Kết quả phân loại địa danh

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 36 - 42)

a. Phân loại theo tiêu chí tự nhiên/ khơng tự nhiên

a1. Địa danh tự nhiên: Tổng số địa danh tự nhiên thu được là 896 (59,1%). Trong đó:

- Sơn danh là 364 (24,2%) VD: đèo De (PĐ), đồi Ao Giời (BN), dốc Cây Hu (QK), núi Hồng (PĐ), rừng Hùng Vĩ (BC).

- Thuỷ danh là 269 địa danh (17,9%) VD: ao Cá Bác Hồ (TD), đầm Coóc (BN), mương Sót (TL), suối Bắt Ba (KS), khe Gọ Mọ (PT).

- Vùng đất nhỏ là 263 địa danh (17%) VD: khu ATK, vùng Chúng, đồng Vượng (BN), bãi Đình (TĐ), ruộng Nà Nhậu (ĐB)

a2. Địa danh không tự nhiên: Tổng số địa danh thu được là 610 (40,8%) - Địa danh ĐVDC có 433 địa danh (28,6%). địa danh ĐVDC chủ yếu là những địa danh có tự thời phong kiến 395 địa danh (26%) VD: bản A Nhì (BBL), làng Bầng (ĐT), thôn Phố (BT). Địa danh do chính quyền hành chính đặt chỉ có 38 địa danh (2,6%) VD: huyện Định Hố , phố Hợp Thành, xã Phú Tiến.

- CTNT có 177 địa danh (12,3%). Trong đó, CTGT là 109 (7,2%), VD: đường 135, tỉnh lộ 268, cầu Tà Mà (BC).

- CTXD có 68 địa danh (5%), VD: chợ Cầu Miếu (BL), đình Cng (LT).

Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/ khơng tự nhiên được thể hiện trong bảng

Bảng 1.3: Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/khơng tự nhiên

Tiêu chí Loại hình Số lƣợng % Tổng Tự nhiên ĐHTN Sơn danh 364 896 24,2 59,1 Thuỷ danh 269 17,9 Vùng đất nhỏ 263 17 Khơng tự nhiên

ĐVDC Có từ thời phong kiến 395 433 26 28,6

Chính quyền hành chính đặt 38 2,6

CTNT CTGT 109 177 7,2 12,2

Nhận xét: Với kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/khơng

tự nhiên, có thể nhận thấy: Địa danh với địa hình tự nhiên bao gồm sơn danh, thủy danh và vùng đất nhỏ có số lượng nhiều nhất (896 địa danh chiếm xấp xỉ 60%). Địa danh không tự nhiên bao gồm đơn vị dân cư và cơng trình nhân tạo có số lượng ít hơn hẳn (433 địa danh/28,6% và 177 địa danh/12,2%). Kết quả phân loại này phản ánh trung thực hiện thực tình hình địa danh huyện Định Hóa, đó là sự gắn kết tự nhiên giữa những con người cư trú lâu đời nhất với thiên nhiên nơi đây.

b. Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ.

Địa danh huyện Định Hoá phân loại theo nguồn gốc ngơn ngữ có 5 nhóm: Thuần Việt, Tày Nùng, Hán Việt, hỗn hợp, chưa xác định nguồn gốc.

b1. Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Thuần Việt Kết quả thu được 330 địa danh (21,9%) trong đó:

- ĐHTN có 198 địa danh (13,1%) yếu tố thuần Việt xuất hiện nhiều ở loại địa danh dốc (VD: dốc Thầy (BN), dốc Đỏ (BC), dốc Trâu (BC)…), địa danh đồi (VD: đồi Ao Giời (BN), đồi Cát Trắng (TD), đồi Cửa Gió (TĐ)…), địa danh hang (VD: hang Dơi (KP), hang Hùm (PT), hang Mỏ Vịt (LT)…)

- ĐVDC có 78 địa danh (5.17%) chủ yếu tập trung ở tên làng (VD: làng Bèn (ĐT), làng Đúc (TT), làng Hoèn (PC)…)

- CTNT có 54 địa danh (3.63%) (VD: chợ Cây Đa (CC), cầu Gốc Sung (BC)…)

Với 21.9 địa danh có nguồn gốc thuần Việt thu được ta có cơ sở để khảng định vai trò quan trọng của người Việt ở huyện Định Hoá.

b2. Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Tày Nùng.

