Mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng lực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 35 - 44)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan nghiên cứu

1.2.2. Mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng lực nghiên cứu

1.2.2.1. Các nghiên cứu nư c ngoài

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng rằng hoạt động cộng tác trong nghiên cứu có tác động tích cực đến năng suất và hiệu quả của các nhà khoa học. Các nghiên cứu của Beaver cùng cộng sự là những nghiên cứu thực nghiệm sớm nhất về tác động của cộng tác nghiên cứu đối với năng suất khoa học, khẳng định mối quan hệ mạnh mẽ giữa hoạt động cộng tác trong nghiên cứu và năng suất khoa học khi cho rằng cộng tác nghiên cứu có thể giúp cơ hội xuất bản các bài báo của các nhà khoa học tăng lên (Beaver & Rosen, 1978, 1979; De Solla Price & Beaver, 1966). Điều này đƣợc khẳng định lại trong nghiên cứu sau này của Pravdić và Oluić-Vuković, theo các tác giả, cộng tác nghiên cứu có thể đóng vai tr là một chỉ số trong các phân tích so sánh về năng suất khoa học trong một lĩnh vực nhất định (Pravdić & Oluić- Vuković, 1986).

Nghiên cứu của Landry và các cộng sự cho thấy cộng tác nghiên cứu có tác động tích cực đến năng suất khoa học. Đồng thời nghiên cứu cũng cho rằng cƣờng độ cộng tác tác động đến năng suất khoa học ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách địa lý và lĩnh vực nghiên cứu (Landry, Traore, & Godin, 1996).

Các nghiên cứu của Van Raan, Katz và Hicks đã sử dụng các chỉ số dựa trên số lƣợng trích dẫn để chứng minh rằng cộng tác quốc tế có tác động tích cực đến năng suất khoa học khi so sánh với nghiên cứu khơng có sự cộng tác (Katz & Hicks, 1997; Van Raan, 1998). Theo Katz và Hicks (1997) việc cộng tác với nhà nghiên cứu trong nƣớc làm tăng mức độ ảnh hƣởng trung bình khoảng 0,75 trích dẫn/1 bài báo trong khi cộng tác với một nhà nghiên cứu nƣớc ngồi có thể làm tăng tác động lên khoảng 1,6 trích dẫn/1 bài báo. Trong một nghiên cứu tƣơng tự, Jeong và Choi (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ―Research impact‖ các công bố của các thành viên trong NNC. Research impact đƣợc định nghĩa là tầm ảnh hƣởng của một nghiên cứu đến những nghiên cứu khác, đƣợc đo bằng số lần mà một bài báo đƣợc trích dẫn bởi những bài báo sau và IF của tạp chí, nơi xuất bản bài báo. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, những yếu tố nhƣ: động lực của nhóm, lãnh đạo nhóm, sự gặp mặt và trao đổi thƣờng xuyên, việc liên kết với các cộng tác viên

ngồi nhóm nhiều hơn, nhiều nguồn lực hơn, việc phân chia công việc đều hơn đều làm tăng hiệu quả của ―research impact‖.

Martin-Sempere và các cộng sự cho rằng các nhà khoa học thuộc các NNC có năng suất NCKH cao hơn các nhà khoa học nghiên cứu độc lập. NNC là môi trƣờng nghiên cứu thuận lợi đối với các nhà khoa học bởi NNC giúp việc liên kết và cộng tác NCKH, hợp tác quốc tế và tham gia vào dự án quốc tế trở nên dễ dàng hơn, khuyến khích các nhà khoa học tham gia vào các dự án đƣợc tài trợ và tăng cơ hội công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế (Martín-Sempere, Rey- Rocha, & Garzón-García, 2002).

Adams và các cộng sự đã nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của quy mô các NNC đến năng suất NCKH trong các ĐH ở Hoa kỳ trong giai đoạn từ năm 1981- 1999. Dựa trên số lƣợng tác giả trong mỗi cơng bố và tính toán số lƣợng cộng tác trong nƣớc cũng nhƣ cộng tác quốc tế, các nhà nghiên cứu kết luận rằng NNC có quy mơ càng mạnh thì năng suất NCKH có sự tăng lên càng rõ rệt (Adams, Black, Clemmons, & Stephan, 2005).

