Kết quả phân tích cronbach's alpha thang đo chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 57)

Hệ số Cronbach's Alpha Số biến quan sát

0,887 19

Lớn nhất Nhỏ nhất Tƣơng quan của từng câu hỏi với Biến tổng 0,685 0,335 Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại 1 câu hỏi 0,887 0,875

Ta thấy thang đo chính thức có hệ số Cronbach's Alpha là 0,887 lớn hơn rất nhiều so với giá trị 0,6. Hệ số tƣơng quan của từng câu hỏi với biến tổng có giá trị từ 0,335 ( bé nhất) đến 0,685 (lớn nhất) đều cao hơn giá trị chấp nhận đƣợc là 0,3 (xem thêm Phụ lục 3). Điều này chứng tỏ thang đo chính thức có độ tin cậy cao.

2.2.4.2. Nghiên cứu định tính

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc đƣợc sử dụng nhằm mục đích làm rõ thêm thông tin của số liệu thu đƣợc từ phƣơng pháp định lƣợng. Các câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế nhằm tìm hiểu về hoạt động hỗ trợ đào tạo TS thơng qua mơ hình NNC, vai trò và sự tham gia của NCS trong quá trình hoạt động của các NNC, tác động của hoạt động tham gia NNC đối với NLNCKH của NCS, những thuận lợi, khó khăn của NCS khi tham gia NNC.

Tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu với 05 NCS/TS đã hoặc đang tham gia các NNC với thời gian tối thiểu từ 6 tháng trở lên; 05 Giảng viên hƣớng dẫn là thành viên của NNC (01 Trƣởng nhóm và 04 thành viên chính của NNC).

Các cuộc phỏng vấn đƣợc ghi âm (có sự đồng ý của ngƣời phỏng vấn). Sau khi phỏng vấn, tiến hành gỡ băng, mã hóa, phân tích và tổng hợp dữ liệu.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhƣ vậy trong chƣơng 2, tác giả đã đề cập tới bối cảnh nghiên cứu tại trƣờng ĐHKHTN với các thông tin chi tiết về công bố khoa học và hoạt động của các NNC, NNCM cũng nhƣ hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo Tiến sĩ tại Trƣờng. Tác giả đã thiết kế và chuẩn hóa phiếu khảo sát dựa trên những nghiên cứu trƣớc đó của các tác giả Trần Thanh Ái, Kardash và Nguyễn Thị Việt Nga với 19 tiêu chí đánh giá về 03 thành tố chính của NLNCKH, thang đánh giá Likert 5 mức độ. Tác giả cũng đã trình bày về cách thức tiến hành thu thập số liệu, cách thức chọn mẫu, phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu.

CHƢƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

3.1.1. Phân bố NCS theo giới tính và độ tuổi

Bảng 3.1. Cơ cấu đối tượng khảo sát theo độ tuổi

Độ tuổi Số NCS %

Dƣới 35 tuổi 53 46.5

Từ 35 - 45 tuổi 53 46.5

Trên 45 tuổi 8 7.0

Tổng 114 100.0

Kết quả khảo sát cho thấy, độ tuổi sung sức nhất và đông nhất của NCS trong các NNC là ở lứa tuổi dƣới 45 với tỷ lệ chiếm 93%, trong đó nữ chiếm 39,5% (45/114). Từ đó cho thấy lực lƣợng các NCS/TS trẻ đóng vai tr rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển NNC của Trƣờng ĐHKHTN.

3.1.2. Loại hình NNC và vai trị của NCS trong NNC

Hình 3.1. Cơ cấu đối tượng khảo sát theo vai trò trong các NNC

Kết quả khảo sát ghi nhận trong 114 NCS đang tham gia các NNC của Trƣờng có 83/114 NCS là thành viên chính trong các NNC chiếm tỷ lệ 72,8%, 27,2% tham gia NNC với vai trị là cộng tác viên (31/114). Trong đó 29/114 NCS là thành viên của các NNCM chiếm tỷ lệ 25,4%, 74,6% còn lại đến từ các NNC đƣợc

72,8% 27,2%

Vai trị trong nhóm nghiên cứu

hình thành từ các bộ mơn, phịng thí nghiệm trong Trƣờng hoặc đƣợc hình thành khi có đề tài, dự án.

3.1.3. Phân bố NCS theo thời gian tham gia NNC

Hình 3.2. Cơ cấu đối tượng khảo sát theo thời gian tham gia NNC

Kết quả cho thấy, số NCS tham gia và hoạt động trong các NNC trên 1 năm chiếm 79,8% (91/114), từ 6 -12 tháng chiếm 17,5% (20/114) và chỉ có 3/114 NCS tham gia NNC dƣới 6 tháng chiếm 2,6%.