Địa danh có nguồn gốc Tày Nùng thu được là 656 địa danh (43.5%) trong đó:

- Loại hình ĐHTN có nguồn gốc Tày Nùng có số lượng rất lớn 493 địa danh (32.74%). Đặc biệt những loại địa danh gắn liền với đời sống sinh

hoạt cộng đồng dân tộc Tày Nùng như khe nước, rừng cây, ao cá, ruộng lúa chủ yếu có nguồn gốc Tày Nùng, chúng lập thành những nhóm địa danh như: địa danh rừng “khau” (VD: Khau Chạng (Phượng T), Khau Cuống (ĐM), Khau Dáo (TD)…); địa danh ao “Thẩm” (VD: Thẩm Pủ (BY), Thẩm Poọc (Phú T), Thẩm Teng (ĐM)…), địa danh khe “Khuổi” (VD: Khuổi Pìa (PC), Khuổi Thâm (BL), Khuổi Mùa (TT)…); địa danh ruộng “nà” (VD: Nà L (CC), Nà Lng (BL), Nà Mịn (SP)…).

- Loại hình địa danh ĐVDC có 122 địa danh (8.1%) tập trung ở địa danh “Bản” VD: Nà Kéo (QK), Nà Lẹng (ĐT), Nà Rao (BT)

- CTNT chỉ có 41 địa danh (2.71%) có nguồn gốc Tày Nùng.

Với 656 địa danh có nguồn gốc Tày Nùng có thể khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng Tày Nùng đối với sự hình thành địa danh huyện Định Hố. Đây là cộng đồng có mặt sớm nhất, tồn tại lâu đời và cho đến ngày nay vẫn chiếm số lượng cư dân đông đảo nhất. Sự giao lưu ảnh hưởng giữa cộng đồng dân tộc Việt và Tày Nùng sẽ được thể hiện ở loại hình ngơn ngữ có nguồn gốc hỗn hợp.

b3. Địa danh có nguồn gốc Hán Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thu được của địa danh có nguồn gốc Hán Việt là 141 địa danh (9.36%) trong đó:

- Địa danh có nguồn gốc Hán Việt tập trung chủ yếu ở ĐVDC 68 địa danh (4.51%) tất cả 34 xã của huyện Định Hố đều có nguồn gốc Hán Việt VD: Bình Thành, Phượng Tiến, Lam Vỹ, Tân Dương… Ngoài ra địa danh Hán Việt cịn có ở những xóm bản mới được đặt tên bằng cách ghép một yếu tố trong tên xã với một từ có ý nghĩa tốt đẹp VD: Kim Tân (KS), Kim Tiến (KS).

- ĐHTN có 48 địa danh Hán Việt những địa danh này chủ yếu xuất hiện sau năm 1945 do được gọi theo phong trào cách mạng hoặc tên cơ quan cách mạng đóng ở đó VD: dốc Đồn Kết (TH), đồi Khí Tượng (CC), ao Quân Y (ĐB), cánh đồng Sự Thật (QK).

- CTNT chỉ có 25 địa danh (1.63%) là Hán Việt.

Nếu so sánh 9.36% địa danh có nguồn gốc Hán Việt của huyện Định Hoá với địa danh có nguồn gốc Hán Việt ở Hải Phòng 68.98% [31, tr. 49]; quận Ba Đình Hà Nội 45.9% [30, tr. 50]; tỉnh Quảng Trị 29.08% [15, tr. 46]. Ta có thể thấy địa danh có nguồn gốc Hán Việt ở huyện Định Hố có số lượng nhỏ hơn rất nhiều. Điều này có thể giải thích do Định Hoá là một huyện vùng núi cách xa sự ảnh hưởng của chính quyền phong kiến, ít có sự giao lưu với văn hoá Hán học. Định Hố cũng khơng chịu sự quản lí trực tiếp của chính quyền phong kiến mà được giao cho phiên thần họ Ma, một dòng họ dân tộc Tày, đời đời quản trị.