Mairesse và Turner (2005) đã công bố kết quả nghiên cứu về cƣờng độ cộng tác giữa các nhà khoa học với năng suất khoa học trong lĩnh vực vật lý vật chất tại Trung tâm NCKH Quốc gia Pháp. Kết quả cho thấy cƣờng độ cộng tác có tƣơng quan chặt chẽ và hiệu quả với năng suất khoa học. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng suất khoa học là yếu tố quyết định của sự cộng tác.

He cùng các cộng sự nghiên cứu mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học dựa vào số lƣợng ấn phẩm trong khoảng thời gian 14 năm của 65 nhà khoa học y sinh tại một trƣờng ĐH ở New Zealand. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cấp độ bài báo, cộng tác nghiên cứu trong trƣờng ĐH và cộng tác quốc tế đều có tác động tích cực đến chất lƣợng bài báo nhƣng khi xét ở cấp độ cá nhân nhà khoa học, chỉ có hợp tác quốc tế có tác động tích cực đến kết quả nghiên cứu của nhà khoa học trong tƣơng lai (He, Geng, & Campbell-Hunt, 2009).

Trong khi một số nhà nghiên cứu tìm thấy mối tƣơng quan thuận giữa ―cộng tác nghiên cứu‖ và ―năng suất khoa học‖ nhƣ đã nêu ở trên thì một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng khơng có mối quan hệ giữa ―cộng tác nghiên cứu‖ và ―năng

suất khoa học‖, thậm chí cộng tác là nguyên nhân làm giảm năng suất khoa học. Các nghiên cứu của Bozeman và Corley, Katz và Martin cho rằng tác động của việc cộng tác nghiên cứu đối với năng suất khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học. Cộng tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học năng suất cao có xu hƣớng tăng năng suất cá nhân, trong khi cộng tác với các nhà khoa học kém năng suất hơn nhƣ NCS, postdoc có thể giúp cải thiện năng suất của các nhà nghiên cứu trẻ nhƣng thƣờng làm giảm năng suất của các nhà nghiên cứu cao cấp (Bozeman & Corley, 2004; Katz & Martin, 1997).

Avkiran (1997) đã so sánh về chất lƣợng của các nghiên cứu có sự cộng tác so với các nghiên cứu cá nhân. Chất lƣợng của một bài báo đƣợc đo bằng số trích dẫn trong bốn năm sau khi công bố. Các bài báo đƣợc xuất bản trong mƣời bốn tạp chí Tài chính từ năm 1987-1991 đƣợc sử dụng làm mẫu nghiên cứu. Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể giữa chất lƣợng nghiên cứu có sự cộng tác và nghiên cứu cá nhân.

Defazio cùng các cộng sự nghiên cứu mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học trên 294 nhà khoa học trong 39 mạng nghiên cứu do EU tài trợ trong khoảng thời gian 15 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong khi tác động của việc tài trợ đến năng suất khoa học nói chung là tích cực thì tác động của cộng tác khá yếu, cộng tác nghiên cứu không dẫn đến sự gia tăng năng suất khoa học. Tuy nhiên trong giai đoạn hậu tài trợ, tác động của cộng tác đến năng suất khoa học là tích cực và đáng kể. Điều này cho thấy sự cộng tác đƣợc hình thành để tận dụng các cơ hội tài trợ, nhƣng không hiệu quả trong việc nâng cao nâng suất khoa học của nhà nghiên cứu trong ngắn hạn, tuy nhiên có thể là một yếu tố quan trọng thúc đẩy năng suất khoa học hiệu quả trong dài hạn (Defazio, Lockett, & Wright, 2009).

Lee và Bozeman (2005) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động cộng tác trong nghiên cứu và năng suất khoa học ở cấp độ cá nhân đã kết luận rằng: khi năng suất khoa học đƣợc định lƣợng bằng 'số lƣợng thông thƣờng' (tổng số ấn phẩm của một nhà khoa học) thì cộng tác nghiên cứu là yếu tố dự đoán mạnh nhất về năng suất khoa học. Tuy nhiên khi năng suất khoa học đƣợc định lƣợng bằng cách chia cho số lƣợng đồng tác giả, mối tƣơng quan giữa chúng khơng có ý nghĩa thống kê.

Sooryamoorthy (2014) nhấn mạnh rằng cộng tác nghiên cứu có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến năng suất khoa học theo nghĩa đó là khi một nhà khoa học già đi và đạt đƣợc hầu hết mọi thành công, động lực nghiên cứu giảm đi và điều đó có thể ảnh hƣởng đến một nhà khoa học trẻ tuổi mà thành cơng có thể phụ thuộc vào mục tiêu và sự hoàn thành của dự án hoàn thành thời gian của dự án.