3.1.4. Phân bố NCS theo Khoa đào tạo

Hình 3.3. Cơ cấu đối tượng khảo sát phân theo theo Khoa đào tạo

2,6% 17,5% 79,8% 0% 50% 100% Dƣới 6 tháng Từ 6 - 12 tháng Trên 1 năm

Thời gian tham gia nhóm nghiên cứu

5,3% 14,9% 11,4% 3,5% 11,4% 14,0% 7,0% 32,5%

Phân bố nghiên cứu sinh theo Khoa đào tạo

Địa chất Địa lý Hóa học KT-TV-HDH Mơi trƣờng Sinh học

Tốn - Cơ - Tin học Vật lý

Do quy mô đào tạo, đặc điểm từng Khoa và từng chuyên ngành mà số lƣợng NCS tham gia các NNC có sự khác biệt giữa các đơn vị đào tạo. Trong đó số NCS Khoa Vật lý chiếm tỷ lệ cao nhất với 32,5%. Tiếp theo là NCS Khoa Địa lý chiếm 14,9%, Khoa Sinh học: 14,0%, Khoa Hóa học: 11,4% , Khoa Mơi trƣờng 11,4%. Tỷ lệ thấp nhất là Khoa Khí tƣợng – Thủy văn và Hải dƣơng học chỉ chiếm 3,5%.

3.1.5. Phân bố NCS theo năm nhập học

Hình 3.4. Cơ cấu đối tượng khảo sát theo năm nhập học

Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 114 NCS tham gia NNC, số NCS của 3 khóa QH 2014, QH 2015 và QH 2013 chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó khóa QH 2014 chiếm 26,3% (30/114), Khóa QH 2015 chiếm 18,4% (21/114), Khóa QH 2013 chiếm 16,7%.

3.1.6. Hoạt động hỗ trợ đào tạo của NCS

Các quy chế đào tạo TS của ĐHQGHN năm 2011 hay 2017 quy định NCS phải ―tham gia hoạt động đào tạo tại đơn vị chu ên môn như trợ giảng, chữa bài

tập, hư ng dẫn thực hành, thực tập, thực tế, coi thi, chấm bài…” (ĐHQGHN,

2011) hay ―tham gia sinh hoạt chuyên môn và công tác trợ giảng và hỗ trợ đào tạo

là yêu cầu bắt buộc đối v i nghiên cứu sinh‖ (ĐHQGHN, 2017).

0,9% 2,6% 2,6% 13,2% 16,7% 26,3% 18,4% 13,2% 6,1% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% QH 2009 QH 2010 QH 2011 QH 2012 QH 2013 QH 2014 QH 2015 QH 2016 QH 2017

Hình 3.5. Thống kê một số hoạt động của NCS trong quá trình học TS tại Trường

Kết quả khảo sát cho thấy 34,2% NCS thuộc các NNC đang tham gia công tác giảng dạy đại học, 47,4% đã tham gia hoạt động trợ giảng và 11,4% đã tham gia các hoạt động hỗ trợ đào tạo (nhƣ cố vấn học tập; hƣớng dẫn thực hành, thực tập; hƣớng dẫn khóa luận tốt nghiệp đại học…) trong thời gian học TS tại Trƣờng. Điều này cho thấy nhìn chung các NCS đã chấp hành tốt quy chế đào tạo TS của đơn vị, đồng thời các NNC đã hoạt động tích cực, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các NCS hồn thành nhiệm vụ của mình theo các quy định của quy chế đào tạo TS của ĐHQGHN.

3.1.7. Tiến độ thực hiện luận án của NCS

Bảng 3.2. Tiến độ thực hiện luận án của NCS

Số NCS %

Sớm hơn so với yêu cầu 1 0,9

Đúng tiến độ yêu cầu 80 70,2

Chậm hơn so với yêu cầu 33 28,9

Tổng 114 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 28,9% NCS cho biết tiến độ thực hiện luận án bị chậm hơn so với yêu cầu của Trƣờng (3 năm đối với ngƣời có bằng Thạc sĩ, 4 năm đối với ngƣời chƣa có bằng Thạc sĩ). Tuy nhiên, qua kết quả phỏng vấn

34,2% 47,4% 11,4% 65,8% 52,6% 88,6% 0 20 40 60 80 100

Tham gia giảng dạy đại học

Tham gia hoạt động trợ giảng

Tham gia các hoạt động hỗ trợ đào tạo

Thống kê một số hoạt động của NCS trong quá trình học tiến sĩ

Khơng tham gia Có tham gia

sâu tác giả nhận thấy chƣa đủ tính khách quan nếu đem yếu tố này ra để đánh giá NLNCKH của NCS bởi tiến độ thực hiện luận án còn phụ thuộc vào một số yếu tố khách quan nhƣ: tính rủi ro trong NCKH, thủ tục hành chính của đơn vị đào tạo, các yếu tố gia đình hay việc xét duyệt đăng bài báo,v.v…

