Về sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

5.3.2 Về sử dụng vốn

Hiệu quả tín dụng là vấn đề quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Khi hiệu quả tín dụng cao thì tạo đà cho hoạt động kinh doanh tiến triển tốt đẹp, ngược lại nếu hiệu quả thấp sẽ đưa ngân hàng đến chỗ mất ổn định chậm phát triển. Vì vậy, việc tăng cường quản lý chất lượng tín dụng tại các NHTM ln là yêu cầu bức thiết.

Nhìn chung nền kinh tế nơng nghiệp ở Vĩnh Châu còn lạc hậu. NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu ngoài chức năng kinh doanh thuần túy cịn chức năng phục vụ cho chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước tại địa phương, khách hàng chủ yếu là nơng dân. Cho nên vấn đề tín dụng nơng nghiệp ở nơng thơn là hết sức quan trọng cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

5.3.2.1 Biện pháp nâng cao doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ.

 Việc mở rộng hệ thống giao thông tạo cơ hội thuận lợi cho ngân hàng mở

rộng hoạt động kinh doanh tuy nhiên áp lực cạnh tranh cũng khơng nhỏ. Vì vậy ngân hàng cần đặt quan hệ tín dụng lâu dài với những khách hàng truyền thống có uy tín, trong cho vay phải linh động, cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng trong khả năng mà ngân hàng có thể làm được.

 Việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng sẽ giúp hoạt động cho vay của ngân hàng được mở rộng hơn, vì ngồi cho vay ni tơm, trồng hành, ngân hàng cịn có thể cho vay ni thủy sản khác như nuôi cá kèo; trồng củ cải trắng, nấm rơm, ớt…Với việc chuyển đổi đó ngân hàng cần tìm kiếm khách hàng mới dựa trên tiêu chí khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và khả năng đảm bảo về tài chính, góp phần nâng cao doanh số cho vay và dư nợ.

 Tìm hiểu nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần

tìm hiểu xem khách hàng đó vay vốn để làm gì? Trồng trọt hay chăn ni?… Tránh tình trạng hộ này vay thừa, hộ kia thiếu vốn. Từ đó có cơ sở để đưa ra kết luận chính xác nhất để giúp cho cơng tác tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả, nâng cao doanh số cho vay đồng thời hạn chế được rủi ro trong cho vay.

 Mở rộng phạm vi cho vay

Sự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng cộng thêm việc hệ thống giao thông được mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay. Để làm được việc này ngân hàng cần thực hiện:

+ Củng cố và tăng cường thêm hệ thống các tổ liên doanh:

Trong thời gian qua, tuy có xảy ra một số trường hợp các tổ trưởng chiếm dụng vốn, nhưng nhìn chung mạng lưới này hoạt động rất tốt và giữ vai trò chủ đạo là các tổ trưởng tổ liên doanh (còn gọi là cộng tác viên tín dụng ). Các tổ thực hiện rất tốt cơng tác tư vấn, cung cấp thông tin, môi giới nhu cầu vay vốn, cùng cán bộ thẩm định hồ sơ vay vốn cũng như giúp cán bộ xử lý nợ.

+ Cho vay thông qua các tổ chức xã hội.

Căn cứ theo công văn số 749/NHNo-06 của NHNo & PTNT Việt Nam, hộ gia đình, cá nhân vay vốn trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam để sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, mở mang ngành nghề tạo công ăn việc làm thông qua tổ vay vốn do các tổ chức thành lập:

- Hội nông dân.

- Hội liên hiệp phụ nữ.

- Đoàn thanh niên cộng sản HCM. - Hội cựu chiến binh.

- Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác.

Ngân hàng lựa chọn các tổ chức trên chọn mơ hình ký kết hợp đồng trách nhiệm, phương thức đầu tư vốn nhằm chuyển tải vốn có hiệu quả và an tồn vốn đến người nông dân.

5.3.2.2 Biện pháp hạn chế nợ quá hạn

Qua phân tích cho thấy hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng còn ở mức cao, để giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức chấp nhận được thì ngân hàng cần chú ý việc cho vay để hạn chế nợ quá hạn. Sau đây là một số biện pháp nhằm giúp cho ngân hàng hạn chế nợ quá hạn.

- Ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ dư nợ, thời hạn nợ của khách hàng qua máy tính, nếu có món nợ nào đến hạn thì kịp thời thơng báo, đơn đốc khách hàng trả nợ.

- Các khoản vay đáng tin cậy và khả năng thu hồi nợ tốt nên cho vay theo hạn mức tín dụng để hạn chế nợ quá hạn.

- Khi đã phát sinh nợ q hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ ngun nhân để có hướng đề xuất xử lý thích hợp.

Thơng thường nợ quá hạn xảy ra do nguyên nhân khách quan và chủ quan (nguyên nhân khách quan là do thiên tai, dịch bệnh, do biến động xấu của thị trường và giá cả…Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do bản thân người vay). + Nếu do nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn khơng trả thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đồn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu.

+ Nếu do nguyên nhân khách quan thì tùy trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ tín dụng…

Ngồi ra để hạn chế nợ q hạn thì ngân hàng cũng cần chú ý đến những điểm sau:

 Đào tạo cán bộ tín dụng nhằm mục đích nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Đào tạo bằng cách: đào tạo lại cán bộ tín dụng thơng qua các hình thức tập trung, tại chức,…Nội dung đào tạo là nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao khả năng sử dụng tin học để quản lý hồ sơ tín dụng….

 Ngân hàng cần tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong cơng tác tín dụng; phối hợp tốt với các ngành, các cấp có liên quan để thu thập thơng tin về khách hàng đầy đủ và chính xác, điều này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế phần nào nợ quá hạn nảy sinh do thiếu thơng tin chính xác về khách hàng. Ngồi ra ngân hàng nên trích một khoản tiền hoa hồng cho các hộ nông dân hoặc người đại diện ở xã, ấp để họ tích cực, tận tình giúp đỡ cán bộ tín dụng hồn thành nhiệm vụ.

 Cán bộ tín dụng cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từng năm và từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Ngồi ra, cán bộ tín dụng cũng nên theo sát những diễn biến về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong và ngồi tỉnh…từ đó có những dự báo chính xác về những biến động đó để hỗ trợ cho cơng tác tín dụng đạt hiệu quả cao hơn.

 Phần lớn trình độ dân trí của nơng dân trên địa bàn cịn thấp cho nên ngân hàng cần kết hợp với cơ quan khuyến nông, khuyến ngư của huyện, hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật trồng trọt, chăn ni đạt chất lượng cao, đảm bảo có lãi.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)