CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VN
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM
3.2.4. Nhà nước chủ trì sớm thành lập công ty kinh doanh định mức tín nhiệm
Thành lập cơng ty định mức tín nhiệm (Credit Rating Agency - viết tắt là CRA) sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế cũng là giảm thiểu rủi ro cho tổ chức tín dụng - cơng chúng đầu tư, thu hút vốn đầu tư quốc tế.
Tại Việt Nam, theo Bộ tài chính, mơ hình thành lập một cơng ty định mức tín nhiệm đã được hiệp hội tài chính Việt Nam (VAFI) trình lên theo mơ hình cơng ty cổ phần và kế hoạch năm 2007 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động, tuy nhiên cho đến nay, công tác thành lập một công ty như vậy vẫn chưa hoàn tất thủ tục để đi vào hoạt động. Việc chậm trễ này có phần chủ quan từ sự lúng túng của các cơ quan bộ ngành trong việc xác định mơ hình hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy. Ngoài ra yếu tố pháp lý hiện hành còn nhiều điểm bất cập làm cho nhiều người khơng tin tưởng vào tính khả thi của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên chúng ta đã chính thức gia nhập vào TWO nên việc thành lập cơng ty định mức tín nhiệm là điều tất yếu trước nhu cầu của nền kinh tế về một môi trường kinh doanh minh bạch.
Tại sao cần định mức tín nhiệm?
− Đối với doanh nghiệp được định mức tín nhiệm, họ có lợi khi định mức tín nhiệm có thể giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tạo lập thương hiệu trên thương trường, đó là những cái lợi rất lớn cho quá trình ổn định và phát triển doanh nghiệp.
− Đối với đơn vị sử dụng thơng tin định mức tín nhiệm: là cổ đơng, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, người tiêu dùng,… họ sẽ dễ dàng trong các quyết định tài trợ đầu tư, khi đó chi phí đầu tư sẽ thấp và hiệu quả đầu tư được nâng lên.
− Đối với quốc gia, định mức tín nhiệm nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Các chỉ số tín nhiệm giúp các nhà quản lý điều hành dự báo kinh tế vĩ mô, chống tham nhũng, giúp minh bạch nên tài chính quốc gia. Đối với Việt Nam việc thành lập công ty định mức tín nhiệm sẽ góp phần ''gọi'' vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo Viện nghiên cứu Normura, định mức tín nhiệm là việc đánh giá về khả năng một tổ chức phát hành thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính. Cơng ty định mức tín nhiệm là công ty cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh tốn. Đơn vị sử dụng thơng tin định mức tín nhiệm sẽ là người trả phí cho cơng ty định mức tín nhiệm. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng sẽ giúp ngân hàng thuận lợi khi thẩm định cho vay, các quyết định tài trợ BTT sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và an tồn. Và quan trọng hơn các thông tin doanh nghiệp minh bạch sẽ giúp môi trường kinh doanh quốc gia được minh bạch hơn, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao, thu hút nguồn vốn quốc tế.
Việc đánh giá tín nhiệm địi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thơng tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo u cầu của tổ chức đánh giá, tạo lập thói quen minh bạch hóa thơng tin đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Khác với phân tích đánh giá doanh nghiệp qua thơng tin tài chính, đối với thơng tin cơng ty định mức tín nhiệm cung cấp thì ngồi các chỉ tiêu tài chính cịn có các chỉ tiêu phi tài chính rất quan trọng như tình hình cạnh tranh, triển vọng phát triển của sản phẩm, xu hướng thị trường, ý kiến và phản ứng của người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp... Kết quả xếp hạng sẽ là sự kết hợp kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính có tính khác biệt về ngành và quy mơ.
