Hoạt động Sinh viên đánh giá HĐGD của GV tại Trường đại học Lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học lao động – xã hội (Trang 34 - 40)

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2 Hoạt động Sinh viên đánh giá HĐGD của GV tại Trường đại học Lao

động - Xã hội.

Tại Trường đại học Lao động - Xã hội, từ năm học 2012 -2013 đến nay, việc SV đánh giá HĐGD của GV đã được thực hiện định kỳ, trên phạm vi toàn trường. Đây là một trong những hoạt động thường niên đối với Nhà trường trong công tác đảm bảo chất lượng.

Nội dung phiếu Khảo sát lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu thông tin của Nhà trường về chất lượng hoạt động giảng dạy. Phiếu lấy ý kiến gồm 23 câu hỏi thuộc 6 nhóm nội dung sau:

1. Nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên;

2. Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên;

3. Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với sinh viên và thời gian giảng dạy;

4. Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của sinh viên trong quá trình học tập;

5. Đánh giá của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của sinh viên;

6. Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học tập cho sinh viên; tác phong sư phạm của giảng viên;

Ngồi ra, cịn một số câu hỏi mở về thông tin người trả lời và các ý kiến khác, tạo điều kiện để sinh viên đề xuất ý kiến cá nhân.

Việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường Đại học Lao động – Xã hội được thực hiện qua một số bước cơ bản sau:

Bước 1. Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch khảo sát Bước 2. Xây dựng và hoàn thiện phiếu khảo sát Bước 3. Triển khai kế hoạch khảo sát

Bước 4. Gửi phiếu khảo sát tới từng sinh viên Bước 5. Kết thúc khảo sát, làm sạch dữ liệu Bước 6. Phân tích số liệu, dự thảo báo cáo Bước 7. Hoàn thiện báo cáo

Bước 8. Gửi báo cáo kết quả khảo sát tới các đối tượng liên quan

Cuối mỗi học kỳ, Phòng KTĐBCL sẽ xây dựng kế hoạch triển khai khảo sát. Kế hoạch được ban hành rộng rãi tới toàn thể giảng viên và sinh viên của Nhà trường. Trước khi nhận được phiếu, sinh viên sẽ được đội ngũ ban cán sự lớp cũng như các cố vấn học tập giải thích rõ về mục đích, ý nghĩa và cách thức thực hiện trả lời khảo sát. Phiếu khảo sát được gửi tới tài khoản của từng sinh viên trên hệ thống quản lý đào tạo. Trong mỗi học kỳ, sinh viên tham gia học phần nào, sẽ được đóng góp ý kiến cho giảng viên giảng dạy học phần đó. Kết quả thu được sẽ được phòng KTĐBCL kiểm tra, xử lý, phân tích và hồn thành báo cáo (gồm báo cáo tổng hợp toàn trường, báo cáo tổng hợp của từng khoa/bộ môn và bảng kết quả chi tiết của từng giảng viên tham gia giảng dạy trong học kỳ) gửi tới BGH, trưởng đơn vị giảng dạy và các cá nhân giảng viên được sinh viên phản hồi. BGH cùng trưởng các đơn vị giảng dạy sẽ làm việc trực tiếp với những giảng viên bị sinh viên phản ánh tiêu cực. Với những giảng viên trong 2 học kỳ liên tiếp có kết quả phản hồi khơng tốt, cuối năm Nhà trường có những biện pháp để xử lý.

Chủ trương của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay vẫn là cảnh báo, nhắc nhở, vì vậy kết quả chi tiết của giảng viên vẫn chưa được công khai rộng rãi. Hiện tại ngồi giảng viên có kết quả tổng hợp của mình ra thì chỉ có BGH

và trưởng các đơn vị giảng dạy biết được chi tiết kết quả của giảng viên trong đơn vị mình quản lý. Trong tương lai ngắn, nhà trường có chủ trương sẽ sử dụng kết quả khảo sát này để xem xét thi đua khen thưởng cuối năm đối với giảng viên của Nhà trường. Điều này sẽ tạo động lực cho giảng viên cố gắng giảng dạy tốt hơn, nâng cao được chất lượng giờ giảng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. Cụ thể tác giả tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp của Nhà trường để đưa ra nhận xét. Nguồn dữ liệu này là dữ liệu khảo sát sinh viên từ hai đợt khảo sát khác nhau.

