Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 352.054 1 352.054 1608.75 3 .000 b Residual 177.914 813 .219 Total 529.968 814 a. Dependent Variable: DGC5 b. Predictors: (Constant), KTDG
Kết quả tổng hợp trong bảng 3.36 có giá trị Sig. <0.05 cho thấy với mức ý nghĩa 5%, mơ hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào để phân tích hồi quy đều có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy có sự tồn tại của mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Bảng 3.38 Kết quả phân tích hồi quy đơn nhân tố KTDG
Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
KTDG .812 .020 .815 40.109 .000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: DGC5
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc. Sự tác động này có ý nghĩa thống kê và nó được thể hiện qua phương trình hồi quy sau:
Kiểm tra, đánh giá của giảng viên = .657 + .812 * KTDG
Qua phương trình hồi quy có thể thấy, ý kiến phản hồi của sinh viên có tác động tới việc thực hiện kiểm tra đánh giá của giảng viên trong giảng dạy sau khi giảng viên nhận được phản hồi từ sinh viên. Trong điều kiện những yếu tố khác không thay đổi, thay khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của sinh viên về việc thực hiện kiểm tra đánh giá của giảng viên trong giảng dạy thì về mặt điểm trung bình, việc thay đổi của giảng viên trong kiểm tra đánh giá sẽ tăng lên 0.812 điểm.
Kết quả này cho thấy sinh viên đánh giá giảng viên thay đổi trong kiểm tra, đánh giá khá nhiều. Điều này sẽ giúp cho giảng viên ngày càng đánh giá chính xác được việc học của sinh viên, đồng thời đưa ra được những điều chỉnh phù hợp cho sinh viên trong quá trình học tập.
Như vậy qua kết quả phân tích hồi quy đơn biến, ta có thể tóm tắt sự tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến các mặt của hoạt động giảng dạy của giảng viên qua chuỗi các phương trình hồi quy đơn như sau:
Phương pháp giảng dạy của giảng viên = 0.633 + .883 * PPGD Sự dụng phương tiện hỗ trợ của giảng viên = 0.647 + .855 * SDPT Kiểm tra, đánh giá của giảng viên = 0.657 + .812 * KTDG
Trách nhiệm của giảng viên = 0.959 + .726 * TNGV
KẾT LUẬN
Đề tài “đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi tới hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học Lao động – Xã hội” đã tiến hành nghiên cứu tác động của ý kiến sinh viên phản hồi tới một số mặt của hoạt động giảng dạy của giảng viên. Kết quả nghiên cứu được đưa ra bằng phương pháp nghiên cứu định tính với việc phỏng vấn sâu 5 giảng viên, nghiên cứu định lượng với việc khảo sát 195 giảng viên và 815 sinh viên các ngành, những sinh viên này đã thực hiện tối thiểu hai lần khảo sát trên cùng một giảng viên, đồng thời nghiên cứu cũng so sánh kết quả của hai lần khảo sát khác nhau để đưa ra kết luận về ý kiến phản hồi đến hoạt động giảng dậy của giảng viên.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã trả lời được các câu hỏi của nghiên cứu đặt ra, đồng thời các giả thuyết đưa ra trong quá trình nghiên cứu cũng được giải quyết triệt để. Ý kiến phản hồi của sinh viên đã có những tác động tới nhiều mặt của hoạt động giảng dạy.
Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp cho thấy hoạt động giảng dạy của giảng viên sau khi được sinh viên đánh giá đã có những thay đổi nhất định. Có những tiêu chí được sinh viên đánh giá giảng viên thay đổi khá nhiều, tuy nhiên vẫn có những tiêu chí sinh viên chưa đánh giá cao sự thay đổi.
Các thành tố của hoạt động giảng dạy như việc chuẩn bị nội dung, tài liệu giảng dạy, sử dụng phương tiện hỗ trợ, phương pháp giảng dạy, trách nhiệm của giảng viên đối với sinh viên hay kiểm tra đánh giá đều chịu tác động của những ý kiến phản hồi của sinh viên. Trong quá trình nghiên cứu, kết quả chỉ ra ý kiến sinh viên phản hồi tác động nhiều nhất lên Phương pháp giảng dạy của giảng viên, tiếp đến là việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ của giảng viên trên lớp, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá. Việc chuẩn bị tài liệu, nội dung bài giảng ít bị tác động nhất. Về phương pháp giảng dạy, ý kiến phản hồi của sinh viên tác động nhiều nhất tới việc giảng viên chia lớp thành
các nhóm nhỏ để thảo luận, điều này giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội trao đổi bài, thể hiện khả năng của mình trong học tập hơn. Việc cập nhật, đưa ra những ví dụ thực tế trong bài giảng cũng được sinh viên đánh giá giảng viên có những thay đổi. Điều này sẽ giúp cho sinh viên được trang bị những kiến thức thực tế, đáp ứng được yêu cầu của công việc khi tốt nghiệp. Ý kiến của sinh viên cũng có những tác động mạnh đến việc sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy trong giờ học theo hướng ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và khai thác một cách có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ sẵn có của Nhà trường.
Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù việc chọn mẫu đã được tác giả thực hiện khá công phu, tuy nhiên việc thực hiện khảo sát online đã khiến độ tin cậy của đợt khảo sát chưa thực sự tốt do nhiều sinh viên trả lời khảo sát chưa nghiêm túc, làm đối phó.
Nghiên cứu chưa tiến hành phỏng vấn sâu sinh viên, cũng như phỏng vấn các đối tượng liên quan khác nên cũng ảnh hưởng tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định ý kiến sinh viên phản hồi là một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy để tham khảo trong quá trình xây dựng, điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng đào tạo của Nhà trường. Những tác động của ý kiến sinh viên phản hồi tới hoạt động giảng dậy mà nghiên cứu đã chỉ ra cho thấy hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên của Nhà trường là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Từ những kết quả nghiên cứu đã đưa ra ở trên, tác giả đề xuất những khuyến nghị sau:
Đối với cơ quan quản lý:
- Cần có những nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên trong Nhà trường. Tôn trọng và sử dụng hợp lý những ý kiến phản hồi từ SV trong việc
đánh giá hoạt động giảng dạy của GV. Đưa hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên thành một trong những hoạt động thường kỳ của Nhà trường.
- Kết quả ý kiến phản hồi của sinh viên tới hoạt động giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa và dựa trên những cơ sở khoa học, từ đó nhà trường có thể sử dụng ý kiến phản hồi của sinh viên trong việc bình xét thi đua và những quyết định về nhân sự trong Nhà trường.
- Nhà trường cần có sự quan tâm hơn nữa đối với hoạt động này, đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong triển khai khảo sát ý kiến phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy của GV để giảm bớt chi phí và cần chú trọng hơn nữa đến sự khảo sát liên quan đến các nội dung như quan hệ giao tiếp giữa GV và SV, tài liệu giảng dạy để nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá giảng viên thông qua ý kiến SV.
- Với các ý kiến đóng góp của sinh viên cần được ghi nhận giải quyết và có phản hồi chính thức tới sinh viên về kết quả thực hiện qua các hoạt động của Nhà trường như Hội nghị lớp trưởng hàng kỳ
Đối với giảng viên:
- Cần có nhận thức đúng đắn tới những ý kiến sinh viên đóng góp cho hoạt động giảng dạy của mình. Khuyến khích sinh viên đưa ra những ý kiến phản hồi về hoạt động dạy học ngay tại lớp học cũng như những ý kiến đóng góp riêng với thầy cô để giảng viên, cũng như nhà trường có được những thơng tin chính xác nhất về hoạt động dạy học.
- Từ kết quả của những đợt khảo sát, giảng viên căn cứ vào những thông tin sinh viên phản ảnh để có những điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng người học. Từ đó đảm bảo hiệu quả của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.
Đối với sinh viên:
- Sinh viên cần nhận thức rõ vai trị của mình trong việc đưa ra ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đây là một hoạt động thường kỳ của Nhà trường, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được thể hiện
những quan điểm cá nhân, đưa ra những đề xuất, mong muốn của bản thân trong quá trình học tập, giúp cho việc học tập, giảng dạy đảm bảo hiệu quả.
- Khi được Nhà trường lấy ý kiến phản hồi của mình về hoạt động giảng dạy của giảng viên, sinh viên cần đọc kỹ phiếu hỏi, đưa ra những ý kiến khách quan, đảm bảo những thông tin cung cấp chính xác, trung thực, phản ánh đúng thực chất hoạt động giảng dạy của các giảng viên trong Nhà trường. Từ đó, nhà trường có căn cứ để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cũng như chất lượng đào tạo của Nhà trường.
- Ngoài những ý kiến phản hồi được cung cấp trong phiếu khảo sát, sinh viên cũng cần tích cực trả lời các câu hỏi mở, nhằm đưa ra những ý kiến, quan điểm cá nhân về các vấn đề của Nhà trường. Những thông tin này sẽ giúp cho nhà trường rất nhiều trong quá trình cải tiến chất lượng.
PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu khảo sát 1
PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN VỀ SỰ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
Sau một thời gian nhà trường đã tiến hành hoạt động Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trong toàn trường, anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về hoạt động giảng dạy của giảng viên đã có sự thay đổi như thế nào về các nội dung sau:
I. Thông tin chung
Anh/Chị hãy cho biết các thơng tin sau: 1. Giới tính:
2. Lớp:
3. Chuyên ngành:
4. Điểm trung bình chung tích lũy của anh/chị đến thời điểm hiện tại đạt:
(điểm) 5. Trong năm học vừa qua, anh/chị có thường xuyên làm những điều dưới đây không, chọn mức độ phù hợp nhất trong các mức độ từ Rất không thường xuyên đến Rất thường xuyên. TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 1 Tôi đi học đầy đủ
2 Tôi không tham gia học đầy đủ một vài học phần đã đăng ký
3 Tôi đến trường đúng giờ
II. Nội dung khảo sát Xin vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị về các nội dung dưới đây theo 5 mức độ từ Hồn tồn khơng đồng ý đến Hồn tồn đồng ý mà anh/chị cho là phù hợp nhất bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng: T T NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 I Nội dung, tài liệu giảng dạy 1 Giảng viên giới thiệu rõ ràng hơn các mục tiêu cần đạt được của học phần
2 Giảng viên thông báo chi tiết hơn về các yêu cầu của học phần
3 Giảng viên trình bày chính xác các nội dung của học phần
4 Giảng viên thường xuyên cập nhật những kiến thức mới vào bải giảng
5 Giảng viên giới thiệu nhiều hơn cho sinh viên tài liệu và nguồn tài liệu liên quan tới kiến thức của học phần
II Sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy
6 Giảng viên sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy phù hợp với nội dung bài giảng
8 Giảng viên sử dụng hợp lý hơn các phương tiện hỗ trợ giảng dạy học phần
(máy chiếu, bảng, tranh ảnh minh họa …)
II Phương pháp giảng dạy
9 Giảng viên thường xuyên đưa ra các ví dụ thực tế liên quan đến học phần
10 Giảng viên sử dụng nhiều hơn các phương pháp dạy học để tạo hứng thú
cho sinh viên
11 Giảng viên thường xuyên hơn trong việc chia lớp thành các nhóm nhỏ để
thảo luận
12 Giảng viên có đưa ra nhiều hơn các hoạt động cho sinh viên trên lớp
13 Tôi thường xuyên được phát biểu trong giờ giảng của giảng viên
14 Tôi luôn được đưa ra quan điểm cá nhân liên quan tới nội dung bài giảng trong các giờ học
II
I Trách nhiệm của giảng viên đối với sinh viên
15 Giảng viên thường xuyên đến lớp đúng giờ hơn
16 Giảng viên ln khuyến khích tạo động lực để sinh viên học tốt học phần
hơn
17 Giảng viên sẵn sàng trao đổi với tôi nhiều hơn về những vấn đề liên quan
đến học phần ngoài giờ lên lớp
18 Giảng viên có nhiều giờ tư vấn học tập hơn để giải đáp những thắc mắc của
sinh viên ngoài giờ lên lớp của học phần
19 Tôi được giảng viên hỗ trợ phát huy sức sáng tạo nhiều hơn trong học tập, nghiên cứu
I
V Kiểm tra, đánh giá
20 Giảng viên thông báo rõ cho sinh viên biết cách kiểm tra đánh giá của
học phần
22 Giảng viên thực hiện việc đúng cách kiểm tra, đánh giá theo đề
cương đã thông báo cho sinh viên
23
Giảng viên sử dụng nhiều hơn các cách thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy (kiểm tra đầu giờ, bài kiểm tra nhanh, bài tập nhỏ, bài tập nhóm …)
24. Ngồi những vấn đề trên, anh/chị đánh giá chung giảng viên thay đổi ở như thế nào trong những vấn đề sau, hãy chọn mức độ phù hợp nhất với anh chị theo 5 mức
độ từ Hồn tồn khơng đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý mà anh/chị cho là phù hợp nhất bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng:
241 Giảng viên có sự thay đổi tích cực hơn về việc chuẩn bị nội dung giảng dạy
242 Giảng viên sử dụng nhiều hơn các phương pháp giảng dạy 243 Giảng viên sử dụng tốt hơn các phương tiện hỗ trợ giảng dạy
244 Giảng viên có trách nhiệm hơn trong việc giúp đỡ sinh viên trong giờ giảng
245 Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá người học hơn.
25. Ngoài các ý kiến đánh giá trên, Anh/Chị có ý kiến nào khác :
Phụ lục 2.1 Phiếu khảo sát 2
PHIẾU KHẢO SÁT GIẢNG VIÊN VỀ SỰ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
I. Thông tin chung
Thầy/cô hãy cho biết các thơng tin sau: 1. Giới tính:
2. Đơn vị:
3. Thâm niên công tác:
II. Nội dung khảo sát
Sau khi Nhà trường đã tiến hành hoạt động Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của các giảng viên, thầy/cô nhận thấy các thơng tin phản hồi đã
giúp ích cho thầy/cơ trong việc điều chỉnh các hoạt động giảng dạy sau:
Xin vui lịng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo 5 mức độ từ Hồn tồn khơng đồng ý đến Hồn tồn đồng ý mà Thầy/Cơ cho là phù hợp nhất bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng:
TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5 I Nội dung, tài liệu giảng dạy
1 Tôi giới thiệu rõ ràng các mục tiêu cần đạt được của học phần
2 Tôi thường thông báo chi tiết về các yêu cầu của học phần
3 Tơi trình bày chính xác các nội dung của học phần
4 Tôi thường xuyên cập nhật những kiến thức mới vào bải giảng 5 Tôi giới thiệu cho sinh viên tài liệu và nguồn tài liệu liên quan tới kiến thức của học phần
II Sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy