Cộng tác nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.7. Cộng tác nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc cộng tác rất cần thiết cho hoạt động NCKH, cộng tác trong NCKH, đặc biệt là cộng tác với các đối tác quốc tế và liên ngành, đã mở rộng nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu (Avkiran, 1997; Glänzel, 2001) và trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của cả các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách (Katz & Hicks, 1997; Moed, De Bruin, Nederhof, & Tijssen, 1991).

Khái niệm cộng tác nghiên cứu (Tiếng anh: research collaboration) đƣợc 2

tác giả Katz và Martin (1997) định nghĩa là việc các nhà nghiên cứu làm việc cùng với nhau để đạt đƣợc mục tiêu chung đó là tạo ra kiến thức khoa học mới. Cộng tác mang lại sự kết hợp của kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức và bí quyết của các nhà nghiên cứu vào một dự án cụ thể. Cộng tác nghiên cứu là một hoạt động mang tính tập thể đƣợc đồng bộ hóa và phối hợp, trong đó những các nhà nghiên cứu sẽ phải liên tục duy trì và phát triển cho vấn đề nghiên cứu đƣợc chia sẻ giữa họ.

Một số hình thức cộng tác trong nghiên cứu:

1. Cộng tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học: Nhiều nhà nghiên cứu mong

muốn đƣợc cộng tác trong nghiên cứu khoa học vì họ ý thức đƣợc rằng điều đó đem lại rất nhiều lợi ích. Một số động lực phổ biến nhất để cộng tác trong nghiên cứu bao gồm việc tiếp cận chuyên môn hoặc tiếp cận với các nguồn lực khơng có sẵn (Link, Paton, & Siegel, 2002), tiếp cận các nguồn tài trợ (Defazio, Lockett, & Wright, 2009), học hỏi các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu (Jansen, Von Goertz, & Heidler, 2009), giảm chi phí và tiết kiệm

thời gian lao động, nâng cao năng suất khoa học (Avkiran, 1997; Katz & Hicks, 1997; Rejean Landry & Amara, 1998; Mairesse & Turner, 2005) và phát triển nguồn nhân lực KH&CN (Bozeman & Corley, 2004). Mối quan hệ này thƣờng đƣợc thể hiện dƣới hình thức các nhà khoa học làm việc cùng nhau trong một chƣơng trình, dự án hay chung đề tài nghiên cứu.

2. Cộng tác nghiên cứu giữa thầy và trò: Đây là mối quan hệ đƣợc thể hiện

dƣới hình thức ngƣời thầy đóng vai tr là ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho các học trị. Trong q trình tổ chức thực hiện nghiên cứu ngƣời thầy lựa chọn những sinh viên, học viên cao học và đặc biệt là NCS xuất sắc tham gia nghiên cứu cùng nhằm thực hiện các kỳ vọng trong lĩnh vực nghiên cứu họ theo đuổi, bởi chính những học trò là những ngƣời trẻ tuổi, nhiệt tình, có nhiều ý tƣởng và động lực, cũng nhƣ áp lực phải hoàn thành chƣơng trình học tập nên họ có động cơ mạnh mẽ để tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc tham gia các đề tài nghiên cứu của thầy, đƣợc thầy đào tạo dìu dắt sẽ giúp học trò tiếp nhận đƣợc các tri thức khoa học mới, phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên quá trình nghiên cứu thực tiễn. Ngoài động lực của NCS, thì những quy định đối với thầy hƣớng dẫn nhƣ muốn đƣợc xét chức danh GS phải hƣớng dẫn chính thành cơng ít nhất hai NCS, chủ nhiệm đề tài khoa học có NCS tham gia đƣợc ƣu tiên khi xét duyệt, quy chế đào tạo TS năm 2017 yêu cầu NCS trong q trình thực hiện luận án phải có cơng bố trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế đã thúc đẩy thầy và trị cùng nghiên cứu và cơng bố quốc tế (Bộ GD&ĐT, 2017). Sự kết hợp giữa NCKH và đào tạo TS cũng là một phƣơng pháp hiệu quả để tạo ra các NNC bao gồm thầy hƣớng dẫn - ngƣời giàu kinh nghiệm nghiên cứu, những nhà khoa học trẻ và NCS - những ngƣời mới chập chững bắt tay vào nghiên cứu.

Hoạt động cộng tác trong nghiên cứu khoa học chính là cơ sở khởi đầu cho việc hình thành các NNC, các mạng lƣới khoa học rộng lớn, giúp chia sẻ kiến thức, chuyển giao cơng nghệ nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)