Mơ hình cơng ty định mức tín nhiệm Việt Nam theo đó đối tượng đánh giá của cơng ty định mức tín nhiệm là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn, cơng ty đại chúng... cơng ty định mức tín nhiệm cũng đánh giá cả Chính phủ, các địa phương, các bộ ngành.
cơng ty định mức tín nhiệm thành lập phải hội tụ đủ những yêu cầu sau:
Tính độc lập, Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, bất kỳ một cơng ty định mức tín nhiệm nào muốn thành công đều phải bảo đảm không chịu sức ép chính trị, sức ép từ nhà phát hành.
Tiềm lực tài chính, Khả năng tài chính là một yếu tố then chốt đối với bất cứ loại hình
cơng ty nào, nó đảm bảo cho cơng ty duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, đối với các cơng ty định mức tín nhiệm, tiềm lực tài chính cịn cho phép họ chống lại các sức ép từ bên ngoài để giữ địa vị độc lập của mình trong khi ấn định xếp hạng tín nhiệm cho nhà phát hành.
Tiềm lực kỹ thuật, Tiềm lực kỹ thuật của một công ty xếp hạng tín nhiệm bao gồm: Phương tiện làm việc, kỹ thuật xếp hạng và con người. Trang thiết bị tuy chỉ là một yếu tố phụ, song nó trợ giúp khá đắc lực cho các chuyên gia xếp hạng tín nhiệm hồn thành cơng việc nhanh, chính xác. Vấn đề thứ hai là kỹ thuật xếp hạng tín nhiệm, hay chính là công nghệ sản xuất của công ty định mức tín nhiệm, nó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, công nghệ này trong công ty định mức tín nhiệm phần lớn nằm ở yếu tố con người, chính là đội ngũ chuyên gia xếp hạng tín nhiệm có chun mơn, kinh nghiệm. Họ là những người xử lí thơng tin và đưa ra kết luận về xếp hạng tín nhiệm của nhà phát hành, vậy nên trong xếp hạng tín nhiệm có mang dấu ấn khá đậm nét tư duy và trình độ nghiệp vụ của các chuyên gia.
Khả năng tiếp cận thông tin, nguyên liệu chính của cơng ty định mức tín nhiệm là các
loại thơng tin. Thơng tin càng đầy đủ, chính xác, càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra một kết quả chính xác sau này. Do đó, cơng ty phải có khả năng tiếp cận được nguồn thơng tin đáng tin cậy dưới mọi hình thức, trực tiếp hoặc gián tiếp, chính thức hoặc khơng chính thức.
Uy tín đối với thị trường, cũng như bất kỳ một cơng ty nào, cơng ty định mức tín nhiệm
cũng cần phải tạo dựng được uy tín đối với thị trường, để kết quả định mức tín nhiệm- sản phẩm mà công ty cung cấp, được "người tiêu dùng" - TCTD, công chúng đầu tư sử dụng.
Các quy định luật pháp hiện nay chúng ta có thể thành lập cơng ty định mức tín nhiệm, tuy nhiên để có thể đảm bảo năm tiêu chí nêu trên ngồi vấn đề xây dựng và hoàn chỉnh pháp lý cho loại hình dịch vụ kinh doanh tín nhiệm, rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hay Cơng ty Tài chính quốc tế. Trong q trình nghiên cứu để thành lập và hoạt động, cần tiếp thu một số kinh nghiệm của các nước đi trước để có thể thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm như sau:
− Nên có một nhà tài trợ địa phương. Ban đầu có thể là Chính phủ hoặc một ủy ban khu vực tư dưới sự nâng đỡ của cơ quan quản lý chứng khoán hoặc ngân hàng trung ương.
− Một nghiên cứu tiền khả thi nên được thực hiện để xác định sự có thể tồn tại của một tổ chức định mức tín nhiệm. Nghiên cứu có thể được tài trợ bởi một nhóm khu vực tư nhân, hoặc một tổ chức quốc tế cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các thị trường chứng khoán đang nổi.
