Các phương thức cấu tạo địa danh

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 57 - 63)

1 ĐHTN Sơn danh

2.1.3.4. Các phương thức cấu tạo địa danh

Địa danh huyện Định Hoá sử dụng 2 phương thức cơ bản để cấu tạo địa danh đó là phương thức tự tạo và phương thức chuyển hoá. Mỗi phương thức lại được cụ thể hoá bằng nhiều cách thức khác nhau:

a. Phương thức cấu tạo mới

Phương thức cấu tạo mới là phương thức đặt địa danh (gọi tên) bằng những yếu tố có sẵn trong ngơn ngữ theo những cách thức cụ thể. Trong phương thức cấu tạo mới địa danh huyện Định Hoá sử dụng những cách thức sau:

a1. Dựa vào đặc điểm bản thân đối tượng để gọi tên: có 278 địa danh sử dụng cách thức này

- Đặt theo hình dáng đối tượng địa lí có 125 địa danh VD: đồi Trịn, dốc Dài.

Điểm đặc biệt của địa danh huyện Định Hố là cách đặt địa danh dựa vào hình dáng cùng sự liên tưởng đến những vật có hình dáng tương tự đơí tượng địa lí được định danh. VD: Thẩm Tâu (ao có hình con rùa), khe Gọ Mọ (khe có hình như cổ bị), hồ Tham Kha (hồ có hình như cái chân gà có ba kẽ chân).

- Đặt theo kích thước đối tượng có 38 địa danh

VD: Khe Nhe (khe nhỏ), dốc Cao, Bản Luông (bản lớn) - Đặt theo tính chất có 57 địa danh

VD: Thẩm Bốc (ao khô), nà Lẹng (ruộng cạn) - Đặt theo màu sắc có 12 địa danh

VD: khe xanh, vực Vằng Cắm (nước màu tối sẫm), cầu Đen - Đặt theo vật liệu xây dựng chỉ có 3 địa danh

VD: Bản Ngói, cầu Sắt

- Đặt theo kiến trúc cấu trúc có 43 địa danh chủ yếu là ở các cơng trình nhân tạo

VD: cầu Tràn, cầu Treo, đình Tám Mái

a2. Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng: đây là cách đặt địa danh tạo ra nhiều địa danh nhất, có 478 địa danh được đặt theo cách này:

- Gọi theo tên đối tượng cùng loại có 16 địa danh VD: khe Thác, khe Suối

- Gọi theo vị trí của đối tượng so với đối tượng khác có 52 địa danh VD: ao Thẩm Tin (ao ở dưới), Bản Bắc

- Gọi theo tên cây cỏ mọc gần đó: có 248 địa danh. Những địa danh này dường như đã tạo nên một từ điển thực vật của huyện Định Hố. Qua đó cũng cho ta thấy được mối quan hệ gắn bó giữa người dân địa phương với thiên nhiên.

VD: đèo Duốc (đèo có cây chuối rừng), dốc Cây Hu, ruộng Nà Mịn (ruộng có cây dâu dại).

Những địa danh này phần lớn có nguồn gốc ngơn ngữ Tày Nùng. Hiện nay một số địa danh có từ tương ứng trong Tiếng Việt đã được dịch ra Tiếng Việt như ngã ba Gốc Thông, đồi Cây Đa.

- Gọi theo tên cầm thú sống ở đó có 31 địa danh

Vd: dốc Trâu (cạnh dốc này trước là nơi tập trung trâu của thực dân Pháp), đèo Ve, hang Dơi.

- Gọi theo tên vật thể có nhiều ở đó có 18 địa danh VD: hồ Cát Vàng, dốc Đá, dốc Phấn

- Gọi theo tên CTXD gần đó có 55 địa danh

VD: dốc Đình Cng, Pù Đèn (núi gần đền thờ), Rừng Khau Chùa (rừng gần đó có ngơi chùa)

- Gọi theo biến cố lịch sử có 15địa danh

VD: đồi Hội Trường (nơi từng có hội trường TƯ Đảng họp) - Gọi theo nguồn gốc có 43 địa danh

VD: Nà Lụ (ruộng do tổ tiên mà có), ao Bó Mạ (ao vốn là nguồn nước của ngựa).

