Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá phi vật thể

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 106 - 111)

1 ĐHTN Sơn danh

3.2.3.2. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá phi vật thể

Tồn tại song song và có mối quan hệ mật thiết với di sản văn hoá vật thể là các giá trị văn hoá phi vật thể. Các di sản văn hoá phi vật thể là các yếu tố văn hoá phi vật chất được thể hiện qua những giá trị về tinh thần như tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, tâm lí nguyện vọng, tư duy về đạo đức… Thông qua hệ thống địa danh Định Hoá ta thấy phản ánh rõ nét dấu ấn các yếu tố di sản văn hố phi vật thể: dấu ấn tơn giáo, dấu ấn tín ngưỡng và những ước vọng sống tốt đẹp.

a. Đặc trưng văn hố thể hiện qua dấu ấn tơn giáo trong địa danh.

Tôn giáo là một giá trị văn hoá tinh thần gắn bó mật thiết với cuộc sống con người. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “tôn giáo” như sau: “Tôn giáo

sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên định đoạt tất cả, con người phải phục tùng và tôn thờ” [17, tr. 1011].

Trên địa bàn huyện Định Hoá Thiên Chúa giáo để lại dấu ấn qua hiệu danh nhà thờ Quảng Nạp. Thành tố chung “nhà thờ” được chuyển hoá vào đơn vị dân cư xóm Nhà Thờ. Tuy nhiên Thiên Chúa giáo chỉ có ảnh hưởng trong phạm vị một vài xóm ở địa bàn xã Bình Thành.

Tơn giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống văn hoá tinh thần của người dân địa phương là Phật giáo. Có những thành tố chung chỉ loại hình là các cơng trình xây dựng theo tín ngưỡng dân gian được chuyển hố vào vị trí các yếu tố trong địa danh như miếu (10 địa danh), chùa (9 địa danh), đình (20 địa danh). Đình, chùa trên địa bàn huyện Định Hố thường thờ một số vị thần thường gặp trong Phật Giáo như Phật Tổ, Phật Bà Quan Âm. Thậm chí một số địa danh trên địa bàn huyện cịn mang yếu tố Bụt (Buhda hay Phật) như ruộng Nà Bụt, dốc Bụt, đèo Bụt. Mỗi địa danh này lại gắn với một câu chuyện dân gian lưu truyền về Bụt. Đặt là ruộng Nà Bụt vì đây là mảnh ruộng tốt người dân tin là có Bụt ban cho. Dốc Bụt lại gắn với câu chuyện Bụt thường hiện lên giúp đõ người gặp nạn. Đèo Bụt là nơi thờ Phật dưới bóng một cây to, đây là nơi cao nhất trong vùng nên người dân tin rằng thờ Bụt ở đây sẽ có sự hiển linh.

Những vị thần, phật trong Phật giáo được cả người Kinh và người tày thờ cúng. Người Tày thường kết hợp giữa thờ Phật với thờ tổ tiên. Như vậy tơn giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến dân cư vùng Định Hoá là Phật giáo đồng thời Phật giáo còn kết hợp với Đạo giáo và những quan niệm tín ngưỡng của từng dân tộc tồn tại trên địa bàn tạo nên một bức tranh văn hoá tinh thần của địa phương vừa đa dạng vừa phức tạp.

b. Đặc trưng văn hố thể hiện qua dấu ấn tín ngưỡng trong địa danh.

Một biểu hiện khác của di sản văn hoá phi vật thể trong địa danh là tín ngưỡng, “Tín ngưỡng là tin theo một tơn giáo nào đó” [17, tr. 994], hay

“Tín ngưỡng là lịng mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa” [Dẫn theo 15, tr. 162]. Trong địa danh tín ngưỡng được thể hiện qua tâm lí linh thiêng hố một đối tượng mà con người gửi vào đó đức tin của mình.

Trong địa danh huyện Định Hố tín ngưỡng người Việt được biểu hiện qua những địa danh mang yếu tố “thần” và “giời” VD: đồi Thần (BT), ao Thần (ĐB), ao Giời (BN). Do người Việt sống xen kẽ cùng người Tày Nùng nên họ cũng chịu ảnh hưởng của những tín ngưỡng lâu đời của người Tày Nùng. Dân tộc Tày Nùng có nguồn gốc lâu đời trên địa bàn, cuộc sống còn chậm phát triển gắn bó với tự nhiên nên đời sống tín ngưỡng hết sức phong phú và được phản ánh vào địa danh.

