Khái niệm Nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 25 - 26)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.6.Khái niệm Nhóm

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.6.Khái niệm Nhóm

Thuật ngữ ―nhóm‖ (Tiếng Anh: team/group) đƣợc mô tả là hai hay nhiều ngƣời tƣơng tác với nhau theo một cách thức mà trong đó mỗi ngƣời tác động và chịu tác động bởi những ngƣời khác trong nhóm (Shaw, 1981).

Tác giả Robert Heller (2006) cho rằng một nhóm làm việc đúng nghĩa là một lực lƣợng năng động, luôn thay đổi và đầy sức sống, đƣợc hình thành từ một số ngƣời cùng làm việc với nhau. Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận các mục tiêu, đánh giá các ý tƣởng, đƣa ra quyết định và làm việc theo những mục tiêu.

Nhìn chung, các khái niệm về ―nhóm‖ tuy có sự diễn giải khác nhau, song bản chất đều chỉ tập hợp các cá nhân làm việc cùng nhau để đạt đƣợc mục tiêu chung.

Tác giả Lawrence Holpp đã định nghĩa ―nhóm‖ theo mục đích, vị trí, chức năng, kế hoạch và con ngƣời trên cơ sở đƣa ra 5 chữ P trong nhóm:

- Mục đích (Purpose): Mục đích chung của các nhóm là đƣa những ngƣời có cơng việc liên quan và độc lập vào một nhóm, để họ hợp tác trong công việc, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu xác định.

- Vị trí (Position): Vị trí của nhóm trong tổ chức giúp cho cơ quan, đơn vị làm quen với ý tƣởng về một vị trí làm việc mang tính cộng tác hơn, nơi mà mọi ngƣời từ nhiều bộ phận của cơ quan, đơn vị trở thành cộng sự.

- Quyền hạn (Power): Quyền hạn ở đây là trách nhiệm và quyền của nhóm. Việc phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của nhóm đối với tổ chức và của mỗi thành viên trong nhóm quyết định đến việc nhóm có hồn thành đƣợc mục tiêu hay không.

- Kế hoạch (Plan): Nhóm muốn hồn thành đƣợc mục tiêu thì cần phải xác định rõ mọi hoạt động của nhóm, lên kế hoạch cho từng hạng mục công việc và phân công cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

- Con ngƣời (People): Việc đề ra mục đích, vị trí, quyền hạn và kế hoạch chỉ là điều kiện thích hợp để nhóm thành cơng. Nhƣng tất cả việc đó đều phụ thuộc vào con ngƣời (Holpp, 2007).

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân cao hơn khi làm việc riêng lẻ (Maginn, 2007). Tác giả Francis Galton cũng từng đƣa một luận điểm quan trọng: ―Trong những hoàn cảnh thích hợp, nhóm trở nên rất thông minh, thƣờng thông minh hơn cả những ngƣời thơng minh nhất trong nhóm….Cho dù đa số mọi ngƣời trong nhóm khơng thơng thái hay khơng có trí tuệ tới mức đặc biệt nhƣng cả nhóm vẫn có thể đạt đƣợc quyết định sáng suốt mang tính tập thể‖ (Đƣợc trích dẫn bởi Surowiecki, 2004).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 25 - 26)