a3. Ghép yếu tố Hán Việt để đặt tên: cách này có 75 địa danh. Địa danh huyện Định Hoá thường sử dụng cách ghép một yếu tố có ý nghĩa tốt đẹp với mọt yếu tố trong tên xã để gọi cho địa danh

VD: Vân Nhiêu, Văn Nhiêu, Việt Nhiêu (các yếu tố Vân, Văn, Việt ghép với Yếu tố Nhiêu tức là sự giàu có trong tên xã Bộc Nhiêu)

Những tên gọi này chủ yếu là ở loại hình ĐVDC.

a4. Dùng độc lập số: cách gọi tên này có rất ít chỉ có 21 địa danh chủ yếu là CTGT

VD: tỉnh lộ 268, đường 135, cầu 11

a5. Dùng kết hợp chữ (địa danh) với số: địa danh có cấu trúc chữ + số ở Định Hố chiếm số lượng đáng kể trong danh sách địa danh, có tới 111 địa danh chiếm 7.37% địa danh có cấu trúc này. Cũng cần nói thêm một đặc điểm

nữa của loại địa danh này: khi đọc tên địa danh thì phần số khơng có gì khác nhau nhưng trong văn bản phần số được biểu thị bằng hai loại chữ số Ả rập và La Mã.

VD: chữ+ số Ả rập: Bảo Biên 1, Bảo Biên 2 (BL) chữ + số La Mã: bản Là I, bản Là II (BT) lí do có sự phân biệt này có lẽ là do ngẫu nhiên.

Ưu điểm của cách ghép này là có thể tạo ra nhiều địa danh VD: xã Phú Đình có 7 xóm tên là Phú Ninh: Phú Ninh I, Phú Ninh II... đến Phú Ninh VII và các địa danh mới vẫn giữ được mối liên hệ với địa danh gốc. Cách gọi tên này chỉ có ở địa danh ĐVDC xóm, làng, bản và cho ta hình dung sự phát triển của các ĐVDC theo thời gian.

a6. Địa danh gọi theo tín ngưỡng người địa phương hoặc các truyện cổ dân gian: Loại địa danh này có 22 địa danh đây thực sự là một “hố thạch”. một lớp “trầm tích” văn hoá trong địa danh

VD: dốc Phỉ Ẻng (dốc có ma trẻ con), ruộng Nà Ngược (ruộng có thuồng luồng một con vật theo tưởng tượng của người Tày), hang Bo Tình (hang gắn với câu chuyện tình của đơi trai gái).

Kết quả thống kê địa danh cấu tạo mới được thể hiện trong bảng:

Bảng 2.6: Thống kê các địa danh cấu tạo theo phƣơng thức cấu tạo mới

TT Phƣơng thức cấu tạo mới Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Dựa vào đặc điểm bản thân đối tượng 278 28,22

2

Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ

với đối tượng 478 48,55

3 Dùng yếu tố Hán Việt để đặt tên 75 7,61

4 Dùng độc lập số 21 2,13

5 Dùng kết hợp số và chữ 111 11,26

6 Đặt theo tín ngưỡng hoặc truyện cổ dân gian 22 2,23

Nhận xét: Như vậy với 985 địa danh được tạo ra, phương thức cấu tạo mới là phương thức định danh quan trọng nhất của địa danh định Định Hoá.

Phương thức cấu tạo mới gắn bó chặt chẽ với ý nghĩa các địa danh sẽ được làm rõ ở mục 2.2. Đồng thời, phương thức cấu tạo mới cũng là phương thức phản ánh những đặc trưng văn hoá sẽ được chúng tơi làm rõ khi nhìn nhận địa danh dưới góc độ đặc trưng văn hoá.

b. Phương thức chuyển hoá

Phương thức chuyển hoá địa danh là phương thức lấy tên đối tượng địa lí này để gọi tên cho một hoặc nhiều đối tượng địa lí khác. Với 521 địa

danh tạo ra theo phương thức chuyển hố đây là phương thức có ý nghĩa quan trọng trong địa danh huyện Định Hoá. Địa danh huyện Định Hố có sự chuyển hoá theo cả 3 xu hướng: trong nội bộ loại hình, giữa các loại hình, nhân danh sang địa danh.