Nhân vật quan trọng và có ý nghĩa lớn nhất trong tín ngưỡng người Tày Nùng đó là Pụt (Bụt). Bụt là vị (thần thiện) ban những điều tốt đẹp cho con người. Bụt đã được chuyển hoá vào các yếu tố trong địa danh như ruộng Nà Pụt (TD), đèo Bụt (Qk), Khuổi Pụt (LT)

Trong hệ thống địa danh huyện Định Hoá xuất hiện những địa danh mang yếu tố “phi” (ma) như: dốc Phi Ẻng (dốc ma trẻ con),, khau phi (rừng ma). Người Tày Nùng tin có rất nhiều thứ thánh thần, ma quỷ và được gọi chung là “phi”. Phi có ở cả trên trời, dưới đất và được chia làm hai loại phi lành như Thổ Công, Bụt, Bà Mụ, Tổ tiên, phi dữ làm hại người như yêu tinh, thuồng luồng (ngược). Cả hệ thống các phi này cũng được phản ánh rất rõ vào trong địa danh.

Những địa danh mang yếu tố miếu như dốc Miếu, cầu Miếu để thở Thổ Cơng. Thổ Cơng là vị thần có trách nhiệm bảo vệ an tồn cho cả bản nên miếu thường được đặt ở đầu bản. Bên cạnh địa danh mang yếu tố miếu cịn có địa danh lấy danh từ Thổ Công để định danh như dốc Thổ Công (BC).Thổ Công là vị thần thiện ln che chở cho dân bản đó có thể là một vị anh hùng dân tộc hay người dân đến khai hoang lập bản sau khi mất đi được tơn làm thành hồng để bảo vệ làng bản.

Địa danh mang yếu tố mụ như ruộng Nà Mụ (TĐ), khe Mụ (Lt), Khau Mụ (BL). Bà Mụ được dân bản tin rằng có chức năng bảo vệ trẻ em sơ sinh khi đứa bé bị mệt họ làm lễ cúng bà Mụ. Trong gia đình có trẻ nhỏ thường đặt bàn thờ bà Mụ. Bà Mụ trở thành vị nữ thần rất quan trọng trong tín ngưỡng người Tày Nùng.

Bên cạnh những phi lành là các phi dữ mà người dân sợ hãi. Đó là “Phi Ẻng” (ma trẻ con), người ta tin rằng những đứa trẻ chất yểu sẽ trở thành những phi lang thang ở nơi hoang vắng va trêu chọc người qua lại. Trong những phi dữ người địa phương sợ hãi nhất là ngược (thuồng luồng). Thuồng Luồng đi vào nhiều địa danh chỉ địa hình tự nhiên và có liên quan đến nước như Nà Ngược (TĐ), Pác Ngược (LV), Khuổi Ngược (QK), Thẩm Ngược (SP). Thuồng luồng được người dân hình dung là có hình dạng một con rắn lớn, trên đầu có mào, nó ln đói khát và đi tìm bắt người để uống máu. Do vậy người dân khi ở gần nước đều lo sợ thuồng luồng bắt. Họ thường tơn kính khi nhắc đến thuồng luồng có nơi trong ngày lễ tết cịn treo những ống mai trong có đựng đầy tiết lợn như một hình thức lễ vật cống nạp để thuồng luồng không hại người.

Người dân Định Hố cịn có tín ngưỡng rất cổ xưa là tín ngưỡng thờ cây. Do sống gần rừng già cổ thụ, có những cây lớn nên họ thần thánh hoá, linh thiêng hố thậm chí ma quỷ hố những cây này. Các cây khi đã được linh thiêng hố thì trở nên bất khả xâm phạm. Những địa danh phản ánh tín ngưỡng thờ cây thường mang yếu tố “cốc” VD: Cốc Móc (BT), Cốc Hóp (TD), Cốc Ngận (LV), Cốc Lùng (QK). Dưới các cây này thường được đặt bát hương để thờ cúng. Ngay cả khu rừng có cây được linh thiêng hố mọc cũng trở nên linh thiêng và gọi là rừng cấm. Ở Định Hố có rất nhiều rừng cấm như vậy. Những rừng cấm này lâu năm cây cối mọc um tùm, măng giang, măng mai có rất nhiều. Dù vậy người dân bản thà rằng phải đi xa kiếm củi, kiếm măng chứ không bao giờ dám vào rừng cấm.