− Nếu có thể tồn tại về mặt kinh tế, tổ chức định mức tín nhiệm nên được tổ chức: Quyền sở hữu có thể bao gồm một nhóm các tổ chức tài chính trong nước hoặc các nhà đầu tư có tổ chức mà khơng ai sở hữu q 10%. Trong khi các cơ quan chính quyền có thể được phép tham gia làm chủ, nhưng dường như thích hợp chỉ giới hạn bất kỳ sự tham gia nào như vậy khơng hơn 25% vốn góp ban đầu. Một chọn lựa khác, một tổ chức định mức tín nhiệm trong nước có thể được thành lập như là một liên doanh với một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế vững chắc.
− Chính phủ nên xem xét cho phép tổ chức định mức tín nhiệm một quyền kinh doanh độc quyền trong một thời gian nhất định (có thể 5 năm) nhưng điều này phải được chứng tỏ bởi một nghiên cứu khả thi. Trong khi về dài hạn, cạnh tranh là điều rất đáng mong muốn, ở nhiều thị trường chứng khoán đang nổi khơng có đủ một số lượng lớn các nhà phát hành, các công cụ và các nhà đầu tư để tạo thành một hệ thống định mức cạnh tranh có thể tồn tại về mặt kinh tế.
− Một nhà tài trợ quốc tế nên được xác định để tham gia sở hữu cơ quan định mức tín nhiệm và/hoặc cung cấp trợ giúp kỹ thuật. Nhà tài trợ quốc tế có thể là một cơ quan phát triển như Cơng ty tài chính quốc tế (IFC), hoặc một tổ chức định mức tín nhiệm hiện hữu ở một quốc gia phát triển hoặc gần với thị trường chứng khốn đang nổi. Khơng có sự trợ giúp kỹ thuật từ một tổ chức định mức tín nhiệm vững chắc, sẽ không thể cho một công ty định mức tín nhiệm có danh tiếng và sự chun nghiệp kỹ thuật cần thiết để đạt được niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
3.2.5. Thành hiệp hội bao thanh toán quốc gia để thúc đẩy hoạt động bao thanh toán, đặc biệt là bao thanh toán nội địa
Xu hướng phát triển BTT trên thế giới cho thấy, BTT nội địa chiếm tỉ lệ rất lớn trong doanh số BTT. Các ngân hàng là đơn vị thực hiện các hoạt động BTT có hiệu quả nhất. Vì vậy, dưới góc độ ngành ngân hàng, việc liên kết giữa các ngân hàng trong nước để thành lập hiệp hội BTT quốc gia trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng để đẩy mạnh quá trình phát triển hoạt động BTT, nhất là mảng hoạt động BTT nội địa. Thành viên hiệp hội BTT quốc gia sẽ là các ngân hàng có chức năng hoạt động BTT và các ngân hàng tự nguyên tham gia hiệp hội. Mục tiêu và phạm vi hoạt động của hiệp hội BTT đề xuất một số công việc sau:
− Thống nhất quy chế quản lý dòng tiền khách hàng BTT trong toàn hệ thống các đơn vị hội viện để nâng cao hiệu quả hoạt động BTT, giảm thiểu rủi ro.
Thông thường, các khoản cho vay tín chấp đều có ràng buộc tại hợp đồng tín dụng quy định bên cho vay được quyền yêu cầu trích tài khoản tiền gửi của bên vay tại TCTD khác để thu hồi nợ nếu khoản vay đến hạn. Tuy nhiên thực tế có sự xung đột quyền và lợi ích giữa các tổ chức tín dụng nên việc trích tài khoản ở TCTD khác để thu nợ là không thể thực hiện nên rất cần một hiệp hội đứng ra dàn xếp và thống nhất xử lý.
− Đại diện cho Hội viên trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại có liên quan đến hoạt động BTT.
− Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và của Hiệp hội. − Phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đào tạo BTT.
− Cung cấp thông tin cần thiết cho Hội viên hoạt động BTT trong và ngoài nước. Chia sẻ thông tin cơ sở khách hàng trong BTT.
− Tham gia xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến BTT, phản ánh nguyện vọng đề xuất của Hội viên và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thầm
quyền đối với các vấn đề có liên quan đến sự phát triển hoạt động BTT, quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên.
