Đặc điểm địa lí

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 27 - 29)

Huyện Định Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía Tây- Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, được giới hạn ở toạ độ địa lí từ 105,29 đến 103,43 độ kinh đông; 21,45 đến 22,30 độ vĩ bắc, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 Km theo quốc lộ 3.

Vị trí địa lí: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (Tỉnh Bắc Kạn), phía Nam giáp hai huyện Đại Từ và Phú Lương (Tỉnh Thái Ngun), phía Đơng giáp hyện Bạch Thông (Tỉnh Bắc Kạn), phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang)

Tồn huyện có 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã (Linh Thơng, Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Thịnh, Bảo Linh, Trung Lương, Trung Hội, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Sơn Phú, Điềm Mặc, Bình Thành, Phú Đình, Định Biên, Phượng Tiến, Phúc Chu, Linh Thông, Đồng Thịnh, Tân Dương, Bảo Cường, Bình Yên) và một thị trấn là Chợ Chu.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Định Hoá là 322,72 Km2 chiếm 14,76% diện tích đất tự nhiên Thái Nguyên và xếp thứ ba toàn tỉnh.

Địa hình huện Định Hố chia làm hai vùng: Vùng núi cao bao gồm địa bàn các xã ở phía bắc huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu, Bảo Linh). Trong vùng này có các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, có độ dốc lớn. Trong đó, có dãy núi đá vôi thuộc phần cuối của cánh cung Sơng Gâm kéo dài từ phía Bắc qua trung tâm huyện tạo nên bức tường thành ở phía Đơng thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội. Dãy núi đá vơi này có độ cao từ 200 đến 400m, địa bàn này có nhiều rừng già, suối nhỏ, đất canh tác ít, cư dân thưa thớt. Tiếp theo là vùng núi thấp gồm địa bàn thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu. Vùng Núi Này có độ cao trung bình từ 50 đến 200m, độ dốc nhỏ, nhiều rừng già và những cánh đồng màu mỡ.

Trên địa bàn huyện tuy có nhiều sông suối nhưng đều là sông suối nhỏ. Ba hệ thống sông lớn trên địa bàn là sông Chợ Chu, sông Cầu, sông Công. Sông Chợ Chu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ các xã phía tây và phía bắc huyện Định Hố. Đoạn sơng chảy qua địa bàn xã Tân Dương có chiều rộng lớn nhất. Từ xã Tân Dương sông Chợ Chu chảy qua địa bàn xã Yên Ninh (Huyện Phú Lương) hợp lưu với sông Cầu tại huyện Chợ Mới (Tỉnh Bắc Kạn). Sông Công bắt nguồn từ xã Thanh Định chảy qua các xã Bình n hợp lưu với sơng Cầu tại xã Thuận Thành.

Do chảy qua nhiều xã là hợp lưu của nhiều con suối và do giao thơng đi lại khó khăn nên những con sơng này có nhiều tên gọi khác nhau ứng với nhiều địa phương mà nó chảy qua. Ví dụ như sơng Chợ Chu có đoạn gọi là suối Chao, suối Múc.

Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hoá là sự phân chia thành các khu nhỏ. Ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai

bên bờ suối. Chính do đặc điểm này nên địa danh bản, cánh đồng, đồi, suối, khe rất phổ biến phổ biến khi tìm hiểu địa danh huyện Định Hố. Những địa danh này thường gắn liền với nhau và nhiều khi là chung phần địa danh chỉ khác từ chung chỉ loại. VD: rừng Pác Máng, xóm Pác Máng, đồng Pác Máng. Những địa danh bản, cánh đồng, rừng, khe, suối gắn bó thiết thân với mỗi người dân. Họ nhận lại nó từ cha ơng, trân trọng tự hào về nó mặc dù nhiều khi cũng không hiểu được ý nghĩa. Vì điều này nên những địa danh nói trên có tính bền vững rất cao và sẽ được chúng tơi quan tâm lí giải trong luận văn. Đó chính là những chiếc chìa khố để ta lần mở lại q khứ lịch sử, tâm lí, tín ngưỡng, văn hố của những con người đã tạo ra chúng, những chủ nhân của vùng đất này.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)