.22 Kết quả phân tích hồi quy đơn nhân tố Nội dung tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học lao động – xã hội (Trang 66 - 71)

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1

NDTL1 ,564 ,035 ,496 16,297 ,000

a. Dependent Variable: DGC1

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc. Sự tác động này có ý nghĩa thống kê và nó được thể hiện qua phương trình hồi quy sau:

Chuẩn bị nội dung, tài liệu giảng dạy = 1,370 + .564 * NDTL1

Qua phương trình hồi quy có thể thấy, ý kiến phản hồi của sinh viên có tác động tới việc chuẩn bị nội dung, tài liệu của giảng viên sau khi giảng viên nhận được phản hồi từ sinh viên. Trong điều kiện những yếu tố khác không thay đổi, thay khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của sinh viên về chuẩn bị nội dung, tài liệu giảng dạy của giảng viên thì về mặt trung bình, việc chuẩn bị nội dung, tài liệu giảng dạy của giảng viên sẽ tăng lên 0.564 điểm.

Qua việc tự đánh giá về sự thay đổi của mình sau khi nhận được ý kiến phản hồi của sinh viên, các giảng viên cũng tự nhận rằng mình đã có những thay đổi nhất định trong việc chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các bài giảng.

3.2.3. Tác động đến phương pháp giảng dạy

Do số lượng sinh viên tại các lớp học phần khá lớn, mỗi lớp từ 30 – 50 sinh viên, sinh viên lại có những cách tiếp cận, học tập khác nhau nên việc GV hiểu và áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp cho tất cả sinh viên là việc rất khó khăn. Vì vậy, để hiểu và có được các phương pháp phù hợp, giảng viên cần được cung cấp những ý kiến phản hồi từ phía sinh viên về vấn đề này. Kết quả phân tích nhân tố (Xem Phụ lục 5) cho thấy, tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến phương pháp giảng dạy của giảng viên được đánh giá thông qua việc Giảng viên thường xuyên đưa ra các ví dụ thực tế liên quan tới học phần (PP1); Giảng viên sử dụng nhiều hơn các phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho sinh viên (PP2); Giảng viên thường xuyên hơn trong việc chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận (PP3); Giảng viên đưa ra nhiều hơn các hoạt động cho sinh viên trên lớp (PP4); Tôi thường xuyên được phát biểu

trong giờ giảng của giảng viên (PP5). Điểm trung bình của tác động ý kiến sinh viên phản hồi đến Phương pháp giảng dạy (PPGD) đạt 3.86.

Bảng 3.23 Điểm trung bình SV, GV đánh giá về tác động của ý kiến phản hồi đến Phương pháp giảng dạy

Mã Nội dung tượng Đối Mean ĐTB (GV-SG) Std. Deviation Std. Error Mean PP1

Giảng viên thường xuyên đưa ra các ví dụ thực tế liên quan đến học phần GV 3.71 -0,18 .936 .067 SV 3.89 .889 .031 PP2 Giảng viên sử dụng nhiều hơn các phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho sinh viên

GV 3.64

-0,16 1.147 .082

SV 3.80 .953 .033

PP3

Giảng viên thường xuyên hơn trong việc chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận GV 3.73 -0,25 1.172 .084 SV 3.98 .902 .032 PP4

Giảng viên có đưa ra nhiều hơn các hoạt động cho sinh viên trên lớp

GV 3.67 -0,14 1.029 .074

SV 3.81 .947 .033

PP5

Tôi thường xuyên được phát biểu trong giờ giảng của giảng viên

GV 4.06

0,23

.956 .068

SV 3.83 .912 .032

Bảng trên cho thấy sinh viên đánh giá cao sự thay đổi về phương pháp giảng dạy của giảng viên ở khía cạnh “giảng viên thường xuyên hơn trong việc chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận” với Mean = 3.98, tiếp đến là việc giảng viên đưa các ví dụ thực tế vào bài giảng cũng được sinh viên đánh giá giảng viên đã thay đổi. Những yếu tố khác sinh viên đánh giá giảng viên cũng đã có thay đổi, tuy nhiên những thay đổi này chưa thực sự nhiều. Về phía giảng viên khi tự đánh giá về sự thay đổi của mình, giảng viên tự đánh giá cao ở việc thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên phát biểu trong giờ

(Mean = 4.06), tiếp đến là việc giảng viên cũng có sự thay đổi trong việc chia lớp thành các nhóm nhỏ để sinh viên trao đổi, thảo luận, giải quyết các tình huống hoặc bài học trên lớp. Điều này giúp sinh viên giải quyết các vấn đề trong bài tập tốt hơn, sinh viên cũng đánh giá rất cao tiêu chí này của giảng viên khi được hỏi.

Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình SV, GV đánh giá về tác động của ý kiến phản hồi đến Phương pháp giảng dạy

Kết quả kiểm định T-test giữa hai nhóm giảng viên và sinh viên (Xem phụ lục 4) trả lời vấn đề này cũng cho thấy có sự khác biệt trong các đánh giá về các tiêu chí này. Trong 5 tiêu chí của nhóm nhân tố này, chỉ có tiêu chí PP2 và PP4 là hai tiêu chí có sự tương đồng về đánh giá của cả hai nhóm giảng viên và sinh viên. Cả hai nhóm này đều đánh giá giảng viên đã có sự thay đổi sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ sinh viên. Các tiêu chí cịn lại đều có sự nhận định khác nhau giữa hai nhóm. Nhóm giảng viên tự cho rằng, mặc dù trong q trình giảng dạy, đã có sự thay đổi trong việc đưa thêm các ví dụ thực tế vào bài giảng, tuy nhiên do phần lớn đều là giảng viên trẻ nên những kinh nghiệm thực tế, những trải nghiệm chưa nhiều nên họ vẫn cho rằng những thay đổi này là chưa đủ, chưa đáp ứng được mong mỏi của sinh viên. Cần phải có sự đầu tư nhiều hơn nữa. Phía sinh viên thì đánh giá tiêu chí này cao hơn hẳn giảng viên, họ cho rằng giảng viên đã có nhiều sự thay đổi, các bài giảng đã sinh động hơn, với nhiều ví dụ thực tế được đưa vào hơn.

3.71 3.64 3.73 3.67 4.06 3.89 3.8 3.98 3.81 3.83 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4 4.1

Giảng viên thường xuyên đưa ra các ví dụ thực tế liên quan đến học phần

Giảng viên sử dụng nhiều hơn các phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho sinh viên Giảng viên thường xuyên hơn trong việc chia lớp

thành các nhóm nhỏ để thảo luận Giảng viên có đưa ra nhiều hơn các hoạt động

cho sinh viên trên lớp

Tôi thường xuyên được phát biểu trong giờ giảng của giảng viên

nội dung, tài liệu cho bài giảng của mình sau khi nhận được kết quả phản hồi của sinh viên, tuy nhiên phía sinh viên thì ngược lại, mặc dù cũng cho rằng giảng viên đã có những thay đổi nhất định trong việc chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các buổi lên lớp, tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa rõ nét, cần phải có những điều chỉnh tích cực hơn nữa. Việc “tạo điều kiện cho sinh viên được phát biểu trong giờ giảng” sinh viên cho rằng giảng viên cần phát huy hơn nữa, sinh viên cần được phát biểu nhiều hơn để có thể hiểu bài tốt hơn.

Kết quả phỏng vấn sâu giảng viên đã giải thích thêm cho kết quả khảo sát ở trên:

“Sau mỗi học kỳ, nhà trường đều trả kết quả khảo sát cho từng giảng viên được lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên. Mỗi giảng viên như mình sẽ nhận được kết quả niêm phong. Từ những ý kiến nhận xét của sinh viên, mình nhận thấy có nhiều ý kiến khá thiết thực cho việc lên lớp của mình. Có những ý kiến đã giúp mình thay đổi để việc giảng dậy tốt hơn, ví dụ như nhiều sinh viên mong muốn ở trên lớp được làm việc theo nhóm nhiều hơn chẳng hạn. Hoặc giảng viên nên có những giờ giải đáp thắc mắc cho sinh viên ngoài giờ lên lớp. Trước đây mình chưa nghĩ tới việc tạo điều kiện cho sinh viên có được giờ giải đáp các thắc mắc ngồi giờ lên lớp. Theo mình nghĩ, nhà trường cần khuyến khích áp dụng hơn nữa hoạt động này” (Giảng viên V, 37 tuổi, Khoa Luật, Trường Đại học Lao động – Xã hội)

Mơ hình tác động của ý kiến phản hồi đến phương pháp giảng dạy của giảng viên

Kết quả phân tích nhân tố (Phụ lục 5) cho thấy Phương pháp giảng dạy của giảng viên gồm 5 tiêu chí: PP1, PP2, PP4, PP5, PP6.

Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy đơn giữa biến độc lập là Phương pháp giảng dạy (PPGD) và biến phụ thuộc là đánh giá của sinh viên về sự thay đổi của giảng viên về phương pháp giảng dạy được thể hiện qua các bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ý kiến sinh viên phản hồi đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường đại học lao động – xã hội (Trang 66 - 71)