“Khi thực hiện qu trình bảo vệ mình cịn vư ng mắc một số vấn đề về giấ tờ, thủ tục hành chính. Ngồi ra trong qu trình đăng b o quốc tế, mình mất thời gian kh nhiều trong việc chờ phản biện và xét du ệt đăng bài”

(NCS, Nam, 29 tuổi)

“Là phụ nữ làm khoa học, nên cũng có nhiều khó khăn về mặt thời gian vì phải cân đối giữa thời gian dành cho gia đình và cơng việc”

(NCS, Nữ, 32 tuổi)

“Nghiên cứu khoa học giống như đi đãi c t tìm vàng. Khơng phải lúc nào cũng thành công đơi khi cũng có thất bại, chứa đựng rủi ro. Nếu NCS tìm được định hư ng nghiên cứu đúng, hư ng giải qu ết đúng thì sẽ triển khai thực hiện nghiên cứu rất nhanh. Ngược lại nếu hư ng nghiên cứu bế tắc thì phải chọn hư ng đi khác, hay trong qu trình nghiên cứu thử làm phương ph p nà không được lại phải làm phương ph p kh c nên sẽ tốn nhiều thời gian hơn từ đó dẫn đến việc luận n bị chậm tiến độ”

(GVHD-Thành viên NNCM, Nam, 39 tuổi)

3.2. Một số lợi ích đối với NCS khi tham gia NNC.

3.2.1. Môi trường nghiên cứu khoa học

Môi trƣờng nghiên cứu ở đây gồm môi trƣờng cứng và môi trƣờng mềm. Đối với nghiên cứu khoa học thực nghiệm nhƣ Trƣờng ĐHKHTN, môi trƣờng cứng chính là các thơng tin tƣ liệu, phịng thí nghiệm cùng các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Các NNC đặc biệt là các NNCM thƣờng đƣợc đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, điều kiện nghiên cứu thuận lợi gắn liền với các đề tài dự án. Hƣớng dẫn số 1409/HD-ĐHQGHN quy định một số chính sách đầu tƣ, hỗ trợ phát triển NNCM nhƣ được cung cấp quyền truy cập thông tin khoa học từ c c cơ sở dữ liệu của SCI,

n đầu tư ph t triển, dự n tăng cường năng lực nghiên cứu của ĐHQGHN hoặc của đơn vị; Được ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng chung của ĐHQGHN; Đối v i một số trang thiết bị rất cần thiết cho các nghiên cứu của nhóm mà c c đơn vị kh c đang có và tần suất sử dụng ít, có thể được điều chuyển tạm thời cho nhóm quản lý và sử dụng (ĐHQGHN, 2013). Nếu thiếu đi sự hỗ trợ của các yếu tố này thì các nhà khoa học khó lịng đạt đƣợc kết quả nghiên cứu tốt. Kết quả phỏng vấn cho thấy, khi tham gia vào NNC, NCS có thể tận dụng đƣợc nguồn tƣ liệu, trang thiết bị và cơ sở vật chất của nhóm để tiến hành các nghiên cứu cần thiết cho luận án

“NNC của mình là NNC liên ngành nên ngồi trang thiết bị của nhóm, mình vẫn phải sử dụng một số thiết bị kh c ở c c nhóm bên ngồi. rong điều kiện ở Việt Nam, việc sử dụng thiết bị vẫn chưa được minh bạch và phần nhiều dựa trên c c mối quan hệ, thế nên khi tham gia NNC, mình có thuận lợi trong việc sử dụng c c thiết bị đó để phục vụ công t c nghiên cứu. Nếu như không tham gia NNC thì có thể sẽ khơng biết đến những thiết bị đó và cũng chẳng biết nơi nào có thiết bị đấ .”

(NCS, Nam, 29 tuổi) Môi trƣờng mềm đó chính là cơ chế tổ chức và mối quan hệ giữa các thành viên trong NNC. Khi tham gia NCKH cùng nhau, các thành viên trong nhóm có mối quan tâm khoa học chung, hƣớng nghiên cứu chung do đó trong nhóm có sự hợp tác, giao tiếp trao đổi, chia sẻ các ý tƣởng với nhau và học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên. Nhờ việc đƣợc học hỏi từ những nhà khoa học có chun mơn và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu nên NCS sẽ trƣởng thành rất nhanh, chất lƣợng và hiệu quả nghiên cứu của NCS sẽ tăng lên rất nhiều.

“Đối v i NCKH, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đôi khi gặp những vư ng mắc khó khăn. Những lúc như thế, c c thầ cơ, anh chị trong nhóm rất nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tiếp sức cho mình nhờ đó giúp mình có thêm sự tự tin để hồn thành công việc.”