Những quan điểm trái ngƣợc về mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học giữa các nhà nghiên cứu có thể là do sự đa dạng của các mơ hình cộng tác, các yếu tố kỷ luật, đối tƣợng cộng tác, các giai đoạn sự nghiệp của nhà nghiên cứu và sự phức tạp của mối tƣơng quan giữa cộng tác và năng suất khoa học. Mặt khác, tác động của cộng tác nghiên cứu đến năng suất khoa học cũng phụ thuộc vào môi trƣờng học thuật và đặc điểm giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau.

Abramo và các cộng sự cho rằng năng suất khoa học thƣờng tƣơng quan thuận với hoạt động cộng tác trong nghiên cứu, tuy nhiên có sự khác nhau về mức độ giữa các ngành khác nhau. Cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học có mối tƣơng quan mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghiệp (Abramo, D’Angelo, & Di Costa, 2009).

Franceschet và Costantini (2010) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động cộng tác nghiên cứu ở các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, nhân văn và tác động của cộng tác đối với mức độ ảnh hƣởng và chất lƣợng của các nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đƣợc dựa trên dữ liệu từ các trƣờng ĐH ở Ý bao gồm 20 ngành, 18500 sản phẩm nghiên cứu và 6661 đánh giá viên đồng cấp cho thấy có sự khác nhau giữa các ngành: mối tƣơng quan giữa cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học chỉ mạnh ở ngành các ngành khoa học tự nhiên và không đáng kể ở các ngành khoa học xã hội, nhân văn.

Hu và các cộng sự đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học trong bốn ngành: Hóa học hữu cơ, Virut học, Tốn học và Khoa học máy tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất khoa học có tƣơng quan với hoạt động cộng tác trong nghiên cứu nói chung, nhƣng mối tƣơng quan có thể là tích cực hay tiêu cực trên cơ sở khía cạnh cộng tác theo quy mơ hay phạm vi. Quy mơ cộng tác có tƣơng quan nghịch với năng suất khoa học, trong khi phạm vi cộng

tác có tƣơng quan thuận với năng suất khoa học. Nghiên cứu cho thấy sự tƣơng quan mạnh mẽ hơn khi các nhà khoa học có sự phát triển qua các giai đoạn sự nghiệp khác nhau. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối tƣơng quan giữa hoạt động cộng tác và năng suất khoa học ở các ngành khoa học thực nghiệm nhƣ Hóa học hữu cơ và Virut học mạnh mẽ hơn ở các ngành Toán học và Khoa học máy tính (Hu, Chen, & Liu, 2014).

Nhƣ vậy có thể thấy có nhiều tác giả nƣớc ngồi đã cơng bố các nghiên cứu của mình liên quan đến mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và NLNCKH, vai trò của các NNC đối với hoạt động KH&CN. Những nghiên cứu này phần nào đó đã có ảnh hƣởng và tác động tích cực tới định hƣớng phát triển khoa học công nghệ và giáo dục ĐH Việt Nam.

1.2.2.2. Các nghiên cứu trong nư c

Tác giả Vƣơng Quân Hoàng cùng các cộng sự đã nghiên cứu so sánh hai nhân tố chính ảnh hƣởng đến năng suất khoa học của các nhà nghiên cứu ngƣời Việt thuộc lĩnh vực khoa học xã hội có cơng bố trên các ấn phẩm thuộc danh mục Scopus trong khoảng thời gian 2008-2017 bao gồm: môi trƣờng làm việc (trƣờng ĐH hoặc viện nghiên cứu) và mơ hình cộng tác (đồng tác giả trong cơng bố) của các nhà khoa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy cộng tác với các nhà khoa học nƣớc ngoài giúp các nhà khoa học trong nƣớc có năng suất nghiên cứu tốt hơn; điều này tái khẳng định vai tr của hợp tác quốc tế là vô cùng cần thiết, nhất là đối với các nhà khoa học ít kinh nghiệm, chƣa có nhiều kết quả nghiên cứu. Mặc dù vậy, xu hƣớng này lại không đáng kể đối với các nhà khoa học có năng suất nghiên cứu cao có từ 5 cơng bố trở lên (Vuong et al., 2018).

Nhóm tác giả Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Đình Đức đã công bố kết quả nghiên cứu về vai tr của NNC đối với việc công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật dựa trên báo cáo tổng hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và số liệu khảo sát và thống kê trong các nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau. Kết quả cho thấy sự phát triển của các NNC đã và đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào kết quả

hoạt động công bố NCKH quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhất là hoạt động đào tạo TS (Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Hà & Nguyễn Đình Đức, 2019).

