Phương diện văn hoá sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 113 - 116)

1 ĐHTN Sơn danh

3.2.4.2. Phương diện văn hoá sản xuất

Định Hố là vùng đất tuy có địa hình cao nhưng sơng suối, ao hồ dày đặc thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Từ bao đời nay sản xuất nơng nghiệp trong đó canh tác lúa nước giữ vai trị chủ đạo trên địa bàn huyện Định Hố. Sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi lại:

Vì địa thế có nhiều núi cao nên rét nhiều, nóng ít. Làm ruộng thì có hai vụ, cũng giống tỉnh Bắc Ninh, duy các châu huyện:

Định châu (tức huyện Định Hoá ngày nay), Văn Lãng, Đại Từ và

Phú Lương có cấy lúa bốn mùa, cứ ba tháng một lần thu hoạch, đây là điều hơi khác. [18, tr154 ].

Dấu hiệu của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước được thể hiện qua số lượng lớn các địa danh chỉ địa hình canh tác nơng nghiệp đó là các địa danh “nà” và “đồng”. Trong 896 địa danh ĐHTN có tới 108 địa danh “nà” và 138 địa danh “đồng” chiếm 27.5% loại hình ĐHTN. Về mặt định lượng, với 246

địa danh phản ánh địa hình sản xuất nơng nghiệp cho thấy vai trị quan trọng tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Đồng thời số lượng địa danh này cịn cho thấy nền nơng nghiệp địa phương có lịch sử lâu đời, người dân địa phương qua bao thế hệ gắn bó với sản xuất lúa nước đã từng bước chinh phục tự nhiên ghi dấu ấn của mình lên địa hình tự nhiên. Có thể nói con người Định Hố với sức lao động và trí thơng minh đã biến đổi Định Hố từ một vùng núi rừng để ngày này trở thành một vùng sản xuất lúa nước mà màu vàng của lúa đã lấn át màu xanh của rừng.

Nền văn minh nông nghiệp không chỉ được phản ánh định lượng qua số lượng các địa danh “nà” và “đồng” mà còn được phản ánh qua sự hiểu biết của người dân địa phương về đặc điểm địa hình, tính chất đất để có chế độ canh tác phù hợp. Những địa danh ruộng: Nà Bốc (BL), Nà Cạn (TL), Nà Chà (BN) có vị trí xa nguồn nước đất đai khơ cạn vì vậy được xếp vào loại chỉ cấy một vụ lúa trong năm. Những địa danh ruộng: Nà Lầng, Nà Mao quanh năm nước dồi dào nên trồng được 2 đến 3 vụ lúa trong năm. Địa hình đồi núi cao cũng được người dân cải tạo để trồng lúa nước nhưng với một chế độ canh tác riêng và có những biện pháp phù hợp để đối phó với tình trạng khơ hạn và xói mịn. Đó là các địa danh: đồng Bậc Thang (SP) phản ánh cách canh tác đào dọc theo sườn đồi hình bậc thang từ trên xuống để giữ nước, đồng Chào (TT) đồng có máng dẫn nước, đồng Lốc (ĐB) đồng có guồng đưa nước lên.

Cuộc sống gắn bó của người dân Định Hố với sản xuất nơng nghiệp lúa nước đã dẫn tới hệ quả là sự chuyển hố địa danh chỉ địa hình canh tác nơng nghiệp “nà”, “đồng” được chuyển hoá vào ĐVDC. Trong số 433 địa danh ĐVDC có tới 90 địa danh là kết quả của ĐHTN chỉ địa hình sản xuất nơng nghiệp chuyển hố vào ĐVDC chiếm 20.8%. VD: bản Nà Lá (LT), Nà Lang (Phượng T), Nà Loòng (KP).