(NCS, Nữ, 32 tuổi)

sau. Nếu như không tham gia NNC và tự lực c nh sinh thì có thể vấp phải sai lầm trư c đó, sai nhưng ko biết là sai. Nếu như tham gia NNC mình hồn tồn có thể tr nh được những sai lầm trư c đó, thậm chí nếu có mắc sai lầm thì sẽ có c c anh chị, thầ cơ sửa và định hư ng cho mình.”

(NCS, Nam, 29 tuổi)

“Việc trì trệ trong NCKH diễn ra rất nhiều nhưng khi tham gia vào c c đề tài của nhóm, có “deadline” cụ thể, có sự phân chia cơng việc rõ ràng, có mơi trường nghiên cứu thuận lợi. Đó là động lực thúc đẩ c c thành viên trong nhóm hăng sa NCKH hơn.”

(NCS, Nam, 30 tuổi) Nhƣ vậy, việc các NCS đƣợc làm việc trong môi trƣờng NNC với đầy đủ các điều kiện về hƣớng chuyên môn, phƣơng tiện làm việc, thông tin tƣ liệu và thiết bị là một cơ hội thuận lợi đối với họ. Ngoài ra một thuận lợi đối với các NCS khi tham gia vào NNC đó là có thể phát triển luận án từ các đề tài nghiên cứu của nhóm hoặc từ kết quả nghiên cứu của các thành viên đi trƣớc, bởi đối với NCS đang trong quá trình học TS, thì việc xác định đƣợc hƣớng nghiên cứu đúng là quan trọng nhất.

3.2.2. Tham gia vào các đề tài của NNC

Thống kê cho thấy khi tham gia và hoạt động trong các NNC, NCS đều đƣợc tạo điều kiện cũng nhƣ hỗ trợ để tham gia vào các đề tài của nhóm. Trong đó 29,8% NCS cho biết thƣờng xuyên đƣợc tham gia thực hiện các đề tài của NNC, 74,6% NCS đƣợc giao thực hiện nghiên cứu một phần của đề tài, 25,4% NCS đƣợc giao thực hiện nghiên cứu một nhánh của đề tài.

Bảng 3.3. Khối lượng công việc mà NCS được giao trong NNC Khối lƣợng công việc mà NCS đƣợc giao Số NCS %

Chƣa đƣợc tham gia thực hiện đề tài 0 0 Đƣợc giao thực hiện một phần của đề tài 85 74,6 Đƣợc giao thực hiện một nhánh của đề tài 29 25,4

Việc NCS tham gia vào các đề tài nghiên cứu về thực chất là gắn liền việc học tập với NCKH, nhờ đó NCS sẽ dần tích lũy đƣợc những kinh nghiệm cũng nhƣ nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Đồng thời việc tham gia vào thực hiện các đề tài nghiên cứu cũng hỗ trợ cho NCS trong việc hoàn thiện phƣơng pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu cho luận án của mình.

Ngồi ra kết quả phỏng vấn sâu một số NCS và giảng viên cũng cho thấy, không những đƣợc hỗ trợ về mặt học thuật khi tham gia NNC, NCS còn đƣợc hỗ trợ về mặt tài chính từ các nguồn kinh phí của đề tài. Một số NNCM thực hiện chế độ trả lƣơng cho các NCS, mặc dù số tiền không lớn nhƣng vẫn hỗ trợ đƣợc NCS phần nào đó trong q trình học TS. Theo tác giả, đây là điều kiện cần thiết tạo động lực NCKH, giúp các nhà khoa học trẻ có thể tồn tâm toàn ý dành trọn thời gian cho các hoạt động chuyên môn.

3.2.3. Thuận lợi trong việc công bố các kết quả nghiên cứu

Bảng 3.4. Thống kê tình hình cơng bố quốc tế của NCS trong NNC

Công bố ISI/Scopus Số NCS %

Chƣa công bố ISI/Scopus 30 26,3

Có cơng bố ISI/Scopus 84 73,7

Tổng 114 100

Nhờ tham gia vào thực hiện các đề tài NCKH cùng với NNC, các NCS có điều kiện thuận lợi để công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín, đặc biệt là trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus. Thống kê cho thấy 71,9% các NCS tham gia các NNC có trên 5 bài báo đƣợc cơng bố trên các tạp chí uy tín trong và ngồi nƣớc, 73,7% NCS có các cơng bố trên các tạp chí ISI/Scopus, 31,6% NCS có báo cáo khoa học trong kỷ yếu hội thảo quốc tế (có phản biện). Điều này cho thấy đƣợc năng lực nghiên cứu và mức độ hội nhập, tiếp cận trình độ, chuẩn mực quốc tế của NCS - các nhà khoa học trẻ. Đây là một điểm khá tích cực bởi Quy chế đào tạo tiến sỹ năm 2017 yêu cầu NCS phải có cơng bố quốc

tế chỉ áp dụng đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2018 (QH 2018, QH 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)