Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 44 - 49)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tiếng Anh: VNU University of Science; viết tắt: VNU-HUS) đƣợc thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, trên cơ sở tách Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội thành Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) và Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Trƣờng ĐHKHTN là cơ sở đào tạo đại học công lập trong hệ thống giáo dục đại học quốc dân; là trƣờng ĐH thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trƣờng chịu sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN, là đơn vị có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; đƣợc quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và của ĐHQGHN.

Trƣờng ĐHKHTN tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học; Luật Khoa học và Công nghệ; Điều lệ trƣờng đại học; Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục thành viên; Quy định về Tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHQGHN; và Quy chế về tổ chức và hoạt động của trƣờng ĐHKHTN.

Phát huy thế mạnh của một trƣờng ĐH trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, NCKH cơ bản và KH&CN, Trƣờng ĐHKHTN luôn là một trong những cơ sở đào tạo ĐH và SĐH lớn nhất Việt Nam về các ngành khoa học tự nhiên. Trƣờng ĐHKHTN là đơn vị duy nhất của ĐHQGHN đƣợc đánh giá ở mức 4 (mức cao nhất) trong đánh giá các đơn vị theo tiêu chí ĐH nghiên cứu với điểm số 841/1000. Các hƣớng nghiên cứu tập trung vào 3 hƣớng chính là (1) Nghiên cứu cơ bản, (2) Nghiên cứu công nghệ định hƣớng ứng dụng và (3) Nghiên cứu triển khai ứng dụng thực tiễn trong đó nghiên cứu cơ bản là truyền thống và là thế mạnh khẳng định vị thế của Trƣờng.

Nhận thức sâu sắc NCKH là nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất lƣợng đào tạo và trình độ đội ngũ cán bộ, đóng góp vào sự phát triển KH&CN và giải quyết các vấn đề thực tiễn phục vụ phát triển

kinh tế xã hội, do đó Trƣờng ĐHKHTN ln tạo cơ chế thuận lợi để các cán bộ của trƣờng đề xuất, đấu thầu các đề tài dự án, khuyến khích các nhà khoa học chủ trì, tham gia các đề tài, dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Nhiều đề tài NCKH của Trƣờng đã đƣợc chuyển giao và ứng dụng trong thực tiễn. Trƣờng ĐHKHTN là một trong số ít đơn vị của cả nƣớc có nhiều đề tài đƣợc phê duyệt với nguồn kinh phí lớn từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia (NAFOSTED).

Trƣờng ĐHKHTN cũng thuộc nhóm trƣờng ĐH có số lƣợng bài báo khoa học quốc gia, quốc tế cao nhất cả nƣớc. Trong giai đoạn từ 2011- 2016, các giảng viên, nhà khoa học của Trƣờng đã công bố khoảng 4500 bài báo và báo cáo khoa học, trong đó có hơn 1300 bài báo trên các tạp chí thuộc danh mục ISI/SCOPUS (cao nhất cả nƣớc). Chỉ tính riêng trong năm 2016, số lƣợng cơng bố ISI/SCOPUS của Trƣờng đã vƣợt mức 300 bài/năm và chiếm khoảng 75% công bố quốc tế của toàn ĐHQGHN, đạt tỷ lệ trung bình 0,55 bài/cán bộ khoa học. Một số cơng trình khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học của Trƣờng đã đƣợc đăng trên tạp chí Nature - một trong những tạp chí khoa học hàng đầu thế giới. Trong đó cơng trình ―Groundwater arsenic concentrations in Vietnam controlled by sediment age‖ đăng trên tạp chí Nature Geoscience năm 2012 đƣợc bình chọn là một trong số 10 sự kiện KH&CN nổi bật của Việt Nam năm 2013.

Trƣờng cũng duy trì mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều trƣờng ĐH và viện nghiên cứu của các nƣớc phát triển. Trƣờng chủ trƣơng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, khuyến khích các đơn vị, các nhà khoa học tìm kiếm các đề tài, dự án hợp tác. Trong 5 năm trở lại đây, Trƣờng đã có bƣớc tiến quan trọng trong việc mở ra các dự án phối hợp đào tạo SĐH. Từ các chƣơng trình hợp tác quốc tế, số lƣợng cán bộ đi trao đổi, thực tập ngắn hạn và số cán bộ trẻ, học viên, NCS đƣợc gửi đi đào tạo cao học, TS ở nƣớc ngoài ngày càng tăng.

2.1.2. Thực trạng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Là đơn vị trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản, Trƣờng ĐHKHTN đã chủ động lựa chọn hƣớng nghiên cứu ƣu tiên và

xây dựng các NNC đặc biệt là các NNCM. Chiến lƣợc phát triển Trƣờng ĐHKHTN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đề ra những giải pháp trọng tâm nhằm tăng cƣờng quy mô và hiệu quả hoạt động NCKH của Trƣờng, trong số đó có giải pháp "Phát triển các NNCM, trong đó có một số NNC đạt trình độ quốc tế, gắn liền với việc xây dựng các viện/trung tâm/phịng thí nghiệm nghiên cứu tiên tiến" (ĐHKHTN, 2015). Thực hiện Chiến lƣợc phát triển trong giai đoạn vừa qua, Trƣờng ĐHKHTN đã có 10 NNCM và 01 NNC tiềm năng đƣợc ĐHQGHN xét công nhận. Ngồi ra Trƣờng cũng có nhiều NNC đƣợc hình thành ở các bộ mơn, PTN trong trƣờng.

