng này đều rất e dè đối với sản phẩm BTT vì các lý do:
− BTT là sản phẩm tín chấp nên mức độ rủi ro rất cao, nếu cho vay đối tượng này, rủi ro không thu được vốn sẽ xử lý ra sao, làm sao để đòi được nợ nếu khơng có tài sản thế chấp trong khi khơng thiếu những đơn vị vay có đầy đủ tài sản bảo đảm đang cần xin vay.
− Thu thập thông tin về người mua hàng rất khó và hầu như họ không hợp tác tốt với ngân hàng
− Chúng tơi khơng có thơng tin về người mua và khơng có kênh hỗ trợ thơng tin đáng tin cậy
− BTT cấp cho bên bán nhưng thẩm định ở bên mua, nhưng bên mua hàng thì lại rất nhiều và phân tán nên để cấp hạn mức BTT cho người bán phải phân tích, thẩm định nhiều người mua, quản lý rất phức tạp, tốn thời gian cơng sức nhưng tổng lợi ích mang lại khơng nhiều.
− Dù quy trình sản phẩm BTT ban hành đầy đủ, tuy nhiên q trình xét duyệt BTT khó khăn do tâm lý sợ rủi ro, sợ trách nhiệm khi khơng thu hồi nợ
Như vậy ngay tại chính các ngân hàng cũng đang e ngại sản phẩm BTT thì khơng thể phát triển nhanh hoạt động BTT. Để có được sự phát triển, nhất thiết cần sự “quyết tâm chính trị” nỗ lực của tồn hệ thống đơn vị BTT đối với sản phẩm, xây dựng quy trình, cách thức tiếp cận tổng thể xuyên suốt từ trên xuống dưới. Đặc biệt ở khâu tổ chức thực hiện, khách hàng mục tiêu bên mua - bên bán luôn song hành nên xây dựng quy trình tiếp cận thẩm định phải khác so với quy trình tín dụng cho vay thơng thường. “Quyết tâm chính trị” cịn thể hiện ở sự chấp nhận rủi ro của đơn vị BTT. Đã là tín dụng thì phải có rủi ro, vấn đề có tài sản đảm bảo khơng có nghĩa là rủi ro đã được loại bỏ. Vì vậy với một quy trình BTT chặt chẽ, cùng với các giải pháp liên kết thông tin giữa các TCTD như thành lập hiệp hội BTT quốc gia, rủi ro trong BTT hồn tồn có thể được lượng hóa và giảm thiểu rất nhiều.
3.2.9. Giới thiệu quảng bá sản phẩm – hội thảo chuyên đề bao thanh toán
Khá thất vọng khi BTT sau ba năm được Ngân hàng nhà nước cho phép hoạt động nhưng doanh thu BTT gần như khơng có và khơng đáng kể. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau song một nguyên nhân khơng kém phần quan trọng đó là cơng tác quảng bá giới thiệu sản phẩm mới chưa nhiều và chưa hiệu quả.
Do vậy việc quảng bá giới thiệu sản phẩm BTT sắp tới phải:
9 Có sự liên kết của toàn hệ thống TCTD trong nước để nâng tầm quy mô tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm.
9 Có sự bảo trợ và tham gia của đại diện Ngân hàng Nhà nước để giải quyết các vướng mắc về mặt pháp lý.
9 Tổ chức hội thảo với sự tham gia của đông đảo các DN để giới thiệu sản phẩm đồng thời tạo ra sự trao đổi thông tin hai chiều giữa DN và ngân hàng trong cách tiếp cận sản phẩm dịch vụ. Xu hướng hội nhập và cách thức tiếp cận vốn trong thời kỳ hội nhập khuyến khích DN minh bạch hóa thơng tin ngày càng nhiều hơn và những lợi ích từ việc minh bạch hóa thơng tin.
9 Các hội thảo, hội nghị và giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp hàng năm đều khơng ít, cần lồng ghép các chương trình này để giới thiệu và quảng bá nhiều hơn cho sản phẩm BTT ra công chúng doanh nghiệp.
9 Chủ động tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, tài trợ với quy mơ lớn, hình thức quảng cáo phải vừa ấn tượng, vừa mạnh để cạnh tranh. Đa dạng hóa hình thức quảng cáo như: Tài trợ chương trình truyền hình, các chương trình văn hóa lớn nhân dịp các ngày lễ lớn, tổ chức hội nghị khách hàng,…
9 Nội dung quảng cáo cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, biết tranh thủ lồng ghép vào các sự kiện lịch sử trọng đại, vận dụng kinh nghiệm của các ngân hàng trong khu vực và quốc tế, nội dung phải cụ thể và bao quát được tiện ích sản phẩm. Giới thiệu sản
phẩm và dịch vụ mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, băng rôn cũng như trên các tờ rơi. Cần lựa chọn các sản phẩm ấn tượng, các tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, các nghiệp vụ mới về loại hình tín dụng này.