b1. Chuyển hoá trong nội bộ loại hình: có 199 địa danh chuyển hố trong nội loại hình chủ yếu là trong loại hình ĐHTN

- Chuyển hố trong địa hình tự nhiên có 195 địa danh VD: Đồng Đình - gị Đồng Đình

Khe Tị - đồi Khe Tị

Thác Lầm - dốc Thác Lầm

Địa danh có nguồn gốc Tày Nùng thường chuyển hố cả mơ hình phức thể địa danh. Những mơ hình có sức chuyển hoá mạnh nhất là Khau + X, Na + X, Khuổi + X.

- Chuyển hố trong ĐVDC chỉ có 3 địa danh VD: xã tân Thịnh- Xóm Tân Thịnh

Xóm Hợp Thành- phố Hợp Thành

- Chuyển hố trong CTGT chỉ có 1 địa danh VD: ngã ba Khẩu Cuộng- cầu Khẩu Cuộng

b2. Chuyển hố giữa các loại hình có 268 địa danh

- ĐHTN chuyển hố sang các loại hình khác: sang ĐVDC là 136 địa danh (VD: rừng Khau Lầu - bản Khau Lầu, đồng Keng - xóm đồng Keng); sang CTGT là 30 địa danh (VD: đầm Đá Bay- ngã ba Đá Bay, ruộng Nà Chát- ngã ba Nà Chát), sang CTXD có 7 địa danh (VD: thác Lầm- đập Thác Lầm, dốc Đình- di tích lịch sử Dốc Đình). Đặc biệt khi chuyển sang các loại hình khác ĐHTN thường chuyển hố cả cụm phức thể địa danh.

- ĐVDC chuyển hoá sang các loại hình khác: sang ĐHTN là 47 địa danh (VD: bản Tỉn Keo - đồi Tỉn Keo, xóm Long Quyên - dốc Long Quyên), sang CTGT là 20 địa danh (VD: xóm Bảo Cường - ngã ba Bảo Cường, xóm Bảo Hồ - cầu Bảo Hồ), sang CTXD có 9 địa danh (VD: xóm Qn Vng - chợ Quán Vuông, bản Tỉn Keo - Lán Tỉn Keo).

- CTGT chuyển hoá sang các loại hình khác: sang ĐHTN có 1 địa danh (cầu Cửa Đình - bãi Cửa Đình), sang CTXD có 1 địa danh (cầu Miếu - chợ Cầu Miếu)

- CTXD chuyển hố sang các loại hình khác: sang ĐHTN có 9 địa danh (VD: chợ Chu- sông CHợ Chu, đập Lải Tràn- Bãi Lải Tràn), sang ĐVDC có 2 địa danh (đập Quan- ngã ba Quan, đập Pài Hận- cầu Pài Hận).

b3. Chuyển hoá nhân danh sang địa danh: số lượng địa danh nhân danh chuyển hoá sang địa danh khá lớn với 54 địa danh trong đó có những nhấn danh là nhân vật lịch sử chuyển hoà thành địa danh như: nữ liệt sĩ Hoàng Ngân - đồi Hoàng Ngân, Võ Nguyên Giáp - di tích lịch sử hầm Võ Ngun Giáp. Ngồi ra cịn một số lượng lớn nhân danh là tên những người dân địa phương có mặt từ rất sớm góp phần khai thiên lập địa ra mảnh đất này VD: xóm A Nhì, dốc Bà Châu, dốc ông Thơng, đồng Hồng… Địa danh huyện Định Hố có một đặc điểm đáng lưu ý là hiện tượng nhân danh chuyển hố sang địa danh chỉ có ở ĐHTN và CTNT mà không thấy xuất hiện trong ĐVDC.

Bảng 2.7: Thống kê các địa danh theo phƣơng thức chuyển hoá

TT Xu hƣớng chuyển hoá Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Trong nội bộ loại hình 199 38,19

2 Chuyển hố giữa các loại hình 268 51,43

3 Nhân danh sang địa danh 54 10,38

Tổng 521 100

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)