Những nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong mô hình VNEN nghiên cứu tại tỉnh nghệ an (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.3.2.Những nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

1.3. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.3.2.Những nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Mai Văn Hưng, Lê Thái Hưng, Đỗ Hoàng Mai (2015) đã tiến hành xây dựng các bài trắc nghiệm đánh giá NL GQVĐ môn sinh học 10 và thử nghiệm. Kết quả phân tích dựa trên lý thuyết khảo thí đã giúp nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn bảng mô tả theo thang đánh giá NL của Patrick Griffin để xây dựng bảng tiêu chí dạng Rubric với nguyên tắc đạt/không đạt NL GQVĐ ở mức độ nào. Từ đó thiết kế mẫu một bài kiểm tra với các nhiệm vụ (tình huống có vấn đề) theo cấu trúc PISA với độ khó tăng dần qua từng câu hỏi. Dựa trên việc tham chiếu thang phát triển NL GQVĐ gồm 3 mức độ (nhận dạng, sử dụng kiến thức, mơ hình, quy tắc, khái qt hóa giải pháp và giả thuyết) của Patrick Griffin, nhóm tác giả đề xuất 5 mức độ phát triển NL GQVĐ của HS phổ thơng như Hình sau:

Hình 1.3. Mức độ phát triển NL GQVĐ của HS phổ thông (Mai Văn Hưng, Lê Thái Hưng, Đỗ Hồng Mai, 2015)

Qua q trình thử nghiệm và thực nghiệm trên 68 HS lớp 10 của trường THPT Chuyên Bắc Giang và một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, kết quả đánh giá NL GQVĐ của nhóm tác giả cho thấy xuất hiện 4 nhóm HS chủ yếu:

(1) Nhóm đạt về kiến thức lí thuyết song giải quyết tình huống thực tế khơng đạt;

(2) Nhóm khơng đạt về kiến thức song giải quyết tình huống thực tế đạt; (3) Nhóm đạt về cả hai mặt kiến thức và giải quyết tình huống thực tế;

Khi phân tích chung cả hai nhóm HS chun và khơng chun đối với bài kiểm tra đánh giá NL GQVĐ với các vấn đề thực tiễn, kết quả cho thấy hầu hết HS thể hiện mức NL trung bình- khá hoặc trung bình- kém. Ngược lại, khi phân tích riêng nhóm HS chun đối với bài kiểm tra đánh giá NL GQVĐ, hầu hết HS nhóm chuyên thể hiện ở mức độ trung bình- khá. Nếu chỉ xét ở cấp độ khá- hồn hảo, số HS tỉ lệ nghịch với mức độ NL đạt được. Nếu xét ở cấp độ từ bình thường trở lên, HS đạt NL ở mức độ 4 chỉ chiếm 44/68, thấp hơn hẳn so với mức 1, 2, 3. Đạt được cấp độ hoàn hảo ở mức NL số 4 chỉ có duy nhất một HS.

Một nghiên cứu khác của Lê Thị Hoàng Hà, Hoàng Thị Thu Hà (2015) đánh giá NL GQVĐ với mẫu 3 lớp học tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định, trường THPT Ngô Sĩ Liên – Bắc Giang và trường Phổ thông Nguyên Công Trứ - Nam Định dựa trên bài kiểm tra đánh giá NL GQVĐ môn Vật Lý thơng qua các tình huống giả định bao gồm 4 thành tố (Nhận biết và tìm hiểu vấn đề; Thiết lập khơng gian vấn đề; Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp; Đánh giá và phản ánh giải pháp) theo 3 cấp độ NL tương ứng với từng thành tố. Kết quả cho thấy, dải điểm bài kiểm tra khá rộng với phân bố từ 2 đến 9,5 điểm (theo thang điểm 10); phân bố gần đạt chuẩn (giá trị trung bình bằng 6,11, trung vị bằng 6 và yếu vị bằng 6 xấp xỉ bằng nhau); chủ yếu HS đạt điểm trong dải từ 5-7; bài kiểm tra có sự phân biệt khá tốt, NL GQVĐ của HS chủ yếu đạt mức 6/10. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đánh giá độ tin cậy kết quả bài kiểm tra bằng tính hệ số tương quan Cronbach Alpha giữa các câu hỏi cùng đo lường một thành tố của NL GQVĐ và toàn bài kiểm tra; kết quả cho thấy hệ số Cronbach Alpha ở các nhóm nhận diện vấn đề, thiết lập khơng gian vấn đề và lập kế hoạch – thực hiện giải pháp đều đạt ngưỡng lớn hơn 0,6. Nhóm tác giả cho rằng đây tuy chưa phải là kết quả quá cao nhưng ở mức chấp nhận được.

