Doanh số cho vay theo ngành nghề sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 48 - 50)

KINH DOANH (SXKD) ĐVT: Triệu đồng Ngành Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Kinh doanh 20.490 30.616 40.020 10.126 49,41 9.404 30,71 Tôm 27.536 37.499 100.38 5 9.963 36,18 62.886 167,70 Nông nghiệp 4.633 8.857 12.399 4.224 91,17 3.542 39,99 Tiêu dùng và khác 7.221 16.026 15.515 8.805 121,93 -511 -3,18 Tổng cộng 59.880 92.998 168.31 9 33.118 55,30 75.321 80,99 (Nguồn: Phịng Tín dụng, 2005 - 2007)

Vĩnh Châu là một huyện đồng bằng có 43 km bờ biển, diện tích đất ni trồng thủy sản là 28.700 ha, chính điều này đã tạo ra cho Vĩnh Châu thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú, hàng năm đạt sản lượng từ 28.000 – 30.000 tấn thủy sản phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng. Nhận biết đây là ngành mũi nhọn của huyện cho nên ngân hàng đã đầu tư vốn cho lĩnh vực này ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân, giúp cuộc sống của họ ngày càng tốt hơn, cụ thể năm 2006 doanh số cho vay đối với tôm

tăng 36,18% so với năm 2005 đạt 37.499 triệu đồng. Năm 2007 tăng 167,70% đạt 100.385 triệu đồng so với năm 2006.

Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản thì doanh số cho vay đối với ngành kinh doanh cũng ngày càng phát triển. Để thay đổi bộ mặt nơng thơn, phát triển các loại hình kinh doanh, huyện đã đầu tư phát triển chợ và tiếp tục nâng cấp sửa chữa, xây dựng cầu Mỹ Thanh (đây là cây cầu nối liền giao thơng giữa huyện và thành phố Sóc Trăng) đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trao đổi hàng hóa của người dân trong và ngồi huyện. Do đó nhu cầu vay vốn trong ngành kinh doanh trong năm 2006 tăng 10.126 triệu đồng, đạt 30.616 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 đạt 40.020 triệu đồng tăng 9.404 triệu đồng so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện theo đúng chính sách kinh tế của huyện đề ra.

Tiếp theo là tình hình cho vay nơng nghiệp. Nơng nghiệp của huyện Vĩnh Châu chủ yếu là trồng màu với cây hành tím, củ cải trắng là nhóm cây trồng chủ lực. Từ lâu Vĩnh Châu đã nổi tiếng với cây hành tím với diện tích gần 4000 ha, có năm năng suất bình qn đạt 18 – 20 tấn/ha. Để tạo điều kiện cho việc trồng màu ở địa phương ngày càng phát triển, đối với ngân hàng thì việc đầu tư vốn cho nơng dân sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng tăng. Doanh số cho vay năm 2006 là 8.857 triệu đồng tăng 4.224 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 tăng 3.542 triệu đồng, đạt 12.399 triệu đồng so với năm 2006.

Ngoài những ngành nghề chủ yếu trên thì NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu cịn cho vay phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cán bộ nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, sửa chữa nhà…biểu hiện qua doanh số cho vay năm 2006 tăng 8.805 triệu đồng so với năm 2005. Tuy nhiên năm 2007 loại hình cho vay này giảm 511 triệu đồng (giảm 3,18%) so với năm 2006. Việc giảm doanh số cho vay tiêu dùng đã phần nào phản ánh đời sống của người dân ngày một được cải thiện tốt hơn do họ làm ăn ngày một tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận…điều đó cho thấy chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện bước đầu đạt được thành công khả quan và càng khẳng định NHNo & PTNT huyện Vĩnh Châu đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.

b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề sản xuất - kinh doanh thì tìm hiểu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO PTNT huyện vĩnh châu (Trang 48 - 50)