TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU

3.1.1 Vị trí địa lý của huyện Vĩnh Châu

Vĩnh Châu là huyện đồng bằng ven biển phía Nam của tỉnh Sóc Trăng. Phía Đơng và phía Nam giáp với biển Đơng, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Bờ biển huyện Vĩnh Châu dài hơn 43km bờ biển, có cửa sơng Mỹ Thanh đổ ra biển Đông. Đây là vùng biển bồi, mức độ bồi tụ, lấn biển hàng năm khoảng 50 - 80 m tạo cho huyện có lợi thế, tiềm năng lớn về kinh tế biển, đặc biệt với ngành mũi nhọn là ni trồng thủy sản nhưng lại đặt ra khơng ít khó khăn, thách thức đối với sản xuất nơng nghiệp bởi đất đai bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, khơng có nguồn nước ngọt tự chảy để chủ động tưới cho cây trồng và thau chua, rửa mặn cải tạo đất. Chính vì vậy mà sản xuất nông nghiệp của huyện Vĩnh Châu chỉ tập trung vào hai thế mạnh chính là ni trồng thủy sản và trồng rau màu trên các giồng đất pha cát bồi đặc thù của vùng đất biển.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Châu

Tồn huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 7 xã đặc biệt khó khăn.

Dân số: 151.755 người/30.642 hộ, trong đó lao động nữ chiếm tỉ lệ 50,28%, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 55,73%. Dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ cao nhất 52,43%, kế đến là dân tộc Kinh chiếm 28,35%, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ 19,22% và dân tộc khác khoảng 10%.

Trong số 9 huyện, thị của Sóc Trăng, huyện Vĩnh Châu lâu nay được mệnh danh là miền đất đặc biệt khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, đất đai nhiễm phèn, mặn, cuộc sống người dân rất bấp bênh. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (từ năm 2001 đến nay) Vĩnh Châu đã khắc phục ngay tình trạng thuần nơng, độc canh cây lúa thu nhập bấp bênh, đa dạng hóa cây trồng vật ni hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Huyện xác định nuôi trồng thủy sản và chuyên canh màu là trọng tâm nền nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao mà địa phương hướng tới. Trong cái nền chung đó, con tơm sú, cây hành tím, củ cải trắng - nhóm cây màu thực phẩm được coi là cây trồng vật nuôi chủ lực.

Để đạt được những bước phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh chóng, bên cạnh những nỗ lực của chính quyền địa phương và sự quyết tâm của nhân dân thì sự hỗ trợ vốn của các ngân hàng trên địa bàn huyện nhà đóng một vai trị khá quan trọng.

3.1.3 Thế mạnh và khó khăn

3.1.3.1 Thế mạnh

Đội ngũ lao động huyện đông đảo, chiếm 69% dân số. Đặc biệt lao động trong độ tuổi dưới 40 tuổi, chiếm 47% số lao động; độ tuổi dưới 40 tuổi họ là những lao động trẻ, khỏe, năng động trong làm ăn kinh tế. Chịu khó, cần cù, sẵn sàng làm bất cứ cơng việc gì để có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống gia đình và bản thân. Mức sống của nhân dân trong vùng thấp, thuận lợi cho việc tuyển dụng hoặc thu hút lao động vào các cơng việc có mức thu nhập khơng cao và ổn định.

3.1.3.2 Khó khăn

Trong cơ cấu nghề nghiệp, lao động nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm một tỷ lệ lớn; số lượng lao động dư thừa còn rất lớn, chủ yếu là lao động phổ thơng. Tỷ lệ lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trình độ học vấn của người lao động thấp, nhất là lao động đồng bào Khmer. Học vấn thấp làm hạn chế việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như đào tạo khi có điều kiện phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện. Không chỉ cản trở người lao động tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật mà còn gây trở ngại trong các cơng việc khác có liên quan như những hiểu biết tối thiểu về thị trường, ít có điều kiện giao tiếp với thơng tin bên ngồi, để biết được nhu cầu và nơi tiêu thụ các mặt hàng nơng sản của mình làm ra.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)