CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VN
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM
3.2.14. Đẩy mạnh liên kết phát triển kênh đại lý trong nước và ngoài nước Gia
nhập hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI
Đối với BTT nội địa, hiện trong hệ thống ngân hàng trong nước đã có 11 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam đăng ký hoạt động BTT nhưng đều gặp phải những khó khăn về vấn đề thẩm định bên mua, vậy tại sao không thể liên kết với nhau để phát triển hoạt động BTT? Về cơ bản các doanh nghiệp bên mua không hoạt động tại ngân hàng này thì sẽ hoạt động tại ngân hàng khác. Nếu có sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau, thơng tin tài chính, uy tín bên mua sẽ có thể thu thập một cách nhanh chóng.
Trong tín dụng thông thường, đồng tài trợ, ủy thác đầu tư đã là những hoạt động tín dụng rất phổ biến. Vì vậy các ngân hàng trong nước cũng cần tăng cường liên kết để sớm đẩy mạnh BTT nội địa phát triển, liên kết để cùng có lợi mà rủi ro lại được giảm mức tối đa vì khi liên kết, các dòng tiền của doanh nghiệp bên mua và bên bán đều được các tổ chức tín dụng quản lý.
Đối với BTT quốc tế, cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu đang ngày càng trở nên khắc nghiệt. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Một trong những yếu tố để cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu là điều kiện thanh toán. Tuy nhiên cho đến nay, các ngân hàng Việt Nam có hoạt động BTT đều chưa triển khai hoạt động BTT quốc tế. Mặt khác BTT quốc tế phải có hai đơn vị gồm đơn vị BTT nhập khẩu và đơn vị BTT xuất khẩu. Ngồi ra BTT quốc tế địi hỏi các đơn vị BTT Việt Nam cần phải có hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro tốt, hệ thống kênh đại lý mạnh và uy tín ở nước ngoài. Giải pháp cho vấn đề phát triển BTT quốc tế là các đơn vị BTT Việt Nam gia nhập hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI và/hoặc liên kết bao thanh tốn thơng qua các đối tác chiến lược (như một số ngân hàng ACB, Techcombank, Sacombank đã bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài) để phát triển, hợp tác với các ngân hàng đại lý nước ngồi có uy tín để giảm thiểu rủi ro, chi phí dịch vụ BTT quốc tế ở mức hợp lý, đảm bảo lợi ích cho các bên trong hoạt động BTT.
BTT quốc tế có khác biệt về quốc gia, luật pháp, ngôn ngữ và tập quán kinh doanh… Vì vậy tham gia hiệp hội FCI, các đơn vị BTT của Việt Nam sẽ trở thành thành viên FCI và sẽ có được lợi ích như:
9 Liên kết mạng lưới các đơn vị bao thanh tốn (cơng ty mua bán nợ) hàng đầu trên toàn thế giới.
9 Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và hiệu quả, thơng qua đó các thành viên có thể tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
9 Khung pháp chế uy tín, bảo vệ các nhà xuất - nhập khẩu.
9 Quy trình chuẩn, hướng đến chất lượng tồn cầu.
9 Các khóa đào tạo nghiệp vụ BTT theo chuẩn mực quốc tế.
9 Hoạt động quảng cáo toàn cầu nhằm đưa hoạt động BTT trở thành phương thức thanh toán quốc tế được ưa chuộng/phổ biến.
Các đơn vị BTT Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh việc phát triển các đại lý BTT ra nước ngồi thơng qua các mối quan hệ với các hội viên mạng lưới FCI.