Tác giả cũng tiến hành thực hiện khảo sát ý kiến của hai đối tượng bao gồm giảng viên đã được lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên (những giảng viên này sau mỗi lần khảo sát của nhà trường đều nhận được những kết quả phản hồi từ phía sinh viên) và những sinh viên đã được lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của của một giảng viên ít nhất hai lần.

Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thêm những ý kiến của giảng viên để giải thích thêm về kết quả phân tích định lượng ở trên. Từ đó phân tích số liệu khảo sát thu được để đánh giá sự tác động của ý kiến sinh viên phản hồi tới hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Lao động – Xã hội.

Tổng hợp kết quả phân tích định lượng và phỏng vân sâu ở trên, tác giả sẽ rút ra kết luận về sự tác động của ý kiến sinh viên tới hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường.

Sơ đồ 2.1. Quy trình triển khai nghiên cứu KHUYẾN NGHỊ KHẢO SÁT SV - GV (850 SV – 195 GV) PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KHẢO SÁT SỬ DỤNG DỮ LIỆU THỨ CẤP (Hai đợt PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỨ CẤP PHỎNG VẤN SÂU (4 GV) ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA YKSVPH ĐẾN HĐGD

Nội dung, tài liệu giảng dạy Trách nhiệm của GV Sử dụng PT hỗ trợ

Phương pháp giảng dạy Kiểm tra, đánh giá Dữ liệu hai đợt khảo sát của Trường ĐHLĐXH So sánh ĐTB 2 đợt So sánh điểm ĐG cho từng tiêu chí

Phân tích giá trị trung bình

Tác động đến SDPT hỗ trợ Tác động đến PPGD Tác động đến TN của GV Tác động đến NDTL Tác động đến KTĐG Cỡ mẫu: 850 SV – 195 GV

MẪU VÀ CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU

Chọn mẫu và Tính cỡ mẫu Xây dựng, chuẩn hóa cơng cụ Chọn mẫu Phân tầng Ngẫu nhiên tỉ lệ Phiếu KS giảng viên Phiếu KS sinh viên Phiếu PV giảng viên

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU NIỆM CƠ BẢN MỘT SỐ KHÁI

Đánh giá Tác động HĐGD YKPH Trong nước Quốc tế

2.1.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Để đánh giá được tác động của ý kiến sinh viên phản hồi tới hoạt động giảng dạy của giảng viên, đối tượng sinh viên sẽ được nghiên cứu là đối tượng đã được lấy ý kiến phản hồi ít nhất 2 lần đối với cùng một giảng viên để có thể thấy được sự khác biệt giữa hai thời điểm. Hoạt động này sẽ gặp nhiều khó khăn, do mỗi học kỳ nhà trường thường tiến hành khảo sát đối với tất cả các học phần sinh viên tham gia học tập, dẫn đến số lượng phiếu phát ra mỗi kỳ lên tới 50000 – 60000 phiếu. Tuy nhiên, bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào để xử lý, tác giả đã tách tất cả những sinh viên này ở hai học kỳ được khảo sát gần nhất để tiến hành khảo sát. Những sinh viên này chủ yếu tập trung vào sinh viên đang học năm thứ 3 và thứ 4 của Nhà trường. Quy mô của tổng thể này tương đối lớn với 3351 sinh viên. Vì khơng có điều kiện khảo sát hết cả 3351 sinh viên này nên tác giả sẽ lựa chọn mẫu trong tổng thể này để khảo sát. Trong đề tài này, tác giả sử dụng hai phương pháp chọn mẫu chính là chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu ngẫu nhiên tỉ lệ.

