Về năng lực chung và độ khó câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong mô hình VNEN nghiên cứu tại tỉnh nghệ an (Trang 65 - 68)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1.Về năng lực chung và độ khó câu hỏi

3.2. Nhận xét chung về năng lực học sinh và độ khó câu hỏi

3.2.1.Về năng lực chung và độ khó câu hỏi

Hình 3.1 thể hiện sự phân bố NL của các HS với độ khó của các câu hỏi đo lường NL GQVĐ. Những câu hỏi khó và những HS có trình độ NL cao được phân bố tiến dần lên phía trên (0,0), cịn những câu hỏi dễ và những HS có khả năng thấp được phân bố tiến dần theo chiều đi xuống phía dưới (0,0). Đầu tiên là thang đo logit, với 0 là giá trị trung bình; những ký hiệu x (mỗi x tương ứng với 1 HS) tiếp theo thể hiện cho vị trí của HS trên thang NL, dao động từ khoảng -2,3 đến 1,3 (thang logit); cuối cùng là vị trí độ khó của câu hỏi trên thang logit. Ta thấy dễ nhất là câu hỏi 22 và khó nhất là câu hỏi 10, 11 và 24.

Nhìn vào đồ thị thì thấy, những câu hỏi có độ khó trải khắp NL của HS. Điều này rút ra kết luận rằng, bài kiểm tra hoàn toàn phù hợp với khả năng của HS.

Những HS có NL lớn hơn 0 một chút có vị trí ngang bằng với câu 36, 33 tức là: họ có thể trả lời đúng những câu hỏi này với xác suất xấp xỉ 0,5; họ có xác suất trả lời đúng càng cao với những câu càng ở phía dưới câu 36, 33 (như câu 22, 1, 31, 34,...); và xác suất trả lời đúng càng thấp hơn với những câu ở phía trên và cách càng xa câu 10, 11 và 24.

Hình 3.1. Phân bố NL GQVĐ của HS

Theo Bảng 3.3, độ khó của câu hỏi 26 có p = 0,45 nằm trong khoảng có giá trị 0,25-0,75, có khoảng 45% HS trả lời đúng câu hỏi này; độ phân biệt rất tốt khi giá trị D = 0,30 (lớn hơn 0,2), câu hỏi có giá trị phân biệt nhóm HS có NL cao và nhóm HS có NL thấp; hệ số tương quan (Pt Bis) cho ta thấy các phương án nhiễu có chỉ số âm, phương án đúng có chỉ số dương cho thấy các phương án này có giá trị trong việc ĐG NL của HS. Tương tự như vậy, đối với câu hỏi 27, giá trị độ khó = 0,57 có nghĩa là khoảng 57% HS trả lời đúng câu hỏi này; độ phân biệt rất tốt khi giá trị D = 0,32 cho thấy khả năng phân biệt các nhóm HS có trình độ khác nhau; hệ số Pt Bis ở các phương án nhiễu đều có chỉ số âm, như vậy các phương án nhiễu đưa ra đều có giá trị nhất định trong việc ĐG NL của HS.

Bảng 3.3. Chỉ số thống kê của một số câu hỏi thi được tạo ra từ Conquest

Kết quả phân tích ở trên cũng có thể được khẳng định thơng qua đường cong đặc trưng của câu hỏi, đường cong thực tế của câu hỏi (đường nét đứt) bám sát đường cong kỳ vọng của câu hỏi, xuất phát từ điểm xác suất gần gốc tọa độ đi lên, cho thấy câu hỏi thiết kế phù hợp để kiểm tra NL của HS (xem Hình 3.2).

Hình 3.2. Đường cong đặc trưng của một số câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong mô hình VNEN nghiên cứu tại tỉnh nghệ an (Trang 65 - 68)