1 ĐHTN Sơn danh
2.2.2.2. Các yếu tố trong địa danh Định Hoá phản ánh tính đa dạng loại hình các đối tượng địa lí và mang tính cảnh quan rõ nét
loại hình các đối tượng địa lí và mang tính cảnh quan rõ nét
Định Hoá là một địa phương thuộc khu vực vùng núi phía bắc với địa hình trên 80% là đồi núi. Địa hình huyện Định Hố rất phức tạp với hai dạng địa hình: địa hình vùng núi cao ở phía bắc với những dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam trong đó có dãy núi đá vơi thuộc phần cuối của cánh cung Sơng Gâm, địa hình đồi núi thấp kết hợp với những cánh đồng màu mỡ. Bức tranh đa dạng về loại hình đối tượng địa lí và những đặc trưng cảnh quan của địa bàn huyện Định Hoá đã được phản ánh vào địa danh
a. Sự phản ánh tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lí
Tính đa dạng loại hình đối tượng địa lí được phản ánh qua những thành tố chung thuộc loại hình ĐHTN. Địa danh Định Hố có 22 thành tố chung chỉ loại hình các đối tượng có tính chất phổ biến trong cấu trúc địa hình của các khu vực địa lí thuộc các vùng miền khác. Bên cạnh đó trong hệ thống địa danh huyện Định Hố cịn có 20 thành tố chung có nguồn gốc Tày Nùng đã bị chuyển hoá vào trong địa danh. 20 thành tố chung này đều có sức gợi hình, gợi liên tưởng cao. Có những thành tố chung như keo (đèo), pị (gị), pa (bãi) có ý nghĩa tương đương với những thành tố chung trong tiếng Việt. Bên cạnh đó có bộ phận những thành tố chung có ý nghĩa cụ thể hơn hoặc khái quát hơn và đặc trưng cho địa bàn vùng núi phía bắc. Đó là các thành tố:
- “Pác” có nghĩa là hang nhưng là những cửa hang có nguồn nước trong chảy ra. Dạng địa hình này gắn với các dãy núi đá vôi. Các dãy núi đá
vôi thường thông với nhau và có nước tụ lại chảy bên trong, ở những chỗ thống có các cửa nước chảy ra ngoài, nước ở đây vừa trong vừa mát lạnh.
- “Khuổi” là các dòng chảy nhỏ do các mạch nước từ trong rừng chảy ra, địa danh khuổi luôn gắn với rừng
“khau” có nghĩa là rừng nhưng mọc trên địa hình là các đồi thấp
- “Nà “ là các mảnh đất nhỏ nằm ven khe, ven suối được khai phá để sản xuất nông nghiệp
- “Tát” là dòng chảy nhỏ từ trên cao xuống qua các tầng đá.
Chính những thành tố chung có nguồn gốc tày Nùng đã góp phần cụ thể hố chi tiết hố các dạng tồn tại của địa hình tự nhiên qua đó phản ánh tính đa dạng của loại hình đối tượng địa lí tồn tại trên địa bàn huyện Định Hố.
b. Sự phản ánh bức tranh mang tính cảnh quan rõ nét
Với 1506 địa danh, địa danh huyện Định Hố đã phản ánh bức tranh mang tính cảnh quan rõ nét. Đó là bức tranh mang đặc trưng của khu vực vùng núi phía bắc với những nét riêng về địa hình, mạng lưới thuỷ văn, sự phân bố dân cư, hệ động thực vật.
Đặc trưng của địa hình huyện Định Hoá là vùng đồi núi cao điều này được phản ánh qua 364 đối tượng tồn tại dương so với mặt đất. Những đối tượng này còn được gợi lên bởi sự tồn tại của chúng có khi là một đỉnh núi cao tít xuất hiện giữa một khu vực đồi thấp VD: núi Nản Toọc (núi đá đứng cơ đơn một mình), có khi là dãy núi dài quanh có uốn khúc bao bọc lấy nhiều khu vực như dãy núi Con Rồng. Gắn liền với địa hình đồi núi cao là mạng lưới sơng ngịi dày đặc nhưng đều nhỏ chủ yếu là các khe nước. Chế độ nước theo mùa chủ yếu chỉ có mùa mưa là dồi dào nước cũng được phản ánh vào địa danh như tên các dòng chảy suối Cạn, khe Cạn, Khe Chà. Một đặc trưng nổi bật của huyện Định Hoá là sự phong phú của rừng.
Trên địa bàn huyện Định Hố chúng tơi đã thu thập được 64 địa danh rừng đây phần lớn là các cánh rừng già có trữ lượng gỗ quý hiếm dồi dào. Sự
đan xen chia cắt giữa đồi núi và sông suối tạo nên những khu vực phi dân cư đó là các địa danh nà, đồng, bãi. Những địa danh này phần lớn là nhỏ, hẹp nằm gần bên suối hoặc có thể là các “nà” nằm trên cao Vd: Nà Tểu (ruộng ngắn), nà Dài (ruộng bên suối).
Trong bức tranh địa hình vùng rừng núi cao đó có sự đan xen phân bố của địa danh “bản” một đơn vị tổ chức cơ bản của người Tày. Các bản thường nằm ở khu vực đồi núi cao gắn bó mật thiết với rừng. Điều này được thể hiện ở tên các bản thường phản ánh địa hình cao như: bản Pù (nằm trên núi), bản Piềng (ở khu đất cao) và có tới 30 tên bản được đặt theo tên rừng.
Cảnh quan huyện Định Hố cịn được phản ánh ở hệ động thực vật phong phú và mang tính đặc trưng. Động vật thì có những lồi như gấu (Nà Mi), hon (Thắm Hon), nai (nà Quang)… thực vật bao gồm cả cây ăn quả (vải, nhãn, bưởi), cây lấy gỗ (de, lim), cỏ cây bụi (cỏ trang, cỏ gấu). Đặc biệt là có những lồi thực vật là đặc trưng cho cảnh quan nơi đây như cọ (bản Cọ) chè (khau Chè), chuối rừng, tre, giang, phách. Những loại cây này đặc trưng cho vùng núi phía Bắc và đã đi vào thơ ca:
“Ta đi ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Mùa xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cơ em gái hái măng một mình” (Việt Bắc - Tố Hữu)
Tóm lại, cảnh quan Định Hố là bức tranh sinh động về khu vực rừng núi cao, hệ động thực vật phong phú, con người sống hồ hợp gắn bó với thiên nhiên. Cảnh vật và con người ở đây đều rất đẹp vì vậy mà khi người ta nhớ đến nơi này là nhớ đến những gì tốt đẹp nhất “nhớ hoa cùng người”.