Theo tác giả Nguyễn Tấn Đại, ―khơng ai có thể công bố quốc tế mà không cần đƣợc học hành một cách chuẩn mực ở trình độ TS hoặc với sự hƣớng dẫn của một ngƣời có trình độ TS quốc tế. Vì vậy, để tăng cƣờng năng lực NCKH và cơng bố quốc tế, khơng có cách nào khác ngồi việc phải liên tục và liên tục đầu tƣ đào tạo ngày càng nhiều hơn nữa lực lƣợng TS trẻ theo chuẩn mực thế giới‖ (Nguyễn Tấn Đại, 2017b). Thêm vào đó quy chế mới đào tạo TS cũng yêu cầu NCS trong quá trình thực hiện luận án phải có cơng bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Với yêu cầu về chuẩn đầu ra về chun mơn ngày càng cao thì việc NCS tham gia vào các NNC – môi trƣờng học thuật và nghiên cứu đỉnh cao, nơi có những nhà khoa học trình độ quốc tế – để nâng cao NLNCKH và khả năng công bố quốc tế là xu hƣớng tất yếu.

Tác giả Đặng Hùng Thắng đã xác định công thức để dẫn đến thành cơng trong NCKH đó là: Thành cơng trong NCKH = Năng lực nghiên cứu + Động lực nghiên cứu + Môi trƣờng nghiên cứu tốt. Nghiên cứu đƣợc tổ chức theo nhóm là một xu thế chủ đạo trong NCKH hiện nay. Các NNC bao gồm ngƣời giàu kinh nghiệm nghiên cứu (thầy hƣớng dẫn), những nhà khoa học trẻ (những TS mới bảo vệ) những ngƣời mới chập chững bắt tay vào nghiên cứu (các NCS). Trong một NNC, mỗi thành viên có thể theo đuổi các bài toán khác nhau nhƣng cùng hƣớng tới một mục tiêu, nằm trong một ngữ cảnh, một hƣớng nghiên cứu chung. Do đó, các thành viên trong nhóm có mối quan tâm gần gũi với nhau, từ đó có sự hợp tác, giao tiếp trao đổi, chia sẻ ý tƣởng với nhau, học hỏi lẫn nhau. Phƣơng thức làm việc của NNC đó là tƣơng tác và cộng tác. Thế mạnh của từng ngƣời sẽ đƣợc phát huy tối đa theo sự cộng hƣởng lẫn nhau, c n điểm yếu thì lại đƣợc bù đắp. Từ đó năng suất và chất lƣợng hiệu quả nghiên cứu của từng thành viên sẽ tăng lên rất nhiều so với làm việc theo mục tiêu của từng cá nhân và sẽ đƣợc lũy tiến theo thời gian (Đặng Hùng Thắng, n.d).

Bằng kinh nghiệm nhiều năm xây dựng thành công NNCM ở Trƣờng ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, tác giả Nguyễn Đình Đức đánh giá ―NNC thƣờng thông minh hơn cả một nhà khoa học tài ba‖, NNC c n là mơi trƣờng và mơ hình để gắn kết đào tạo với nghiên cứu. Thông qua NNC tăng cƣờng công bố quốc tế, nâng cao chất lƣợng đào tạo, nhất là đào tạo TS (Nguyễn Đình Đức, 2019). Mơi trƣờng NNC chính là cái nơi để thắp sáng, ƣơm tạo tài năng (Nguyễn Đình Đức, 2014, 2019) và là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng NCKH và đào tạo ĐH và SĐH trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 (Nguyễn Đình Đức, 2018). Nhiều NCS trƣởng thành trong NNC của ơng đều có kết quả nghiên cứu xuất sắc, có nhiều cơng bố trên tạp chí quốc tế có uy tín, thậm chí c n hơn so với nhiều NCS đƣợc đào tạo ở nƣớc ngồi (Nguyễn Đình Đức, 2016).

Trong bài viết ―Gắn chặt công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ trẻ‖, tác giả Nguyễn Châu chia sẻ kinh nghiệm đúc kết từ những thành công ban đầu từ NNC của ông đã cho rằng một trong những tiêu chí để xây dựng một tập thể NCKH đó là phải gắn liền cơng tác nghiên cứu với đào tạo, đặc biệt là đào tạo SĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)