ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HUYỆN

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

5.2 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HUYỆN

VĨNH CHÂU.

Dựa trên mơ hình SWOT để đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu, bao gồm những điểm sau:

5.2.1 Điểm mạnh (Strengths)

- Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu đã có mặt tại địa bàn lâu năm nên hiểu khá rõ về tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng vùng trên địa bàn, điều này sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn.

- Ngân hàng Nơng nghiệp là một trong những Ngân hàng quốc doanh lớn, có uy tín trên thương trường, có nhiều khách hàng truyền thống.

- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ - nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong cơng việc.

- Đội ngũ lãnh đạo có năng lực, có sự quan tâm đúng mức đến nhân viên. Có chính sách, chế độ khen thưởng thích hợp - điều này sẽ làm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, thi đua và ý thức làm việc của từng cán bộ.

5.2.2 Điểm yếu (Weaknesses)

- Số lượng nhân viên của ngân hàng cịn thiếu, trình độ của nhân viên chưa cao (chỉ có 7 người có trình độ đại học, một số khác thì đang theo học các loại hình đào tạo đại học, số còn lại là trung cấp), phải đảm nhận q nhiều cơng việc nên khó tránh khỏi sai sót dẫn đến hiệu quả cơng việc giảm xuống. Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn quá rộng lớn nên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay ít nhiều cũng có hạn chế gây ảnh hưởng đến cơng tác tín dụng.

- Hoạt động marketing chưa thật sự đẩy mạnh, ngân hàng chỉ mới quảng cáo trên đài phát thanh ở huyện chưa có hình thức quảng cáo khác.

- Hệ thống máy vi tính chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch và sử dụng tại đơn vị, đường truyền mạng chậm làm mất thời gian của khách hàng và ngân hàng, chưa trang bị máy rút tiền tự động, trong khi đó nhu cầu sử dụng thẻ ATM tại địa phương đã bắt đầu gia tăng.

- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, tập trung cho vay đối tượng nuôi tôm quá nhiều, chưa chú trọng đến các những hình thức kinh doanh khác điều này dễ dẫn đến rủi ro, nợ quá hạn cao.

5.2.3 Cơ hội (Opportunities)

- Với việc huyện đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hướng tới mục tiêu đa dạng cây trồng vật ni nên ngân hàng có nhiều cơ hội tốt trong hoạt động cho vay.

- Các cấp chính quyền tại địa phương đã có nhiều quan tâm đến sự hoạt động của ngân hàng nên đã phối hợp với ngân hàng trong việc thành lập Ban chỉ đạo thu hồi, xử lý nợ từ huyện đến xã. Điều này đã tạo điều kiện cho việc thu hồi xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thuận lợi hơn.

- Sắp tới tuyến quốc lộ Nam sông Hậu hồn thành, hệ thống giao thơng sẽ được mở rộng nối liền huyện Vĩnh Châu, huyện Long Phú, thành phố Sóc Trăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.

- Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách ngành ngân hàng Việt Nam, giúp NHTM học hỏi nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngồi, tiếp cận được hệ thống cơng nghệ thơng tin

hiện đại tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước phát triển các loại hình dịch vụ mới thu hút được nhiều khách hàng.

5.2.4 Thách thức (Threats)

- Nền kinh tế của huyện chủ yếu là nông, lâm, diêm nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết và giá cả thị trường. Mà 2 yếu tố này này ln biến động bất thường, địi hỏi ngân hàng cần phải có những dự báo chính xác để chủ động trong việc cho vay, hỗ trợ vốn nơng dân sản xuất.

- Trình độ hiểu biết của nơng dân trên địa bàn còn thấp dẫn đến việc trồng trọt, chăn ni chưa đạt năng suất cao.

- Có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn như Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương…Vì thế địi hỏi ngân hàng phải có những chiến lược thích hợp để cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)