CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.8. Nhóm nghiên cứu
1.1.8.1. Khái niệm
Thuật ngữ ―nhóm nghiên cứu‖ (NNC) cịn đƣợc gọi đầy đủ là ―nhóm nghiên cứu khoa học‖. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan, tác giả nhận thấy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về NNC. Giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học vẫn chƣa thể đi đến một quan điểm thống nhất. Các trƣờng ĐH, các đơn vị nghiên cứu thƣờng căn cứ vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình mà đƣa ra những định nghĩa riêng.
Tác giả Andrews (1979) định nghĩa NNC là một nhóm gồm có tối thiểu 3 ngƣời cùng làm việc với nhau tối thiểu trong 6 tháng và có kỳ vọng làm việc với nhau tối thiếu trong v ng 1 năm.
Theo định nghĩa của Trƣờng ĐH Manitoba, NNC là một tập hợp các học giả trong trƣờng có cùng lợi ích nghiên cứu khoa học và có sự ràng buộc trong các hoạt động nghiên cứu khoa học có mối liên hệ gần gũi hoặc thống nhất (University of Manitoba, 2009).
Tác giả Trƣơng Quang Học (2014) đã định nghĩa NNC là tập thể nghiên cứu/hoạt động khoa học đƣợc thành lập một cách tự nguyện hay theo ý đồ phát triển của tổ chức (nhƣng khơng phải là một đơn vị hành chính). Dẫn dắt NNC là ngƣời nhiệt tâm, chịu trách nhiệm chính về định hƣớng nghiên cứu, có năng lực chuyên mơn, có khả năng tổ chức (bao gồm cả khả năng tạo dựng các mối quan hệ, tìm kiếm nguồn kinh phí hoạt động cho nhóm và đƣợc cả nhóm tín nhiệm).
Theo tác giả Phan Kim Ngọc, ―nhóm NCKH là một tập thể các nhà khoa học và học thuật có năng lực chuyên mơn tốt, có tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp, sự chân thật trong công việc (honesty), có khát vọng định hƣớng cùng một mục đích, một lĩnh vực chun mơn nhất định; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo tại một đơn vị hạt nhân (hay xoay quanh đơn vị hạt nhân đó); đƣợc dẫn dắt bởi một (hay một vài) nhà nghiên cứu có uy tín khoa học, đạo đức và đồng thời phải có khả năng tổ chức, giao tiếp, tập hợp…; có văn hóa nhóm riêng biệt‖ (Phan Kim Ngọc, 2010).
Tác giả Đào Minh Quân định nghĩa NNC là ―một nhóm các thành viên có tổ chức hoặc có tính tổ chức từ các đơn vị có lợi ích nghiên cứu chung trong một đề tài hoặc lĩnh vực, cùng hƣớng tới các mục tiêu định tính và định lƣợng cụ thể một cách riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau. Các NNC thƣờng gắn liền với một nhóm thành viên cộng tác và các cơ chế hƣởng lợi nhuận khác, gồm các nhà nghiên cứu trẻ, các NCS, và các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài cùng xây dựng nên các kết quả của hoạt động nghiên cứu‖ (Đào Minh Quân, 2009).
Trên cơ sở cơ sở kết hợp các ý kiến của các nhà khoa học và qua thực tiễn tìm hiểu về các NNC, tác giả nhận định rằng các NNC về cơ bản có các đặc điểm nhƣ sau:
1) NNC có tính ―mở‖: đƣợc thành lập trên cở sở tự nguyện của các thành viên hay theo ý đồ phát triển của tổ chức. Đặc điểm ―mở‖ cho phép NNC có thể chủ động trong việc thiết lập và phát triển các quyền tự trị về quản lý, tự chủ về nguồn lực và tự do về học thuật nhƣng luôn đi cùng với trách nhiệm đạt đƣợc mục tiêu của nhóm, đây chính là điều kiện để NNC tồn tại và phát triển.
2) NNC là hình thức thực hiện hoạt động NCKH theo hƣớng tập trung và chun mơn hóa: Các thành viên trong một nhóm sẽ cùng phối hợp và chia sẻ công việc với nhau nhằm hƣớng đến mục tiêu chung.
Từ các tổng quan về khái niệm, đặc điểm của NNC ở trên, tác giả diễn đạt lại khái niệm NNC nhƣ sau: Nhóm nghiên cứu là một tập thể các nhà khoa học được
được hình thành trên cơ sở tự nguyện ha theo ý đồ phát triển của t chức, cùng nhau thực hiện một đề tài hoặc theo đu i một lĩnh vực nghiên cứu x c định nhằm tạo nên các kết quả nghiên cứu có đóng góp thiết thực trong việc phát triển lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
1.1.8.2. Phân loại nhóm nghiên cứu
- Phân loại theo định hƣớng nghiên cứu: NNCM theo định hƣớng nghiên cứu cơ bản, NNCM theo định hƣớng nghiên cứu ứng dụng (Đại học Huế, 2018).
- Phân loại theo cấp đơn vị (trực thuộc và thành viên): NNCM cấp ĐH Quốc gia, NNCM cấp đơn vị (ĐHQGHN, 2013).
- Phân loại theo nguồn gốc hình thành: NNCM hình thành trong các Bộ mơn, NNCM hình thành trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu xuất sắc, NNCM hình thành theo lĩnh vực nghiên cứu mới, NNCM hình thành từ các dự án nghiên cứu, diễn đàn nghiên cứu, chƣơng trình hợp tác (Nguyễn Thị Quỳnh Anh & Đào Thanh Trƣờng, n.d).
Trong phạm vi bài viết, tác giả nhận diện 2 loại hình NNC phổ biến nhƣ sau:
- NNC cứng: là NNC đƣợc hình thành do ý đồ phát triển của tổ chức, thực hiện những nhiệm vụ khoa học cụ thể theo cơ cấu tổ chức. Nghĩa vụ, quyền lợi của nhóm cũng nhƣ yêu cầu đối với các thành viên đều có quy định rõ ràng. Những NNC này thƣờng có cấu trúc hình chóp. Đỉnh chóp là nhà khoa học trƣởng nhóm NNC (thƣờng là các GS, PGS), kế đến tầng dƣới là các TS, rồi đến các NCS, học viên cao học và sinh viên.
- NNC mềm: Thƣờng đƣợc hình thành khi có đề tài, dự án, hoặc theo một đam mê chung về chuyên môn, trên cơ sở tự nguyện của các thành viên, không phụ thuộc vào cơ cấu của tổ chức. NNC mềm đƣợc hình thành khi các thành viên có chung mối quan tâm, lợi ích về một vấn đề khoa học cụ thể nào đó.