Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 58)

ĐVT: Triệu đồng Đối tượng Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Hợp tác xã _ _ _ _ _ _ _ Doanh nghiệp _ _ 2.150 _ _ 2150 _ Hộ cá thể 16.923 25.718 75.054 8.795 51,97 49.336 191,83 Tổng cộng 16.923 25.718 77.204 8.795 51,97 51.486 200,19 (Nguồn: Phịng Tín dụng, 2005 - 2007)

Nhìn chung tình hình nợ q hạn của ngân hàng đối với các thành phần kinh tế cũng có xu hướng tăng, tập trung chủ yếu ở đối tượng là hộ cá thể và doanh nghiệp. Trong đó hộ cá thể chiếm tỉ trọng nợ quá hạn cao nhất trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Trong các hộ cá thể ngồi những người dân bình

thường thì cịn có một số cán bộ, đảng viên của các xã trên địa bàn được ngân hàng cho vay vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những nguyên nhân mà ta thường gặp như nơng dân thất mùa khơng có khả năng trả nợ thì ngun nhân chính làm cho tình trạng nợ q hạn ở hộ cá thể tăng cao xuất phát từ nợ xấu trong cán bộ, đảng viên của các xã. Mặc dù lãnh đạo huyện đã quan tâm, bằng động thái thành lập Ban Chỉ đạo thu hồi, xử lý nợ. Các xã cũng đều thành lập ban thu hồi, xử lý nợ, nhưng một số thành viên chưa thật sự nhiệt tình trong việc địi nợ, ngại đụng chạm đến những cán bộ có vay nợ này. Một số cán bộ, đảng viên không gương mẫu trong việc trả nợ mặc dù họ có khả năng trả nợ với lý do hết sức đơn giản vay của ngân hàng Nơng nghiệp thì lãi suất thấp so với bên ngồi, khơng bị xiết nợ căng nên họ tìm mọi cách để chiếm dụng vốn. Rõ ràng là do ý thức trả nợ vay của những hộ cá thể trên chưa cao, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn ở ngân hàng ngày một tăng.

4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆNVĨNH CHÂU THƠNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH. VĨNH CHÂU THƠNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH.

Bên cạnh việc phân tích hoạt động tín dụng theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo thành phần kinh tế thì việc sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích cũng rất cần thiết.

Bảng 13: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU (2005 - 2007).

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2005 2006 2007

Vốn huy động Triệu đồng 79.451 139.376 190.099

Doanh số thu nợ

(DSTN) Triệu đồng 57.403 97.975 144.772

Doanh số cho vay

(DSCV) Triệu đồng 59.880 92.998 168.319

Tổng dư nợ Triệu đồng 149.225 144.248 167.795 Tổng dư nợ trên vốn huy động lần 1,88 1,03 0,88 DSTN/DSCV % 95,86 105,35 86,00 NQH/Tổng dư nợ % 11,34 17,83 46,00 Vòng quay vốn TD vịng 0,38 0,65 0,98 (Nguồn: Tính tốn từ bảng 4)

4.3.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Năm 2005 tỷ lệ này là 1,88 lần, có nghĩa là cứ 1,88 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 tỷ lệ này là 1,03 lần, bình quân 1,03 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia cùng. Chỉ tiêu này quá lớn hay q nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.

Năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống cịn 0,88 lần, nghĩa là bình qn 0,88 đồng dư nợ thì có đến 1 đồng vốn huy động trong đó. Từ đó cho thấy năm 2007 ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Ngân hàng cần đề ra biện pháp thích hợp để cho nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả hơn vào những năm kế tiếp.

4.3.2 Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (DSTN/DSCV)

Qua bảng số liệu trên nhận thấy khả năng thu nợ của ngân hàng tương đối cao, tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 là 95,86%, năm 2006 là 105,35%. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào ngân hàng kết hợp với các cấp chính quyền địa phương về việc thành lập Ban chỉ đạo thu hồi, xử lý nợ. Cán bộ tín dụng có sự kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, đơn đốc, nhắc nhở khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Mặt khác, do phần lớn bà con nông dân làm ăn trúng mùa và nhiều hộ nơng dân được nhận tiền bồi hồn giải phóng mặt bằng của dự án đường Nam sông Hậu. Sang năm 2007 chỉ số này giảm xuống còn 86% nhưng vẫn ở mức khá cao. Ngân hàng cần đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu để duy trì chỉ số này ở mức cao, có như vậy thì việc sử dụng vốn của ngân hàng mới hiệu quả.

