Bối cảnh nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học lao động – xã hội (Trang 32 - 34)

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Chất lượng HĐGD của đội ngũ GV là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định và liên quan toàn diện tới việc cải tiến chất lượng giáo dục ĐH. Vì vậy, việc đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lượng HĐGD đang là yêu cầu đặt ra cho các trường đại học. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý, đánh giá và thúc đẩy GV cải tiến chất lượng HĐGD. Ảnh hưởng đến việc cải tiến chất lượng HĐGD của GV, có những yếu tố khác nhau như: Sự tích lũy kinh nghiệm chuyên môn; sự ý thức về nghề nghiệp, vai trò, nhiệm vụ của người GV; Sự trưởng thành qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng... Vì vậy để tạo điều kiện cho giảng viên có được những ý kiến đánh giá từ SV, Từ năm 2012 đến nay Nhà trường đã thường xuyên tiến hành lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Từ đó đến nay, việc này đã được thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trường và coi đây là một trong các kênh quan trọng để sinh viên được đưa ra quan điểm của mình, giúp nhà trường có cơ sở để điều chỉnh những hạn chế trong hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của GV và SV đã thay đổi rất nhiều, mối quan hệ hợp tác giữa GV và SV được chú trọng nhiều hơn. SV có xu hướng tích cực là những người tham gia vào quá trình dạy-học hơn là những người tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Vì vậy, nhằm phát huy cao nhất năng lực của người học, làm phát triển tối đa năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy, sáng tạo, trí thơng minh của người học, dạy học hiện đại “lấy người học làm trung tâm” từ lâu đã được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tại Việt Nam, việc sử dụng các PPGD tích cực theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm” là yêu cầu từ lâu đã được đặt ra. Tuy nhiên việc lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy

học vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lối dạy học truyền thống nặng về lý thuyết. Việc SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV chính là một trong những việc đó. Dạy học hiện đại “lấy người học làm trung tâm” là quan điểm trong đó dạy học là phải hướng tới người học, khai thác tiềm năng trí tuệ của người học, phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của họ. Đó là con đường để nấng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, trong chính sách đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đã được xác định là một trong những việc cần phải thực hiện.

Dạy học theo quan điểm hiện đại, là hoạt động được tạo ra bởi sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò, giữa các người học với nhau, là sự thống nhất chặt chẽ giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Trong đó người thầy sẽ là chủ thể của hoạt động giảng dạy, người học là chủ thể của hoạt động học. Người dạy vừa đóng vai trị là chủ thể, vừa đóng vai trị là đối tác của người học trong chuỗi hoạt động giảng dạy này. Để kích thích tính chủ động, sáng tạo của người học, cũng như nâng cao trách nhiệm của người dạy một yêu cầu đặt ra với mỗi Nhà trường đó là việc quan tâm, tạo điều kiện cho người học đưa ra những quan điểm, ý kiến đánh giá của mình. Họ có quyền phản hồi lại chất lượng giảng dạy của GV là tốt hay không tốt. Điều này đảm bảo thông tin hai chiều trong hoạt động dạy học giữa GV và SV được thực hiện. Đấy cũng là một trong những biểu hiện cụ thể của quan điểm dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm.

Trong bất kỳ thời đại nào, đội ngũ giảng viên ln là lực lượng có vai trị đặc biệt quan trọng, là người quyết định chất lượng giáo dục Điều 15 của Luật giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005) cũng đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Vì vậy trong vấn đề xây dựng đội ngũ, nhà quản lý cần phải có sự giám sát, có thơng tin phản hồi về chất lượng giảng dạy của đội ngũ những người giảng dạy.

giảng viên đối với lãnh đạo nhà trường là một trong những kênh thông tin tham khảo để đánh giá về chất lượng giảng dạy của giảng viên và đồng thời đây cũng là một biện pháp đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học lao động – xã hội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)