Hệ thống địa danh huyện Định Hố cịn có một số lượng lớn địa danh chỉ các cơng trình dẫn thuỷ phục vụ tưới tiêu như: 29 hồ, 14 mương, 47 khe,

67 suối, 20 đập, 5 sông. Để đưa nước từ các nguồn nước xa đồng ruộng vào ruộng người dân Định Hoá sử dụng các cơng trình như cọn, guồng và đặc biệt là phai (đập) dẫn nước. Trong địa danh Định Hố hiện nay phai cịn để lại dấu ấn qua 12 địa danh chứa yếu tố phai như: suối Phai (LT), ruộng Nà Phai (ĐB). Phai là một cơng trình thuỷ lợi đơn giản và là một sáng tạo cua người Tày Nùng trong việc đưa nước vào đồng ruộng. Phai chỉ là những con đạp nhỏ bằng cây, đá nhưng đã có tác dụng tích cực để cung cấp nước cho đồng ruộng. Phai phản ánh trình độ canh tác lúa nước còn sơ khai trong giai đoạn đầu của nền sản xuất nông nghiệp cuả ngưới dân địa phương.

Dấu hiệu của nền sản xuất nơng nghiệp cịn được thể hiện ở những địa danh phản ánh các loại cây trồng trên địa bàn huyện Định Hoá. VD: rừng Khau Khoai (TD) trồng cây khoai môn, ruộng Nà bắp (TD) trồng ngô, hang Chuối (KS), hang Gốc Nhãn (KS). Loại cây trồng xuất hiện nhiều nhất trong địa danh là lúa (khấu). Địa danh mang yếu tố “khấu” xuất hiện ở loại hình ĐHTN là thường phản ánh những giống lúa khác nhau từng được người dân Định Hoá ưa chuộng VD: đồng Khấu Mấu (Phượng T) là cánh đồng chuyên trồng giống lúa thơm; đồi Khẩu Cớm (ĐB) trồng giống lúa chịu được chế độ ít ánh sáng do bị rừng che lấp, đồi Khẩu Pa (ĐB) trồng giống lúa chịu hạn tốt.

Vai trò chủ đạo của sản xuất nông nghiệp ở huyện Định Hố cịn được thể hiện qua mối tương quan về số lượng giữa địa danh phản ánh nền sản xuất nông nghiệp với địa danh chỉ làng nghề. Nếu địa danh có liên quan tới sản xuất nơng nghiệp ở Định Hóa có tới 531 địa danh thì làng nghề chỉ có 2 đó là làng Ngói (Phượng T) chuyên sản xuất ngói máng hay cịn gọi là ngói âm dương một loại ngói đặc trưng của người Tày Nùng, và làng Đúc (TT) chuyên sản xuất những công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như lưỡi cày, lưỡi cuốc.

Đặc biệt nền văn minh sản xuất lúa nước còn ăn sâu vào tâm lí, tín ngưỡng của người dân địa phương. Điều đó được phản ánh qua những địa

danh chỉ hình dáng đối tượng thuộc ĐHTN được liên tưởng tới các dụng cụ thường dùng trong sản xuất lúa nước. VD: ao Thâm Chộc (Phú T) là ao có hình như cái cối giã gạo, ruộng Nà Bán (SP) là ruộng có hình như cái nong, ruộng Nà Chng (TĐ) là ruộng có hình như cái bồ đựng thóc. Ngồi ra cịn có những địa danh phản ánh tín ngưỡng nơng nghiệp như: bãi Hội (LT), đèo Tọt (BN) là nơi tổ chức các lễ hội Lồng Tồng, tung còn mang đậm màu sắc tín ngưỡng nơng nghiệp.

Tóm lại Định Hố là địa phương có nền sản xuất nơng nghiệp có bề dày truyền thống lâu đời và đạt được những tiến bộ nhất định. Người dân Định Hố đã chứng tỏ được trí thơng minh, tinh thần lao động cần cù sáng tạo trong qua trình lao động dản xuất cải tạo và chinh phục tự nhiên.Tuy nhiên đó là một nền nơng nghiệp khép kín phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống của người dân cịn gặp khơng ít khó khăn.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)