9 Việc quảng cáo khơng nên mang tính chất tràn lan, dàn trải mà nên lựa chọn kênh như truyền hình, báo chí có tính phổ biến đồng thời tập trung vào các thời điểm nhất định như: ngày lễ, ngày tết, dịp kỷ niệm, vào các dịp đó ngân hàng tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới, hay một chiến dịch mới về huy động vốn, phát hành kỳ phiếu hay trái phiếu... một mặt cịn góp phần làm cho chi phí cho hoạt động quảng cáo giảm đáng kể nhưng hiệu quả thì tăng rõ rệt.
9 Thành lập phòng/bộ phận marketing chuyên nghiệp, quan tâm đúng mức đến công tác của bộ phận này, đưa công tác marketing ngày càng chuyên trách hơn.
3.2.10. Đào tạo kiến thức về BTT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cho ngành tài chính - ngân hàng trong những năm gần đây trở nên hết sức bức thiết, với sự phát triển của thị trường chứng khoán đã thu hút một lượng rất lớn các nhân sự nòng cốt của ngân hàng chuyển sang làm việc tại các cơng ty chứng khốn, bảo hiểm và các quỹ đầu tư tài chính... Ngồi việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và quản lý của nhân lực tại chỗ, các ngân hàng còn phải phát triển mở rộng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển mở rộng. Các ngân hàng Việt Nam chúng ta có quy mơ vốn nhỏ, tên tuổi thương hiệu chưa đủ mạnh nên chiến lược phát triển của các ngân hàng Việt Nam ngày nay là ngân hàng đa năng, ngân hàng bán lẻ. Cùng với việc đầu tư hiện đại hố cơng nghệ, giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng không thể thiếu đó là phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kiến thức về các sản phẩm mới như BTT. Rất cần có một chiến lược kinh doanh trung hạn và dài hạn về nhân sự để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực với những tiêu chí như năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt. Để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực, cần quan tâm, xem xét đến những giải pháp sau:
9 Cần xây dựng một hệ thống quản trị nhân sự chuẩn, toàn diện, và thống nhất toàn hệ thống từ giai đoạn tuyển dụng đến khi tiếp nhận, đào tạo, đánh giá nhân viên qua hệ thống tiêu chuẩn trình độ nhân viên. Đào tạo bên ngồi kết hợp với đào tạo nội bộ, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ kế thừa.
9 Tạo điều kiện hơn nữa để cán bộ thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, đồng thời không ngừng bồi dưỡng trình độ lý luận, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp.
9 Tạo mọi điều kiện để nhân viên phát huy hết khả năng và năng lực của bản thân với môi trường làm việc ln thể hiện sự đồn kết và hợp tác tốt giữa các đồng nghiệp với nhau. Nhân viên có trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng lãnh đạo phải có những cơ hội để thăng tiến trong tương lai.
9 Bên cạnh đó, vì nhân viên ngân hàng là những người làm việc trên lĩnh vực dịch vụ
cao cấp nên phải đảm bảo tính chun nghiệp và lương cao. Vì vậy, cần có cơ chế tiền lương phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ, các NH cần có chế độ đãi
ngộ nhân viên rõ ràng thông qua quy chế về tiền lương, quy chế thi đua khen thưởng, các chế độ về nhà ở, xe cộ.. đối với các cấp lãnh đạo hay những chuyên viên bậc cao của NH.
9 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ mọi mặt cho các cán bộ lãnh đạo của NH, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro, điều hành kinh doanh và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo các cấp. Cần hướng các cán bộ lãnh đạo có nhận thức sâu sắc về tác động của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NH đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng và hoạt động của NH nói chung.
9 Gắn chiến lược nhân sự với các trường đại học trọng điểm và hình thành các trung
tâm đào tạo tại các ngân hàng thương mại.
9 Xây dựng mơ hình tổ chức và bố trí cán bộ sẽ quyết định đến giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho từng ngân hàng. Quy chế trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban là rất quan trọng để thúc đẩy mơ hình hoạch động, giảm sự trơng chờ cấp trên và đùn đẩy trách nhiệm, khuyển khích từng cá nhân chuyên tâm vào nhiệm vụ công việc được giao, tự phấn đấu và phát triển hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ của mình
9 Tập trung mọi nỗ lực của tổ chức và cá nhân trong hệ thống cho việc nâng cao chất lượng cán bộ theo một chương trình, nội dung đào tạo đúng với những phương pháp, hình thức phù hợp. Chất lượng cán bộ được tạo nên bởi nhiều nhân tố như số lượng cán bộ, cơ cấu cán bộ, cấu trúc bộ máy tổ chức, điều hành, phương pháp quản lý và lãnh đạo,... Cần lựa chọn những nhân viên trẻ đã có kiến thức cơ bản để đào tạo đón đầu, chuyển dần lao động giản đơn sang lao động có trình độ kỹ năng cao đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá dịch vụ NH tiên tiến. Việc đào tạo sau tuyển dụng cần hết sức quan tâm để những người lao động mới được tuyển dụng khỏi bị thiếu hụt những kiến thức cần thiết bắt đầu sự nghiệp, sự tồn tại và phát triển trong tương lai, hiểu biết những cơ chế, quy chế nghiệp vụ,...