Bảng 2.1. Danh sách các NNCM và NNC tiềm năng của Trường ĐHKHTN

TT Tên nhóm nghiên cứu Trƣởng nhóm

1 Phƣơng pháp lý thuyết trƣờng lƣợng tử GS.TS. Nguyễn Quang Báu 2 Cơng nghệ Hóa học và Năng lƣợng sạch GS.TSKH. Lƣu Văn Bôi 3 Khoa học Vật liệu Tính tốn GS.TS. Bạch Thành Cơng 4 Hóa học phức chất và Hóa sinh vơ cơ PGS.TS. Nguyễn Hùng Huy

5 Tôpô Đại số GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt

Hƣng

6 Công nghệ Enzyme và Protein GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa 7 Vật liệu tiên tiến trong Bảo vệ môi

trƣờng và Phát triển xanh

GS.TS. Nguyễn Văn Nội 8 Mơ hình hóa Khí hậu khu vực và Biến

đổi khí hậu GS.TS. Phan Văn Tân

9 Khoa học Phân tích và Ứng dụng trong Môi trƣờng, Thực phẩm và Y sinh

GS.TS. Phạm Hùng Việt 10 Sóng trong mơi trƣờng đàn hồi GS.TS. Phạm Chí Vĩnh 11 Ứng dụng dƣợc chất thiên nhiên và Tổng

hợp định hƣớng hóa dƣợc

PGS. TS. Mạc Đình Hùng

Sự hình thành của các NNC đặc biệt là các NNCM đã tạo ra sức hút lớn hơn, năng lực cạnh tranh cao hơn để tiếp nhận các khoản đầu tƣ cho nghiên cứu từ đó đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào kết quả hoạt động đào tạo và NCKH của Trƣờng. Với đặc điểm phần lớn là các NNC cơ bản nên sản phẩm chủ lực của các NNCM đƣợc thể hiện dƣới dạng các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín. Theo báo cáo của các nhóm, kể từ khi đƣợc cơng nhận đến nay, 10 NNCM và 01 NNC tiềm năng đã công bố 259 bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín thuộc các danh

mục ISI (Web of Science) và SCOPUS. Tính bình qn, mỗi nhóm cơng bố đƣợc 06 bài báo ISI/SCOPUS trong 01 năm. Cùng với đó, các nhóm đã cơng bố 26 bài báo trên các tạp chí quốc tế khác, 187 bài báo trên các tạp chí trong nƣớc, xuất bản 06 sách chuyên khảo và chƣơng trong sách chuyên khảo.

Trong thời gian từ 2015 đến nay, các NNCM đã và đang đào tạo 89 TS/NCS, chiếm tỷ lệ 15% số lƣợng đào tạo của Trƣờng (ĐHKHTN, 2019). Kết quả này thể hiện sự đóng góp quan trọng của các NNCM vào hoạt động đào tạo SĐH của Nhà trƣờng.

2.1.3. Hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo Tiến sĩ ở Trường ĐHKHTN

Là một Trƣờng ĐH thành viên thuộc ĐHQGHN, hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo TS ở trƣờng ĐHKHTN đƣợc thực hiện theo Quy chế đào tạo TS của ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 4555/QĐ-ĐHQGHN ngày 24 tháng 11 năm 2017 (ĐHQGHN, 2017) và Quyết định số 1787/QĐ-ĐHQGHN ngày 10 tháng 6 năm 2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy chế đào tạo 4555 (ĐHQGHN, 2019).

Các chƣơng trình đào tạo bậc TS của Trƣờng đều hƣớng tới chuẩn đầu ra đối với NCS sau khi tốt nghiệp phải có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành; có tƣ duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ đƣợc các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lí, học thuyết của chuyên ngành nghiên cứu; có tƣ duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh.

Trƣờng ĐHKHTN hiện đang đào tạo 46 chuyên ngành TS ở bậc SĐH. Chi tiết các chuyên ngành nhƣ sau:

Bảng 2.2. Các chuyên ngành đào tạo TS của Trường ĐHKHTN năm 2018

Khoa Tên chuyên ngành đào tạo

Toán – Cơ – Tin học Tốn giải tích

Đai số và lý thuyết số

Phƣơng trình vi phân và tích phân Lý thuyết xác suất và thống kê toán học

Khoa Tên chuyên ngành đào tạo

Cơ sở toán cho tin học Toán ứng dụng

Cơ học vật rắn Cơ học chất lỏng

Vật lý Vật lý lý thuyết và vật lý toán Vật lý chất rắn

Vật lý vô tuyến và điện tử Vật lý nguyên tử

Quang học Vật lý địa cầu Vật lý nhiệt

Hóa học Hóa vơ cơ

Hóa hữu cơ Hóa dầu Hóa phân tích

Hóa lý thuyết và hóa lý Hóa mơi trƣờng Sinh học Nhân chủng học Động vật học Sinh lý học ngƣời và động vật Côn trùng học Vi sinh vật học Thủy sinh vật học Thực vật học Hóa sinh học

Mơ – phôi và tế bào học Sinh thái học

Khoa Tên chuyên ngành đào tạo

Sinh lý thực vật

Địa lý Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý Địa lý tự nhiên

Quản lý tài nguyên và môi trƣờng Quản lý đất đai

Địa chất Địa chất học

Khống vật học và địa hóa học Khí tƣợng, Thủy văn

và Hải dƣơng học

Khí tƣợng và khí hậu học Thủy văn học

Hải dƣơng học

Môi trƣờng Khoa học môi trƣờng Môi trƣờng đất và nƣớc Khoa học đất

Môi trƣờng và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)