Chọn mẫu phân tầng: là cách chia tổng thể trên thành các nhóm nhỏ khác nhau thoả mãn các tiêu chí là các phần tử trong nhóm có tính đồng nhất cao và các phần tử khác nhóm thì có tính dị biệt cao.

Ở nghiên cứu này, tổng thể được chia thành 4 tầng dựa theo chuyên ngành của từng sinh viên cụ thể 4 tầng theo chuyên ngành học như sau:

- Ngành công tác xã hội - Ngành bảo hiểm - Ngành Kế toán

- Ngành Quản trị nguồn nhân lực

Chọn mẫu ngẫu nhiên tỉ lệ: là phương pháp chọn mẫu xác suất mà trong đó nhà nghiên cứu chọn ra mẫu theo một tỉ lệ nào đó từ tổng thể. Ở đây, tác giả dựa theo tỉ lệ của từng nhóm được phân tầng ở bước trước với tổng thể để chọn ra số lượng mẫu cần lấy.

mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra đủ số lượng mẫu cần thiết cho đề tài. Nhóm đối tượng giảng viên của trường gồm 320 giảng viên, từ số lượng tổng thể này, tác giả sẽ tiến hành chọn lọc những giảng viên được sinh viên phản hồi liên tiếp trong 2 học kỳ để tiến hành khảo sát khảo sát.

2.1.3.2 Phương pháp xác định kích thước mẫu

Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ, kích thước mẫu dùng cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích số liệu, độ tin cậy cần thiết. Hiện nay các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức cho từng phương pháp xử lý. Trong phân tích EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Tác giả Hair và các cộng sự cho rằng để có thể sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất tỉ lệ này nên đạt từ 10:1 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Trong nghiên cứu này, tác giả tính tốn dung lượng mẫu tối thiểu theo công thức:

n =

N 1+ N (e)2

Trong đó:

n: là dung lượng mẫu cần chọn N: là tổng thể

e: là sai số tiêu chuẩn

Với tổng thể 3351 sinh viên đã được lập danh sách ở trên, sai số tiêu chuẩn 5%, áp dụng cơng thức tính dung lượng mẫu ở trên ta có dung lượng mẫu tối thiểu cần chọn sẽ là:

n = 3351 = 357.4 (mẫu sinh viên) 1+ 3351 (0.05)2

Như vậy trong nghiên cứu này, chỉ cần chọn ra 358 mẫu từ tổng thể 3351 sinh viên đã đảm bảo tính đại diện.

Với tổng thể 320 giảng viên đã được lập danh sách từ trên, sai số tiêu chuẩn 5%, áp dụng cơng thức tính dung lượng mẫu ở trên ta có dung lượng mẫu tối thiểu cần chọn với đối tượng giảng viên là:

n = 320 = 177.8 (mẫu giảng viên) 1+ 320 (0.05)2

Với số lượng sinh viên là 3351 và phân thành 4 nhóm như đã trình bày ở trên, tác giả chọn số lượng mẫu để tiến hành khảo sát cụ thể như trong bảng 2.1 dưới đây là 839 mẫu là hoàn toàn phù hợp.

Với số lượng mẫu tối thiểu 177 giảng viên cần chọn, tác giả khảo sát 200 giảng viên là phù hợp.

Bảng 2.1 Phân bổ cơ cấu chọn mẫu

Ngành đào tạo Số lượng sinh viên

Tỉ lệ (%) So với tổng thể Số lượng mẫu Bảo 869 25.9 225 Công tác xã hội 777 23.2 180 Kế toán 831 24.8 206

Quản lý nguồn nhân lực 874 26.1 228

Tổng 3351 100 839

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học lao động – xã hội (Trang 34 - 40)