4.3.3 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy nợ quá hạn của ngân hàng là quá cao, vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (5%) và có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân là do:

Nợ quá hạn đã phát sinh từ thời điểm trước năm 2005, nhưng lúc đó ngân hàng khơng kiên quyết xử lý, chưa coi trọng chất lượng tín dụng, làm ăn khơng tốt; cộng với việc dân mất mùa nhiều năm. Vì vậy, để giúp ngân hàng vượt qua khó khăn, làm ăn có hiệu quả, NHNo Việt Nam đã cho NHNo chi nhánh huyện Vĩnh Châu giãn nợ. Kể từ năm 2005 đến nay chi nhánh đã chỉnh đốn lại hoạt động, thường xuyên tiến hành phân loại nợ, đánh giá đúng thực trạng nợ hiện tại vì thế tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao trong 3 năm (2005 - 2007).

4.3.4 Vịng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2005 là 0,38 vòng, năm 2006 là 0,65 vòng, năm 2007 là 0,98 vòng. Sự gia tăng của vịng quay vốn tín dụng cho thấy lượng vốn ngân hàng ln ln chuyển và mang lại lợi nhuận. Dù vậy ngân hàng cần phải nâng cao chỉ tiêu này hơn nữa, mặt khác phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng nhằm giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận, an toàn, tránh được rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đến mức thấp nhất.

4.4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU QUA 3 NĂM (2005 -2007).

4.4.1 Về tình hình huy động vốn

Qua phân tích ở bảng 2 ta thấy công tác huy động vốn của chi nhánh đều tăng qua 3 năm, đạt được kết quả như vậy là do:

- Ngân hàng có phương hướng, kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

- Ngân hàng có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình trong công việc dễ dàng tiếp ứng phong cách làm việc mới. Ban lãnh đạo năng động, sáng tạo trong công tác quản lý, có sự quan tâm tốt đến nhân viên. Bên cạnh đó ngân hàng có sự quan tâm thích hợp đến tất cả các hoạt động, nhất là hoạt động huy động vốn nên đã đề

ra những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao lượng huy động vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên các hình thức huy động vốn tại ngân hàng chưa được đa dạng hóa cịn nhiều hạn chế. Hình thức huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế chưa được khai thác triệt để và đúng mức. Mặc dù ngân hàng đã thành lập tổ tiếp thị, chủ động tiếp cận khách hàng để giới thiệu các dịch vụ nhưng để việc huy động vốn ngày càng phát triển thì địi hỏi ngân hàng phải chú trọng đến việc tuyên truyền, quảng cáo để khách hàng biết đến nhiều về hoạt động của ngân hàng.

4.4.2 Về tình hình sử dụng vốn

Qua phân tích ta thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng cũng đạt được một số kết quả khả quan. Biểu hiện qua sự tăng trưởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ. Dư nợ cũng tăng tuy có giảm một ít vào năm 2006. Trong đó cho vay và thu nợ nhiều nhất ở đối tượng tôm sú và hộ các thể. Mặc dù ngành nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao, thành phần kinh tế hộ cá thể chiếm đa số nhưng để phân tán rủi ro ngân hàng cần mở rộng cho vay những ngành nghề và thành phần kinh tế khác.

Tuy đã đẩy mạnh cơng tác tín dụng, coi trọng chất lượng tín dụng nhưng nợ quá hạn của ngân hàng vẫn còn ở mức cao. Ngân hàng cần đề ra nhiều biện pháp để xử lý nợ quá hạn và hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH CHÂU

5.1 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂNHÀNG HÀNG

5.1.1 Yếu tố kinh tế

Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới, giá dầu mỏ tăng cao… nhất là nguy cơ suy thoái và lạm phát của nền kinh tế Mỹ kéo theo sự suy giảm về thương mại, đầu tư,…đã tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng như tình hình lạm phát trong nước tăng cao, xuất khẩu bị giảm mạnh,...Tất cả những biến động này sẽ tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng.

Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chính trị ổn định thì mới đảm bảo cho mọi hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra thuận lợi. Sự quan tâm chỉ đạo của Chính quyền địa phương, sự phối hợp tốt giữa các ngành các cấp có liên quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Hệ thống luật tín dụng của nước ta hiện nay vẫn cịn nhiều bất cập gây khó khăn trong cơng tác tín dụng của ngân hàng.

Ví dụ Thơng tư liên tịch số 03/2001/TTLT -NHNN-BTP- BTC-TCĐC giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Cơng an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 quy định tổ chức tín dụng khơng được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Theo khoản 3, Mục III của Thông tư này, nếu khơng đạt được sự thoả thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra tồ. Trong khi đó, Nghị định số 178 lại cho phép tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên. Việc làm này phát sinh những khó khăn trong thực tế như sau: Trong các điều khoản của Hợp đồng đảm bảo, ngân hàng luôn ràng buộc điều kiện “Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của Hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được tồn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ”. Trên thực tế, nếu không đạt được sự thỏa thuận với khách hàng hoặc khách hàng khơng hợp tác, cố tình chây ỳ để kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện.

5.1.3 Yếu tố cạnh tranh.

Hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập tài chính tiền tệ nói riêng đặt các doanh nghiệp vào tình thế phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng tất yếu phải cạnh tranh theo quy luật của thị trường.

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng khó có thể cạnh tranh nếu chỉ dựa vào những phương thức cung ứng, nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống mà không sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, để đa dạng hố các tiện ích và dịch vụ chất lượng cao, hiện đại tới khách hàng. Công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố quyết định thành bại, năng suất chất lượng và hiệu quả của mọi NHTM trên con

đường cạnh tranh. Hiện nay, hệ thống công nghệ thơng tin của các ngân hàng trong nước cịn bất cập, hệ thống ứng dụng và triển khai, dịch vụ mới cịn hạn chế đội ngũ nhân lực có trình độ về ngoại ngữ, cơng nghệ thơng tin có chun mơn dịch vụ vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc triển khai công nghệ tin học, viễn thơng địi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, trong khi vốn điều lệ của các NHTM quá nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh thấp.

5.1.4 Yếu tố khách hàng

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt việc thu hút khách hàng đặc biệt giữ được sự trung thành của khách hàng là vấn đề sống còn của ngân hàng.

So với các đối thủ ngân hàng khác trong nước thì NHNo & PTNT có lợi thế hơn về thị phần. Mạng lưới hoạt động rộng nhất với hơn 100 chi nhánh cấp 1 và 2000 chi nhánh cấp 2 - 4 phủ khắp huyện và cả hệ thống ngân hàng lưu động. Thị trường nông thôn là thị trường tiềm năng (vì nước ta có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn). Tuy nhiên hiện nay một số ngân hàng thương mại cổ phần có tiềm lực về vốn cũng đang bắt đầu mở rộng thị phần ở thị trường này nếu ngân hàng Nông nghiệp không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ và phát triển các sản phẩm dịch vụ thì khó có thể giữ chân khách hàng.

5.2 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HUYỆNVĨNH CHÂU. VĨNH CHÂU.

Dựa trên mơ hình SWOT để đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu, bao gồm những điểm sau:

5.2.1 Điểm mạnh (Strengths)

- Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu đã có mặt tại địa bàn lâu năm nên hiểu khá rõ về tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng vùng trên địa bàn, điều này sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn.

- Ngân hàng Nơng nghiệp là một trong những Ngân hàng quốc doanh lớn, có uy tín trên thương trường, có nhiều khách hàng truyền thống.

- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ - nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong cơng việc.

- Đội ngũ lãnh đạo có năng lực, có sự quan tâm đúng mức đến nhân viên. Có chính sách, chế độ khen thưởng thích hợp - điều này sẽ làm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, thi đua và ý thức làm việc của từng cán bộ.

5.2.2 Điểm yếu (Weaknesses)

- Số lượng nhân viên của ngân hàng cịn thiếu, trình độ của nhân viên chưa cao (chỉ có 7 người có trình độ đại học, một số khác thì đang theo học các loại hình đào tạo đại học, số còn lại là trung cấp), phải đảm nhận q nhiều cơng việc nên khó tránh khỏi sai sót dẫn đến hiệu quả cơng việc giảm xuống. Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn quá rộng lớn nên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay ít nhiều cũng có hạn chế gây ảnh hưởng đến cơng tác tín dụng.

- Hoạt động marketing chưa thật sự đẩy mạnh, ngân hàng chỉ mới quảng cáo trên đài phát thanh ở huyện chưa có hình thức quảng cáo khác.

- Hệ thống máy vi tính chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch và sử dụng tại đơn vị, đường truyền mạng chậm làm mất thời gian của khách hàng và ngân hàng, chưa trang bị máy rút tiền tự động, trong khi đó nhu cầu sử dụng thẻ ATM tại địa phương đã bắt đầu gia tăng.

- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, tập trung cho vay đối tượng nuôi tôm quá nhiều, chưa chú trọng đến các những hình thức kinh doanh khác điều này dễ dẫn đến rủi ro, nợ quá hạn cao.

5.2.3 Cơ hội (Opportunities)

- Với việc huyện đã có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 58)