1 ĐHTN Sơn danh
2.2.1.2. Phương pháp xác định ý nghĩa địa danh
Khi nghiên cứu địa danh một địa phương người nghiên cứu thường gặp những khó khăn trong việc xác định ý nghĩa các địa danh như: địa danh có thể đã bị biến đổi thậm chí sai lạc về hình thức so với địa danh gốc, có những ý nghĩa đã bị mờ nhạt đối tượng được định danh cũng không còn tồn tại. Những cách lí giải theo lối từ nguyên học dân gian khác nhau về cùng một đối tượng là nhân tố gây “nhiễu” khiến ta khó nhận ra đâu mới là cách lí giải đúng. Do vậy để xác định ý nghĩa địa danh người nghiên cứu cần nắm chắc địa bàn đối tượng, có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ có mặt trên địa bàn, sử dụng thao tác của phương pháp so sánh lịch sử tạo ra các thế tương đồng để tìm hiểu sự biến đổi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của địa danh. Đồng thời trong quá trình xác định ý nghĩa địa danh cần tuân theo các nguyên tắc: vận dụng linh hoạt, hợp lí các phương pháp, thận trọng khi đưa ra những kết luận về ý nghĩa của địa danh. Xuất phát từ những yêu cầu trên trong luận văn này chúng tôi sử dụng bộ giải pháp đã được Nguyễn Kiên Trường (nghiên cứu địa danh Hải Phòng) đưa ra và sử dụng có hiệu quả. Bộ giải pháp này gồm 3 nội dung cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ nhưng có chú ý đến sự biến đổi chua chúng theo thời gian; 2. Dùng phương pháp so sánh lịch sử để xác lập mối quan hệ ngữ âm của các đơn vị có liên quan (giữa địa danh và từ chung), từ đó phục nguyên lại dạng cổ của tên gọi trong những trường hợp có thể và cần thiết; 3. Bám chắc vào địa bàn đang khảo sát, vận dụng những tri thức có trong các bộ môn khác (địa lí, lịch sử, dân tộc, khảo cổ, văn hoá dân gian..) [31, tr. 86].
Bên cạnh đó chúng tôi có tham khảo những nghiên cứu địa danh đã sử dụng có hiệu quả bộ giải pháp này như: “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị” của Từ Thu Mai, “Địa danh Nam Định” của Phan Thị Huyền Trang, “Khảo sát địa danh quận Ba Đình - Hà Nội” của Phạm Thị Thu Trang. Vận dụng có hiệu quả các giải pháp, đồng thời có sự điều chỉnh phù hợp với địa bàn nghiên