CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Sự hình thành và phát triển NNC
Trên thế giới, danh tiếng của các trƣờng ĐH lớn thƣờng đƣợc gắn với tầm vóc các cơng trình NCKH và tên tuổi các nhà khoa học phát minh ra chúng (Nguyễn Đình Đức, 2014). Mặc dù vậy, các nhà khoa học ln cần có các cộng sự, tạo lập nên những NNC để cùng phát triển các ý tƣởng khoa học, xây dựng các trƣờng phái học thuật hoặc giải quyết các vấn đề khoa học lớn, có tính liên ngành.
Từ kinh nghiệm xây dựng NNCM của một số trƣờng ĐH trên thế giới đặc biệt ở các nƣớc phát triển (Malkamäki, Aarnio, Lehvo, & Pauli, 2003; Nguyễn Đình Đức, 2019; Trƣơng Quang Học, 2014) có thể nhận thấy NCKH thƣờng đƣợc tổ chức theo các vấn đề thay vì theo các chuyên ngành học thuật riêng lẻ nhƣ truyền thống, hình thái tổ chức NNC đã ngày càng trở thành chiếm ƣu thế trong bối cảnh KH&CN phát triển nhƣ hiện nay, nhiều vấn đề nghiên cứu mang tính liên ngành và xuyên ngành mà nếu nhƣ chỉ có đơn độc một nhà nghiên cứu thì khơng thể giải quyết đƣợc. Chính vấn đề khoa học xác định cơ cấu NNC chứ không phải ý muốn chủ quan của NNC đặt ra vấn đề nghiên cứu.
Mặt khác, để có thể tiếp cận và phát triển công nghệ mới, theo kịp với thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0, các đơn vị đào tạo và nghiên cứu với vai trò là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao và cũng là nơi thực hiện những nghiên cứu tiên phong cho đất nƣớc, sẽ cần có nhận thức và nhanh chóng thực hiện những
thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình và NNC chính là cầu nối, là mơi trƣờng để gắn kết hoạt động đào tạo với NCKH.
Theo tác giả Phạm Hùng Việt (2019), các NNCM ở trƣờng ĐH sẽ là nơi tập hợp các thầy giỏi, trò giỏi cùng nhau nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho xã hội và là hạt nhân cho việc phát triển thành những Trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các phịng thí nghiệm trọng điểm - những yếu tố tiêu biểu cho sức mạnh của một tổ chức KH&CN nhƣng có gắn kết hữu cơ với sứ mệnh phát triển nguồn nhân lực cao trên cơ sở đào tạo ĐH và SĐH. Vị thế của một trƣờng ĐH sẽ đƣợc nâng lên nếu có những trung tâm nghiên cứu xuất sắc, phịng thí nghiệm trọng điểm và những NNCM là nơi thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao và gắn kết với các đối tác lớn trong và ngoài nƣớc.
Tác giả Nguyễn Đình Đức đã tổng kết ―Việc xây dựng các NNC là nhu cầu tất yếu của các trƣờng ĐH, đặc biệt là các ĐH định hƣớng nghiên cứu‖ và khẳng định ―một trong những giải pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, cũng nhƣ nâng cao xếp hạng của trƣờng ĐH là phải xây dựng và phát triển đƣợc các NNCM, đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và NLNCKH tốt, có tâm huyết và kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo‖ (Nguyễn Đình Đức, 2014).
Do đó việc hình thành và phát triển các NNC trong các trƣờng ĐH ở Việt Nam cũng không ngoại lệ so với thế giới, là tất yếu thực tiễn trong quá trình phát triển của các trƣờng ĐH Việt Nam. Thực tế cho thấy, xu hƣớng phát triển các NNC đã dần lan tỏa trong các trƣờng ĐH định hƣớng nghiên cứu trong những năm gần đây. Kết quả khảo sát 142/271 trƣờng ĐH cho thấy hiện nay trong hệ thống các trƣờng ĐH đã hình thành 945 NNC, một trƣờng ĐH có trung bình 07 NNC bao gồm cả các NNC ―cứng‖ và NNC ―mềm‖ đƣợc hiểu theo định nghĩa ở phần trên ("Thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2016-2017", 2017).
Nhƣ vậy từ thực tiễn nghiên cứu chỉ ra rằng, NNC đóng vai tr cực kỳ quan trọng trong các trƣờng ĐH, việc xây dựng và phát triển các NNC vừa là phƣơng thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trƣờng ĐH hiện nay.