b4. Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp

Số lượng địa danh có nguồn gốc hỗn hợp là 241 (16%) trong đó ĐHTN là 71 (4.712%), ĐVDC là 124 (8.23%), CTNT là 36 (3.06%). Có một số kiểu kết hợp hỗn hợp như:

- Thuần Việt với Hán Việt VD: dốc Cửa Đình (PC), đồi Khe Tị (ĐB), gị Đồng Đình (BC)

- Thuần Việt với Tày Nùng VD: dốc Cây Hu (QK), dốc Thác Lầm (ĐB) - Hán Việt với Tày Nùng VD: đồi Pu Đồn (BL), ao Thẩm Miếu (BY) - Tày Nùng với số VD: bản Búc 1, bản Búc 2 ( ĐT)

- Hán Việt với số VD: Kim Tân 1, Kim Tân 2 (KS). b5. Địa danh chưa xác định nguồn gốc.

Số lượng địa danh chưa xác định nguồn gốc là 138 (9.86%) trong đó: ĐHTN là 86 (5.71%), ĐVDC là 31 (2.15%), CTNT là 21 (2%). Địa danh chưa xác đinh nguồn gốc gồm những địa danh tên người (VD: đèo Bà Sim ( BN), dốc Ông Mộc (KS)), tên các dân tộc (VD: núi Mèo (Quy Kỳ), rừng Cao Lan (ĐT), rừng San Chí (BN)).

Có 4 tên gọi đang có nghi vấn về nguồn gốc cũng được xếp vào nhóm địa danh chưa xác định nguồn gốc đó là:

+ Đồng Sìn (CC): đây là cánh đồng do người Trung Quốc ởvQuảng Đông khi chạy loạn sang đã khai phá có thể là phát âm của từ xin là mới. Do đó chúng tơi đặt giả thiết đó là từ có nguồn gốc tiếng Trung Quốc.

+ Đồi Chạng Cha có thể có gốc từ tiếng Nùng Phàn Sình + Đồi Chấu Soản có gốc là tiếng Quan Hoả.

+ Cầu Ba Toa trước đây do người Pháp xây dựng cạnh đó có lị sát sinh theo tiếng Pháp là abatoa gọi tắt đi là ba toa. Từ này có thể có gốc từ tiếng Pháp.

Một điểm cần lưu ý trong địa danh huyện Định Hoá là hiện tượng song hành tên Hán và Nôm rất hiếm gặp. Trường hợp Chợ Chu có tên Hán là Khang Hạ và tên Nôm là Chu dường như là trường hợp duy nhất. Thay vì hiện tượng song hành tên Hán và tên Nôm ở huyện Định Hố lại tồn tại một hiện tượng khác đó là song hành tên Tày Nùng và tên Việt. Địa danh có nguồn gốc Tày Nùng đã tồn tại từ lâu sau đó khi cộng đồng người Việt phát triển đã đặt những tên mới bằng tiếng Việt bên cạnh Tày Nùng VD: Hồ Tham Kha (có tên là Ba Khe), thác Khuôn Tát (Bảy Tầng), hang Thắm Han (hang Mồm).

Kết quả phân loại địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ được thể hiện trong bảng 1.4.

Bảng 1.4: Kết quả phân loại địa danh theo nguồn gốc ngơn ngữ

TT Loại hình Số lƣợng Cộng Thuần Việt Tày Nùng Hán Việt Hỗn Hợp Chƣa xác định 1 ĐHTN 198 493 48 71 86 896 2 ĐVDC 78 122 68 134 31 433 3 CTXD 54 41 25 36 21 177 Cộng Số lƣợng 330 656 141 241 138 1606 Tỉ lệ % 21,9 43,55 9,86 15,3 9,36 100

Nhận xét: Từ kết quả phân loại trên, có thể nhận thấy, khi phân loại

theo nguồn gốc ngôn ngữ, địa danh gốc Tày Nùng có số lượng nhiều nhất (656 địa danh, chiếm tỷ lệ hơn 43%); Địa danh thuần Việt chỉ chiếm một nửa

số lượng địa danh gốc Tày Nùng (330 địa danh, xấp xỉ 22%); Các địa danh gốc Hán Việt chiếm gần 10% với 141 địa danh).

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 36 - 42)