.1 Phân bổ cơ cấu chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học lao động – xã hội (Trang 40 - 44)

Ngành đào tạo Số lượng sinh viên

Tỉ lệ (%) So với tổng thể Số lượng mẫu Bảo 869 25.9 225 Công tác xã hội 777 23.2 180 Kế toán 831 24.8 206

Quản lý nguồn nhân lực 874 26.1 228

Tổng 3351 100 839

2.2 Thiết kế phiếu khảo sát và thử nghiệm công cụ khảo sát

2.2.1 Thiết kế công cụ khảo sát

Theo lý thuyết đã trình bày ở trên, tác giả xây dựng 02 bộ phiếu khảo sát dùng để khảo sát 2 nhóm đối tượng là sinh viên và giảng viên.

Để thiết kế được 02 bộ phiếu này và đảm bảo tính khách quan và chính xác, tác giả trước hết nghiên cứu bộ công cụ đang được sử dụng để lấy ý kiến phản hồi của sinh viên tại trường. Từ đó sẽ xây dựng các nhóm tiêu chí, các chỉ số phù hợp với mục đích, mục tiêu của đề tài để đưa vào khảo sát.

Phiếu khảo sát sau khi được dự thảo sẽ lấy ý kiến đóng góp của một số chuyên gia tại trường và xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn. Cấu trúc của

hai phiếu khảo sát cụ thể gồm các nội dung được thể hiện trong hai bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Nội dung Phiếu khảo sát sinh viên (Phiếu số 1)

STT KHÁI NIỆM SỐ BIẾN THANG ĐO

Phần 1: Thông tin chung

1 Giới tính 1 Định danh

2 Lớp học 1 Định danh

3 Chuyên ngành 1 Định danh

4 Điển trung bình chung 1 Định danh

5 Thơng tin về tình trạng học tập 3 Thang khoảng

Phần 2: Nội dung đánh giá chung về HĐGD

1 Nội dung, Tài liệu giảng dạy 5 Thang khoảng

2 Sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy 3 Thang khoảng

3 Trách nhiệm của giảng viên 5 Thang khoảng

4 Phương pháp giảng dạy 8 Thang khoảng

5 Kiểm tra đánh giá 5 Thang khoảng

Phần 3: Mong muốn về sự thay đổi của GV 5 Thang khoảng Phần 4: Những ý kiến khác của sinh viên

Bảng 2.3 Nội dung Phiếu khảo sát giảng viên (Phiếu số 2)

STT KHÁI NIỆM SỐ BIẾN THANG ĐO

Phần 1: Thơng tin chung

1 Giới tính 1 Định danh

2 Đơn vị 1 Định danh

3 Thâm niên giảng dạy 1 Định danh

Phần 2: Nội dung đánh giá chung về HĐGD

2 Sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy 2 Thang khoảng

3 Trách nhiệm của giảng viên 4 Thang khoảng

4 Phương pháp giảng dạy 6 Thang khoảng

5 Kiểm tra đánh giá 4 Thang khoảng

Phần 3: Tự đánh giá chung về sự thay đổi của GV 5 Thang khoảng Phần 4: Những ý kiến khác của giảng viên

2.2.2 Thử nghiệm và chuẩn hóa cơng cụ

Sau khi xây dựng bộ phiếu khảo sát, tác giả tiến hành thử nghiệm trên 110 sinh viên và 30 giảng viên của nhà trường để thử nghiệm và chuẩn hóa bộ cơng cụ. Những phiếu khảo sát thu được sau khi khảo sát thử nghiệm, tác giả sử dụng SPSS để tính hệ số Cronbach’s Alpha, từ đó sử dụng hệ số này để kiểm tra độ tin cậy của các item trong toàn bảng hỏi.

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là công cụ giúp kiểm tra xem biến quan sát nào phù hợp, biến quan sát nào không phù hợp để đưa vào thang đo. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không.

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này khơng hồn tồn chính xác. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên là thang đo tốt, từ 0.7 đến 0.8 là thang đo có thể sử dụng được. Tuy nhiên cũng có những nhà nghiên cứu cho rằng thang đo chỉ cần từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo một số nhà khoa học nếu một biến đo

lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt u cầu. Như vậy để đánh giá độ tin cậy của thang đo, chúng ta quan tâm tới hai hệ số gồm hệ số Cronback’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng.

Với nghiên cứu này, thì tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. Việc tính giá trị Cronbach’s Alpha sẽ giúp người phân tích loại bỏ được các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu.

2.2.2.1 Thử nghiệm phiếu khảo sát sinh viên (phiếu số 1)

Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo về các thành phần của phiếu khảo sát sinh viên về sự thay đổi của giảng viên trong giảng dậy sau khi nhận được ý kiến phản hồi về các mặt như Nội dung, tài liệu giảng dạy; sử dụng phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy; phương pháp giảng dạy; trách nhiệm của giảng viên; kiểm tra đánh giá được thể hiện trong bảng 1.4. Các thang đo được thể hiện bằng 26 biến quan sát. Các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha tốt. Tuy nhiên vẫn có một số biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3. Những biến này sẽ bị loại khỏi phiếu khảo sát chính thức. Cụ thể, thang đo Nội dung, tài liệu giảng dạy có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.849, các biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên đều được giữ lại để đưa vào phiếu khảo sát chính thức; thang đo Sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.778, các biến quan sát có tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3, nên đều được giữ lại để đưa vào phiếu khảo sát chính thức; thang đo Phương pháp giảng dạy có hệ số Cronbach;s Alpha = 0.861; có 7 biến quan sát gồm PP1, PP2, PP3, PP4, PP5, PP6, PP7 có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3 được giữ lại để đưa vào phiếu khảo sát chính thức, tác giả loại khỏi phiếu chính thức biến PP8 do có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3; thang đo Trách nhiệm giảng viên có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.884, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên đều được giữ lại để đưa vào phiếu khảo sát chính thức;

thang đo Kiểm tra, đánh giá có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.618; có 3 biến quan sát KT1, KT2, KT5 có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3 được giữ lại phiếu khảo sát chính thức, 2 biến quan sát KT3, KT4 bị loại do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học lao động – xã hội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)