Địa danh là một bộ phận của từ vựng có chức năng gọi tên các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Số lượng các đối tượng địa lí vơ cùng lớn ứng với nó là một “kho” các địa danh gọi tên cho chúng. Tuy số lượng địa danh lớn nhưng chúng không tồn tại rời rạc mà vẫn có những dấu hiệu nào đó để liên kết lại với nhau và mặc dù có những điểm giống nhau về tên gọi người ta vẫn có thể phân biệt địa danh này với địa danh kia. VD: sông Chợ Chu và thị trấn Chợ Chu; sông Chợ Chu và Sông Công. Rõ ràng địa danh không tồn tại đơn lẻ, rời rạc mà chúng nằm trong những “mơ hình phức thể địa danh”. Để tìm hiểu cấu tạo của địa danh người nghiên cứu cần có cái nhìn tổng thể về địa danh và phải trả lời được các câu hỏi:
phức thể địa danh gồm những bộ phận nào? Quan hệ giữa các bộ phận? Trong phức thể địa danh đâu mới là địa danh?
Về vấn đề này A.V.Superanskja nhận định: “Những mục tiêu địa lí có hai
loại tên: tên chung để xếp chúng vào hệ thống khái niệm nào (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể” [22, tr. 13]. A.V. Superskaija
đã cung cấp cái nhìn khái quát về hai bộ phận tồn tại trong phức thể địa danh với những đặc điểm ý nghĩa khác nhau. Đó là bộ phận “tên chung” chỉ loại, có tính chất chung và bộ phận “tên riêng” là tên riêng biệt của từng vật thể có tính chất riêng, tính chất biệt loại. Về mơ hình phức thể địa danh của địa danh Việt Nam Lê Trung Hoa cũng chỉ ra cấu tạo gồm hai bộ phận với những đặc điểm ý nghĩa và hình thức để nhận diện hai bộ phận này: “Trước địa danh
này không phải là thành tố của địa danh nên không viết hoa” [11, tr. 21]. Như
vậy theo tác giả Lê Trung Hoa phức thể địa danh gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất chỉ tiểu loại, có tính chung, có vị trí đứng trước địa danh, khơng viết hoa. Địa danh chỉ là bộ phận đứng sau và được viết hoa để phân biệt.
Từ những ý kiến trên đây chúng tơi thống nhất cách hiểu về mơ hình phức thể địa danh như sau:
- Mơ hình phức thể địa danh gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất được gọi bằng những cách gọi khác nhau như “Tên chung”, “Thành tố A”, “Danh
từ chung” nhưng được chúng tôi thống nhất gọi là “Thành tố chung”; bộ phận
thứ hai còn được gọi là “Tên riêng”, “Thành tố B” được chúng tôi thống nhất gọi là “Địa danh”.
- Về chức năng, thành tố chung có tính chất chung, tính tổng loại để chỉ một lớp đối tượng địa lí, địa danh có tính chất riêng, tính biệt loại chỉ tên riêng biệt của một đối tượng địa lí.
- Về hình thức, thành tố chung thường đứng trước địa danh và được viết thường, địa danh thường đứng sau và được viết hoa.
- Thành tố chung và địa danh có mối qua hệ gắn bó giữa cái được hạn định và cái hạn định:
Thành tố chung là cái được hạn định với sự biểu thị một loạt đối tượng có cùng thuộc tính, cịn địa danh là cái hạn định được dùng để hạn định cho thành tố chung với chức năng chỉ những đối tượng cụ thể, xác định trong lớp đối tượng mà thành tố chung chỉ ra [15, tr. 57].