CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI VN
3.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM BTT TẠI THỊ TRƯỜNG
3.1.2 Bao thanh toán xuất nhập khẩu
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu đang ngày càng trở nên khắc nghiệt và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ln phải tìm mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Một trong những yếu tố để cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu là điều kiện thanh tốn. Nếu như một doanh nghiệp có thể xuất khẩu với phương thức thanh toán ghi sổ nợ (open account), thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ ký thêm được nhiều hợp đồng. Tuy nhiên, nếu xuất khẩu với hình thức này thì rủi ro thanh tốn sẽ tăng lên. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ dám chấp nhận phương thức này với những khách hàng uy tín, lâu năm của mình mà thơi. Ngay cả khi được đảm bảo về rủi ro thanh toán, doanh nghiệp vẫn bị khách hàng chiếm dụng vốn trong suốt thời gian chờ đợi. Thiếu dịng tiền mặt mà lại khơng thể dễ dàng tiếp cận với vốn từ các nguồn vốn vay tín dụng truyền thống, doanh nghiệp sẽ gặp khơng ít khó khăn để duy trì sản xuất. Trong tình thế đó, BTT xuất nhập khẩu đã xuất hiện như một vị cứu tinh. BTT được đánh giá là một dịch vụ tài chính mới, khơng u cầu điểu kiện tài sản bảo đảm với thủ tục khá đơn giản, có thể giúp doanh nghiệp vừa xuất khẩu cho khách hàng theo điều kiện thanh toán ghi sổ, lại vừa thu được tiền mặt ngay sau khi xuất hàng đi.
Dịch vụ BTT trong xuất nhập khẩu đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các nước trong khu vực cũng đã phát triển BTT như Trung quốc, Indonesia, Ấn độ, Nhật bản, Malaysia, Hàn quốc, Singapore, Sri Lanka, Đài loan và Thái Lan... Thật không công bằng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi các đối thủ cạnh tranh của họ ở các nước khác đang được hưởng lợi thế từ dịch vụ này. Chỉ những năm gần đây, dịch vụ BTT mới bắt đầu được giới thiệu cho các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam. “Thương trường như chiến trường”, để có thể đứng vững trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp ngồi nỗ lực tự thân cịn rất cần đến sự trợ giúp nhiều mặt của các ngân hàng cũng như các công ty đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Điều đó địi hỏi các tổ chức tín dụng phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán thương mại. Nếu khơng, các doanh nghiệp khó tránh khỏi nguy cơ thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất.
Cạnh tranh thương mại tồn cầu đang có xu hướng giảm dần phương thức L/C, tăng phương thức thanh toán mở sổ, thêm vào đó xu hướng tăng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu và tăng trưởng doanh số xuất khẩu cao trong những năm qua tạo áp lực về vốn đáp ứng nhu cầu bán hàng trả chậm ngày càng lớn, thế nhưng việc tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng theo phương thức vay truyền thống đang gặp nhiều khó khăn về tài sản bảo đảm, khả năng kiểm sốt… Đây là những điều kiện chín muồi cho việc phát triển sản phẩm BTT. Điều kiện đó lại cịn được hợp sức bởi chủ trương phát triển kinh tế hướng ra xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta nên tạo một sức cầu lớn về sản phẩm BTT xuất khẩu của doanh nghiệp, đó là cơ sở khẳng định vững chắc triển vọng phát triển mạnh hoạt động BTT xuất nhập khẩu trong tương lai.