9 Đào tạo nhân lực phải hướng đến hội nhập quốc tế thông qua hợp tác với các đơn vị đào tạo nước ngoài, mời các chuyên giao từ các định chế tài chính ngân hàng tiên tiến về thỉnh giảng và gửi cán bộ của ngân hàng đi đào tạo nước ngoài để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm. Bên cạnh việc đào tạo chun mơn sâu cịn cần có đào tạo những chuyên gia pháp lý về quốc tế. Cần tranh thủ sự tài trợ, hợp tác của các NH nước ngồi, các tổ chức quốc tế và thơng qua việc triển khai các dự án hiện đại hoá NH tự đào tạo và hợp tác đào tạo đều gắn bó mật thiết với nhau khơng thể tách rời.
9 Ban hành quy chế quản lý và những chính sách khuyến khích học tập, tạo niềm say mê học tập thường xuyên trong cán bộ công nhân viên trong hệ thống. Xây dựng hệ thống thang bảng lương, lộ trình thăng tiến nghề nghiệp của nhân viên, theo đó đối với những định hướng phát triển vị trí trong hệ thống thì nhân viên cần phải đạt đủ được những bằng cấp gì, địi hỏi thâm niên nghề nghiệp bao lâu và chế độ lương tương ứng theo thang bậc lương của hệ thống trong khoảng bao nhiêu…
9 Cần quan tâm đến việc đổi mới hoạt động của Trung tâm đào tạo như về cơ sở vật chất, kế hoạch đào tạo hàng năm theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh, về hệ thống giáo trình, tài liệu phải được cập nhật và hoàn chỉnh thường xuyên, kết hợp xây dựng đội ngũ giảng viên tại chỗ giỏi về chun mơn và có khả năng sư phạm tốt. Đổi mới các loại hình đào tạo theo hướng xây dựng những chuyên đề chuẩn với những học phần phù hợp và thiết thực, kết hợp giữa lý luận chuyên ngành mới, những cơ chế nghiệp vụ mới.
9 Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh mẫn cán, kiến thức kinh nghiệm thực tế cao, có khả năng tác nghiệp giỏi, có như vậy mới có khả năng thẩm định doanh nghiệp và lượng hóa rủi ro trong q trình tiếp cận khách hàng và nhận biết dấu hiệu cảnh báo sớm cùng hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng. Chẳng hạn làm sao đế biết doanh nghiệp có lành mạnh về tài chính hay khơng? Ngồi các yếu tố phân tích về kỹ thuật tính tốn các chỉ số tài chính của doanh nghiệp cịn cần có phương thức đi tìm hiểu về tình hình TCDN dưới góc độ của nhà đầu tư.
3.2.11. Hợp tác - đầu tư chiến lược có chọn lọc vào các cơng ty để trở thành đối tác tin cậy hay cổ đông của chính khách hàng bao thanh tốn tin cậy hay cổ đơng của chính khách hàng bao thanh tốn
Quy luật phát triển của thế giới tư bản đã cho thấy sự xâm nhập của tư bản tài chính vào tư bản công nghiệp là một xu thế khách quan. Việc thâm nhập của đơn vị BTT vào các khách hàng BTT là một điều hồn tồn có thể để phát triển hoạt động BTT tại Việt Nam. Khi đó đơn vị BTT với tư cách là cổ đông sẽ rất thuận lợi trong việc tạo lập khách hàng, kiểm soát rủi ro BTT. Đơn vị BTT thực hiện quyền cổ đông để định hướng, yêu cầu chọn lựa các cơng ty kiểm tốn lớn, uy tín để làm người "soi" các ngóc ngách về tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có lành mạnh hay khơng, ngồi việc phân tích (một cách thụ động) các thơng số tài chính được cơng bố, so sánh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoặc các doanh nghiệp đang niêm yết (nếu có số liệu), phần cịn lại là phải có sự tìm hiểu một cách chủ động các bản giải trình báo cáo khác. Nếu là cổ đơng của doanh nghiệp, đơn vị BTT sẽ có thể giành quyền được phản biện, chất vấn Ban lãnh đạo doanh