Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá vật thể

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 104 - 106)

1 ĐHTN Sơn danh

3.2.3.1. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá vật thể

Địa danh huyện Định Hoá phản ánh sự tồn tại của các di sản văn hố vật thể thơng qua các yếu tố chỉ CTXD như: đình, chùa, miếu, nhà thờ.

Định Hố chỉ có một địa danh chứa yếu tố “nhà thờ” đó là xóm Nhà thờ (BT) được gọi theo CTXD nhà thờ Quảng Nạp được thực dân Pháp cho xây dựng ở đây. Tuy không phải là một tơn giáo phổ biến ở huyện Định Hố nhưng với sự xuất hiện của yếu tố “nhà thờ” cũng cho thấy dấu ấn của Thiên Chúa giáo ở một vùng rừng núi xa xơi như Định Hố.

Có 20 địa danh chứa yếu tố “đình” VD: Bãi Đình (BY), bãi Cửa Đình (PC), bãi Đình Cng (LT), đồng Đình (BT). Trong địa danh Định Hoá xuất hiện nhiều địa danh mang yếu tố “đình” đó là do trên một diện tích nhỏ nhưng Định Hố có rất nhiều những ngơi đình nổi tiếng như Đình Cng (LT), đình Làng Quặng (ĐB), đình Chà Linh (ĐB), đình Linh Chà (BC), đình Tồng Quằng (TD). Những ngơi đình này thường là của chung nhiều bản, là nơi hội họp bàn những công việc chung, nơi tổ chức các nghi lễ, lễ hội trong năm. Địa danh mang yếu tố “đình” thường gắn với những vùng đất bằng phẳng, thoáng rộng như “bãi”, “đồng” bởi quan niệm của người dân địa phương cho rằng xây đình phải chọn nơi có địa hình bằng phẳng là nơi linh thiêng, tốt đẹp sẽ mang lại phúc lộc, may mắn cho người dân trong bản.

Có 9 địa danh mang yếu tố “chùa” VD: đồi Chùa (BN), bến Chùa (TD), rừng Khau Chùa (ĐB), chùa của người dân địa phương là nơi thờ Phật và một số vị thần theo những tín ngưỡng tơn giáo khác nhau, chùa có khi chỉ là những ngơi nhà nhỏ có địa thế thường nằm cạnh các khu rừng già được người dân bản cho là linh thiêng. Vì vậy địa danh mang yếu tố “chùa” thường là những địa danh chỉ địa hình tự nhiên như đồi, rừng.

Có 10 địa danh chứa yếu tố “miếu” như dốc Miếu (BT), cầu Miếu (BN), rừng Khau Miếu (ĐB), miếu là nơi người dân thờ Thổ Công- một vị thần thiện theo tín ngưỡng là người bảo vệ sự an bình cho dân bản. Miếu thường không quan trọng về địa thế mà chỉ là những ngôi nhà nhỏ hay đơn giản là những gốc cây được đặt bát hương bên dưới và luôn nằm ở đầu bản như một hình thức canh giữ, kiểm sốt đối tượng lạ (có thể hiểu là cả người ngồi và các “phi” - ma) vào bản.

Với 35 địa danh phản ánh các cơng trình xây dựng đình, chùa, miếu, nhà thờ địa danh Định Hoá phản ánh sự tồn tại phong phú của các di sản văn hố vật thể nơi đây. Trong hồn cảnh cuộc sống của người dân miền núi cịn nhiều khó khăn những người dân đã xây dựng được những ngơi đình lớn có

giá trị về kiến trúc như đình Cng (ngơi đình có mái cong), đình Tám Mái (kiến trúc có tám mái che trơng xa như một bông hoa đang xoè ra giữa rừng núi xanh). Những di sản văn hố vật thể khơng những phản ánh trình độ kiến trúc, trình độ nghệ thuật của người dân địa phương mà còn phản ánh tinh thần đồn kết cộng đồng, những cơng trình “đình, chùa” phản ánh mối liên hệ giữa các bản với nhau. Đáng tiếc là những cơng trình xây dựng nổi tiếng kể trên hiện nay khơng cịn nữa, chúng đã bị đổ nát và xoá mọi dấu vết về sự tồn tại của mình qua chiến tranh, qua thời gian. Những di sản văn hoá vật thể đó chỉ cịn tồn tại trong trí nhớ của một số người già ở địa phương và trong địa danh. Lúc này, địa danh thực sự là những “hoá thạch”, là những nhân chứng ghi nhận sự tồn tại các di sản văn hoá vật thể trên địa bàn huyện Định Hoá. Đồng thời qua những di sản văn hoá vật thể này ta cũng đã thấy được phần nào đặc điểm của di sản văn hoá phi vật thể của huyện Định Hoá. Thêm một lần nữa Định Hoá lại là một bằng chứng cho thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa văn hoá vật thể và phi vật thể bởi chúng là hai bộ phận để hợp thành nền văn hoá.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)