Người Tày Nùng tin rằng có những người đặc biệt có khả năng giao tiếp với thần linh, ma quỷ đó là các thầy Tào. Nơi nào có người làm thầy Tào giỏi nổi tiếng thì rừng nơi ơng ta ở thường được đặt là tào. Đó là các Khau Tào ở huyện Định Hố. Thầy Tào có nhiệm vụ tế lễ khi có người qua đời. Đó là những người lao động được kế thừa kinh nghiệm của ông cha, nắm được phong tục tập quán của dân tộc nên có vai trò quan trọng đặc biệt là biết hướng dẫn thực hiện các nghi lễ trong ma chay, cưới hỏi. Thầy Tào được người dân tơn trọng và nhờ cậy để có thể giao tiếp với thần linh, diệt trừ ma quỷ.

Tín ngưỡng của người tày Nùng còn được phản ánh qua những địa danh mang yếu tố “hội”. Yếu tố “hội” được định danh cho những địa danh thuộc địa hình tự nhiên có địa hình thống rộng, bằng phẳng như bãi, đồng. Gần như xã nào của huyện Định Hố cũng có bãi Hội như bãi Hội (LT) bãi Hội (ĐB). Người dân Định Hoá thường tổ chức lễ hội ở những bãi đất rộng gần cánh đồng lúa. Do bản nằm trên đồi cao hội tổ chức dưới cánh đồng thấp nên thường gọi là hội “Lồng tồng”nghĩa là xuống đồng. Đây là những lễ hội phản ánh tín ngưỡng nơng nghiệp. Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân sau khi ăn tết Nguyên Đán, thời điểm việc đồng áng đã xong mọi nhà đã có thóc trong bồ, có thời gian rảnh rỗi, đồng thời, đây cũng là thời điểm sắp bắt đầu mùa vụ mới, trước khi gieo trồng nhân dân muốn cầu xin thánh thần phù hộ cho cây trồng ít sâu bệnh, khí hậu ơn hồ, mùa màng bội thu. Trong lễ hội diễn ra những nghi thức mang đậm tín ngưỡng nơng nghiệp như lễ tế thần nông, lễ cầu mùa.

Một lễ hội nữa cũng có ý nghĩa quan trọng với đời sống văn hoá người Tày Nùng Định Hố đó là lễ hội tung còn. Lễ hội thường được tổ chức ở các khu đất tương đối bằng phẳng dưới chân đèo, chân núi. Những đèo, núi nay cũng được gọi theo tên của trò tung còn VD đèo Tọt (đèo tung còn). Lễ hội tung cịn phản ánh tín ngưỡng phồn thực của người dân Tày Nùng. Phỏng còn được làm bằng cây mai uốn thành vòng tròn. Một mặt của

vịng trịn quay sang hướng đơng dán giấy màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, mặt còn lại dán chữ nguyệt tượng trưng cho mặt trăng. Kết hợp nhật nguyệt là chữ minh. Các mặt đông, tây, nhật nguyệt biểu hiện của tâm thức âm dương hoà hợp. Người tham gia trò chơi tung còn thường là nam nữ thanh niên. Khi một đôi trai gái tham gia trò chơi nếu người con trai tung còn trúng hồng tâm sẽ được dân bản công nhận là vợ chồng. Quả còn từ tay người con trai ném qua vòng nhật nguỵêt sang tay người con gái là những hạt mầm sống được truyền hơi ấm của hai người. Quả còn đầu tiên trúng hồng tâm sẽ được mang lên chùa trình lên thánh thần, sau đó người chủ hội tung cịn sẽ rạch quả cịn lấy ra những hạt thóc được cho vào trong làm ruột còn và chia cho dân bản mang về làm giống. Họ tin rằng những hạt giống này sẽ cho họ một mùa màng bội thu.

Tóm lại do đời sống gắn bó với tự nhiên và xuất phát từ thuyết tin vạn vật có linh hồn nên văn hố tín ngưỡng của người Tày Nùng Định Hố vơ cùng phong phú và phức tạp. Sự phong phú, phức tạp đó được phản ánh phần nào vào trong địa danh. Chính địa danh huyện Định Hố cũng đang bảo lưu những tín ngưỡng cổ xưa của người dân địa phương mà trong cuộc sống hiện đại đang dần mờ phai dấu vết.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN docx (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)