− Điều phối, hòa giải tranh chấp giữa các Hội viên.
Với phạm vi hoạt động của hiệp hội như vậy, các ngân hàng sẽ có cơ sở để mạnh dạn phát triển hoạt động BTT.
Về kinh phí hoạt động của Hiệp hội xây dựng trên cơ sở nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ cung cấp, phí hội viên theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. Ngồi ra hiệp hội có thể nhận các các nguồn tài trợ hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, theo quy định của pháp luật.
3.2.6. Xây dựng khách hàng mục tiêu dựa trên tiêu chí minh bạch tài chính
Đối với BTT, rủi ro phụ thuộc ở uy tín của bên mua hàng nên quá trình thẩm định xét duyệt BTT người mua rất quan trọng dù là BTT truy địi hay khơng truy địi. Vì vậy khách hàng mục tiêu trong BTT trở thành cặp khách hàng người bán - người mua. Lấy
bên mua làm tiêu chí quyết định tài trợ, lấy bên bán làm tiêu chí xác định nhu cầu
BTT.
Người mua hàng là các doanh nghiệp có thương hiệu, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đại chúng thì uy tín trong thanh tốn cao hơn, giảm rủi ro cho đơn vị BTT, đồng thời đối tượng doanh nghiệp này cũng thường có ưu thế người mua lớn nên thường mua hàng trả chậm nhà cung cấp. Như vậy khách hàng mục tiêu:
Bên bán hàng: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây cũng là đối tượng khách hàng mục tiêu của tín dụng truyền thống mà hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đang khai thác. Vì vậy, các ngân hàng có thể kết hợp sử dụng nền tảng thơng tin từ tín dụng truyền thống đang khai thác để thẩm định thông tin người bán hàng đang có để giảm chi phí, khai thác tối đa nhu cầu tín dụng của khách hàng, gia tăng thu nhập cho đơn vị BTT, cách ngắn nhất để tiếp thị sản phẩm BTT.
Bên mua hàng: Trong điều kiện thông tin về người mua rất hạn chế do tâm lý và tập
quán kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn cơng khai tình hình hoạt động tài chính, càng khơng muốn một tổ chức bất kỳ nào can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của chính mình, đơn vị BTT gặp khó khăn trong thẩm định bên mua hàng thì việc lựa chọn khách hàng người mua trong chu trình BTT nên là:
9 Các cơng ty niêm yết, công ty đại chúng: Sở dĩ chọn khách hàng các cơng ty này vì trong điều kiện thơng tin doanh nghiệp Việt Nam thiếu minh bạch, gây rất nhiều khó khăn cho các quyết định tài trợ trong BTT thì đối tượng các cơng ty đại chúng, cơng ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khốn là có mức độ minh bạch tài chính tương đối vì họ chịu sự chi phối của luật pháp về quy chế công bố thơng tin, ngồi ra các đối tượng công ty này có sự giám sát chặt chẽ của cổ đông công chúng lớn nên thông tin dễ tiếp cận và có độ tin cậy nhất định.
9 Các doanh nghiệp lớn, tổng cơng ty 90, 91, tập đồn kinh tế lớn, có thương hiệu: Đối tượng người mua này, tài chính thường có độ ổn định khá, khả năng tiếp cận thông tin cao thông qua các báo cáo thương niên và các phương tiện xếp hạng tín nhiệm
trong nước và quốc tế có giá trị cao cho công tác thẩm định bên mua của đơn vị BTT. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là thông qua các doanh nghiệp này, đơn vị BTT đã có thể thẩm định được một phần năng lực của người bán hàng (nhà cung cấp), vì để trở thành nhà cung cấp cho các đối tượng DN này là một vấn đề lớn mà không phải bất kỳ DN nào cũng có thể đạt được trên phương diện quản trị điều hành, năng lực sản xuất, độ ổn định của sản phẩm…
9 Các khách hàng là cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) thuộc các nước có lịch sử