Khảo sát chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 56 - 60)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.2.4.Khảo sát chính thức

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.4.Khảo sát chính thức

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng nhằm tăng tính tồn diện trong việc kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.

2.2.4.1. Nghiên cứu định lượng

Theo số liệu từ Ph ng Sau Đại học cung cấp, tính đến tháng 8/2018, Trƣờng ĐHKHTN hiện đã và đang đào tạo 310 NCS gồm các khóa từ QH 2011 đến QH 2018 (gồm cả ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài) đang học tập, nghiên cứu tại Trƣờng.

Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn bằng cách chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Tác giả đã chủ định lựa chọn khảo sát các NCS thuộc khóa QH 2017 trở về trƣớc vì các NCS này đã có thời gian đủ lâu học tập và nghiên cứu tại trƣờng cũng nhƣ tham gia vào trong các NNC nên sẽ có những cảm nhận và đánh giá chính xác hơn trong việc trả lời phiếu hỏi cũng nhƣ phỏng vấn sâu so với những NCS mới chập chững vào công việc nghiên cứu.

Với phƣơng pháp nhƣ trên, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát từ tháng 6 đến tháng 9/2019. Do thời gian học tập và nghiên cứu của các NCS không tập trung cùng nhau, rải rác ở các Khoa và giữa các khóa đào tạo, nên phiếu khảo sát đƣợc thiết kế dƣới 2 hình thức: phiếu giấy và phiếu khảo sát online (đƣợc gửi đến địa chỉ email của các NCS). Ngoài ra để tăng thêm cỡ mẫu nghiên cứu, tác giả đã khảo sát thêm ý kiến từ một số TS đã tốt nghiệp các khóa trƣớc đó với cách thức tƣơng tự.

Thời gian hẹn xin trả lời phiếu khảo sát thƣờng là 01 tuần. Tuy nhiên trên thực tế, phải mất khá nhiều thời gian tác giả để thu thập các ý kiến phản hồi. Lí do tác giả nhận đƣợc nhiều nhất là bận công việc nên chƣa có thời gian trả lời. Một số trƣờng hợp từ chối trả lời hoặc trả lời rằng không tham gia NNC. Số lƣợng phiếu khảo sát thu đƣợc là 138 NCS/TS trong đó có 114 NCS/TS khẳng định đã/đang tham gia các NNC.

Dữ liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành nhập, mã hóa, làm sạch và xử lý trên phần mềm SPSS version 22.

Theo 2 tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số lƣợng quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải gấp 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Thang đo tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của các NCS có 19 biến quan sát do đó cỡ mẫu tối thiểu cần có là 95. Nhƣ vậy, với cỡ mẫu n = 114 đã đảm bảo số lƣợng mẫu tối thiểu cho phƣơng pháp phân tích của nghiên cứu.

Để khẳng định tính khách quan của bảng hỏi, tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định Cronbach Alpha với thang đo chính thức trên mẫu lớn hơn.

Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo chính thức sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS nhƣ sau:

Bảng 2.6. Kết quả phân tích cronbach's alpha thang đo chính thức

Hệ số Cronbach's Alpha Số biến quan sát

0,887 19

Lớn nhất Nhỏ nhất Tƣơng quan của từng câu hỏi với Biến tổng 0,685 0,335 Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại 1 câu hỏi 0,887 0,875

Ta thấy thang đo chính thức có hệ số Cronbach's Alpha là 0,887 lớn hơn rất nhiều so với giá trị 0,6. Hệ số tƣơng quan của từng câu hỏi với biến tổng có giá trị từ 0,335 ( bé nhất) đến 0,685 (lớn nhất) đều cao hơn giá trị chấp nhận đƣợc là 0,3 (xem thêm Phụ lục 3). Điều này chứng tỏ thang đo chính thức có độ tin cậy cao.

2.2.4.2. Nghiên cứu định tính

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc đƣợc sử dụng nhằm mục đích làm rõ thêm thông tin của số liệu thu đƣợc từ phƣơng pháp định lƣợng. Các câu hỏi phỏng vấn đƣợc thiết kế nhằm tìm hiểu về hoạt động hỗ trợ đào tạo TS thơng qua mơ hình NNC, vai trò và sự tham gia của NCS trong quá trình hoạt động của các NNC, tác động của hoạt động tham gia NNC đối với NLNCKH của NCS, những thuận lợi, khó khăn của NCS khi tham gia NNC.

Tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu với 05 NCS/TS đã hoặc đang tham gia các NNC với thời gian tối thiểu từ 6 tháng trở lên; 05 Giảng viên hƣớng dẫn là thành viên của NNC (01 Trƣởng nhóm và 04 thành viên chính của NNC).

Các cuộc phỏng vấn đƣợc ghi âm (có sự đồng ý của ngƣời phỏng vấn). Sau khi phỏng vấn, tiến hành gỡ băng, mã hóa, phân tích và tổng hợp dữ liệu.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhƣ vậy trong chƣơng 2, tác giả đã đề cập tới bối cảnh nghiên cứu tại trƣờng ĐHKHTN với các thông tin chi tiết về công bố khoa học và hoạt động của các NNC, NNCM cũng nhƣ hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo Tiến sĩ tại Trƣờng. Tác giả đã thiết kế và chuẩn hóa phiếu khảo sát dựa trên những nghiên cứu trƣớc đó của các tác giả Trần Thanh Ái, Kardash và Nguyễn Thị Việt Nga với 19 tiêu chí đánh giá về 03 thành tố chính của NLNCKH, thang đánh giá Likert 5 mức độ. Tác giả cũng đã trình bày về cách thức tiến hành thu thập số liệu, cách thức chọn mẫu, phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học tự nhiên, đại học quốc gia hà nội) (Trang 56 - 60)