Xuất mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong mô hình VNEN nghiên cứu tại tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.6.xuất mơ hình nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ ĐG NL GQVĐ của cá nhân thông qua bài đo lường NL GQVĐ của HS cuối cấp tiểu học đã được thực hiện với sự tài trợ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số VII.2-2011.06 (xem Phụ lục 1). Chuyên khảo về khoa học GD (Nguyễn Lộc và cộng sự, 2016) đã tóm lược tồn bộ tiến trình xây dựng chuẩn ĐG NL GQVĐ qua mơn

đó xây dựng bộ cơng cụ đo NL GQVĐ và tiến hành đo lường sự phát triển NL này trên HS. Đường phát triển NL và chuẩn ĐG NL GQVĐ trong cuốn chuyên khảo là kết quả cuối cùng, với các mẫu hồ sơ phản ứng của HS thuộc mẫu thử nghiệm.

Cùng với mô tả cụ thể về từng chỉ số hành vi ứng với từng câu hỏi của bài kiểm tra, tác giả đề tài này đề xuất bốn kỹ năng của việc GQVĐ cá nhân của HS tiểu học tạo thành một ma trận gồm 10 kĩ năng nhỏ hơn (có thể coi như là chỉ số hành vi) được tổng hợp trong Hình 1.4. Căn cứ theo độ tuổi của HS tiểu học, đề tài đề xuất những chỉ số hành vi trong từng thành tố ở mức độ tương đối đơn giản, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của đối tượng HS này. Đa số HS tiểu học (cuối lớp 5) phù hợp với các vấn đề đơn giản, tĩnh, thuộc cuộc sống hàng ngày. Các em có thể: nhận dạng các thành tố trong tình huống vấn đề và giải thích một số thơng tin ban đầu; nhận thức được một mơ hình hoặc cấu trúc nhưng chưa am hiểu bản chất, bước đầu biết thu thập thông tin từ nguồn khác (theo gợi ý của người khác) nhưng chưa có khả năng đánh giá chúng, sử dụng cách thức hành động và chiến lược giải quyết quen thuộc trong khơng gian vấn đề đóng; có thể thực hiện các giải pháp đơn giản (có 1, 2 hành động) nhưng chưa đầy đủ; chưa có khả năng đánh giá giá trị của giải pháp.

Hình 1.6. Đề xuất cấu trúc NL GQVĐ theo 4 kỹ năng thành phần và 12 chỉ số hành vi

Năng lực GQVĐ Nhận biết và tìm hiểu vấn đề Nhận dạng, phát biểu vấn đề Xác định, giải thích thơng tin Thống nhất hành động tìm hiểu vấn đề Thiết lập không gian vấn đề

Trao đổi hiểu biết thông tin

Thu thập, đánh giá thông tin

Xác định cách thức, chiến lược GQVĐ Thống nhất cách thức thiết lập kế hoạch vấn đề Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp Xây dựng, thống nhất kế hoạch giải quyết Trình bày giải pháp, các kết quả Cách thức hành động; điều chỉnh Đánh giá và phản ánh giải pháp Phản ánh giá trị giải pháp Thể thức hóa kiến thức mới để đưa ra giải pháp cho vấn đề tương tự

Hình 1.6 mới mô tả các chỉ số hành vi ở dạng khái quát hóa, các chỉ số hành vi sẽ được mô tả cụ thể hơn trong ma trận bài kiểm tra được trình bày ở phần sau; mỗi chỉ số hành vi sẽ ứng với ít nhất một hoặc nhiều hơn một câu hỏi trong bài kiểm tra.

1.7. Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu về khái niệm và tổng quan tài liệu trong nước và quốc tế liên quan đến cấu trúc và ĐG NL GQVĐ, cùng với việc phân tích một số đặc điểm của mơ hình VNEN liên quan đến NL GQVĐ, có thể đưa ra một số kết luận ở chương này như sau:

(1) Toàn bộ hoạt động của nhà trường trong mơ hình VNEN gồm phương pháp dạy, phương pháp học, tổ chức lớp học,… đều được thay đổi theo một mơ hình trường học mới, nhằm phát huy tối đa NL, bao gồm cả NL GQVĐ của HS.

(2) Khơng có sự thống nhất chung trên thế giới về cấu trúc NL GQVĐ, mà có thể dựa vào kinh nghiệm quốc tế và trong nước, kết hợp với đặc điểm phát triển của HS, các yếu tố bối cảnh cụ thể để đề xuất cấu trúc NL GQVĐ một cách phù hợp;

(3) Cấu trúc chung về NL GQVĐ sẽ gồm các thành tố, chỉ số hành vi, mức độ đa tầng của các thành tố tùy thuộc vào sự phức tạp về định nghĩa NL;

(4) Chuẩn ĐG NL GQVĐ sẽ mô tả các mức độ phát triển NL từ thấp đến cao, trong mỗi cấp độ mô tả những hành vi cụ thể về việc HS có thể viết, đọc, làm và tạo ra khi thực hiện hành vi GQVĐ;

(5) Có thể lồng ghép các thành tố NL GQVĐ vào các lĩnh vực học tập cụ thể; và

(6) Có nhiều bộ cơng cụ ĐG NL GQVĐ được đưa ra với các hình thức kiểm tra đa dạng (trên giấy, máy tính,…) nhằm ĐG các thành tố, mức độ phát triển NL GQVĐ của HS một cách phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong mô hình VNEN nghiên cứu tại tỉnh nghệ an (Trang 43 - 46)