Mức độ phát triển năng lực của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong mô hình VNEN nghiên cứu tại tỉnh nghệ an (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.Mức độ phát triển năng lực của học sinh

Bảng 3.5. Các mức độ phát triển NL GQVĐ

Mức Mô tả

3

HS xác định, lựa chọn, thu thập, kết nối các thơng tin hữu ích, từ nhiều nguồn khác nhau trong bối cảnh, tình huống có yếu tố mới, gần quen thuộc. Biến đổi các mơ hình, kiến thức đã có để thực hiện giải pháp gồm 2 bước suy luận cho vấn đề. Biết ĐG giá trị của giải pháp trên cơ sở hệ thống tiêu chí nhất định.

2

HS am hiểu và xác định được các thông tin đã cho, kết nối chúng để thực hiện được giải pháp cho vấn đề đơn giản (có 1 bước). Bắt đầu nhận định được tính đúng/ sai giải pháp của mình.

1

HS có thể xác định và kết nối được một số thông tin đã cho trong tình huống đơn giản, chỉ có thể thực hiện được 1 hành động nên hầu như chưa có được giải pháp cho vấn đề.

Căn cứ vào độ khó của các câu hỏi, có thể phác họa đường phát triển NL GQVĐ của HS tiểu học tham gia khảo sát gồm 5 mức thành thạo kỹ năng như Bảng 3.5.

Các điểm cắt (theo thang logit) giữa các mức độ phát triển của HS tiểu học được thống kê ở Bảng 3.6. Việc xác định điểm cắt được thực hiện theo bước nhảy về giá trị điểm logit chênh lệch giữa các nhóm HS; giá trị điểm logit lớn nhất sẽ được sử dụng làm điểm cắt để phân hóa mức độ phát triển NL GQVĐ của HS.

Bảng 3.6. Điểm cắt (theo thang logit) giữa các mức độ phát triển NL GQVĐ của HS

Mức độ Điểm cắt ngăn giữa các mức

Mức độ 2 và 3 0,08

Mức độ 1 và 2 -1,07

Bảng 3.7 thống kê kê tỷ lệ % HS đạt từng mức độ NL GQVĐ. Nhìn chung, HS tham gia bài kiểm tra có tỷ lệ đạt được ở mức 2 là nhiều nhất (53,10%). Tỷ lệ đạt được mức 1 và mức 3 của HS tiểu học bằng nhau và cùng có giá trị bằng 23,45%.

Bảng 3.7. Thống kê tỷ lệ % HS thành thạo NL GQVĐ

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

34 23,45 77 53,10 34 23,45 145 100,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong mô hình VNEN nghiên cứu tại tỉnh nghệ an (Trang 71 - 72)