Công bố của OECD (2014) đưa ra kết quả NL GQVĐ của HS độ tuổi 15 trong PISA 2012 theo 6 mức độ của NL, dựa trên bộ công cụ là bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi tình huống, vấn đề tương tác mà yêu cầu HS cần khám phá môi trường, bối cảnh (tình huống mơ phỏng) trên máy tính và thu thập phản hồi về tác động của các

- Mức độ 1 (gần 91% HS đạt): HS có thể khám phá bối cảnh vấn đề theo cách hạn chế; ngược lại với những HS ở mức độ 2, những HS ở mức độ này có xu hướng chỉ thực hiện được ở những tình huống tương tự trước đó và không thể lên kế hoạch trước cho những vấn đề phát sinh. Nói chung, HS có thể giải quyết các vấn đề đơn giản với chỉ một hoặc hai bước.

- Mức độ 2 (xấp xỉ 79% HS đạt): HS có thể khám phá bối cảnh vấn đề mới lạ và hiểu được một phần nhỏ của nó. HS cố gắng, những chỉ thành công một phần, để hiểu và điều khiển được các thiết bị kỹ thuật số, chẳng hạn như các thiết bị gia dụng và máy bán hành tự động. HS có thể kiểm định một giả thuyết đơn giản được cung cấp cho các em và giải quyết vấn đề với giải pháp duy nhất. HS có thể lập kế hoạch và thực hiện giải pháp từng bước một để đạt được một số mục tiêu phụ, và có khả năng theo dõi tiến trình tổng thể nhằm hướng tới một giải pháp tổng quát.

- Mức độ 3 (khoảng 57% HS đạt): HS có thể xử lý thơng tin được trình bày theo nhiều định dạng khác nhau. Các em có thể khám phá bối cảnh vấn đề và suy luận ra các mối quan hệ đơn giản giữa các thành phần của bối cảnh. HS có thể điều khiển các thiết bị kỹ thuật số đơn giản, nhưng gặp khó khăn khi tiếp cận với các thiết bị phức tạp hơn. HS ở mức độ này hồn tồn có thể giải quyết yêu cầu đặt ra, ví dụ, bằng cách đưa ra một số giải pháp và kiểm tra xem liệu những giải pháp này có thỏa mãn yêu cầu đó hay khơng. Khi gặp tình huống địi hỏi nhiều yêu cầu hoặc đặc điểm liên quan đến nhau, HS có thể nghĩ ra giả thuyết và thực hiện việc thử nghiệm để chấp thuận hoặc bác bỏ giả thuyết đó. HS hiểu được sự cần thiết phải lên kế hoạch trước và theo dõi tiến trình thực hiện, đồng thời có thể thử một lựa chọn nếu cần thiết trong quá trình thực hiện.

- Mức độ 4 (31% HS đạt): HS có thể khám phá bối cảnh vấn đề phức tạp bằng việc tập trung vào một giải pháp. Các em nắm bắt được mối liên kết giữa các thành phần của bối cảnh theo yêu cầu GQVĐ. HS có thể điều khiển các thiết bị kỹ thuật số ở mức độ phức tạp vừa phải, chẳng hạn như máy bán hàng tự động hoặc thiết bị gia dụng không quen thuộc, nhưng các em không thường xuyên thực hiện được một cách

hoạch. HS thường có thể điều chỉnh các kế hoạch này hoặc thay đổi mục tiêu dựa trên những phản hồi, thông tin thu thập được trong q trình thực hiện. HS có thể thử nghiệm một cách có hệ thống các khả năng khác nhau và kiểm tra xem các điều kiện của vấn đề đã được giải quyết một cách ổn thỏa hay chưa. Đồng thời, HS có thể hình thành giả thuyết về lý do tại sao hệ thống gặp trục trặc và mô tả cách kiểm tra giả thuyết đó.

- Mức độ 5 (khoảng 11% HS đạt được): HS có thể khám phá một cách có hệ thống về bối cảnh vấn đề phức tạp để hiểu được sự liên hệ giữa các cấu trúc thông tin của vấn đề. Khi phải đối mặt với các thiết bị không quen thuộc, với mức độ phức tạp vừa phải, chẳng hạn như máy bán hàng tự động hoặc thiết bị gia dụng, các em có phản ứng nhanh để điều khiển thiết bị. Để đưa ra giải pháp, HS ở mức độ 5 suy nghĩ trước để tìm ra chiến lược tốt nhất nhằm giải quyết tất cả các ràng buộc nhất định. HS có thể ngay lập tức điều chỉnh kế hoạch hoặc hủy bỏ một số bước trong kế hoạch khi phát hiện ra những vấn đề phát sinh hay khi HS mắc lỗi khiến các em mất phương hướng.

- Mức độ 6 (2,5% HS đạt được): Ở mức độ cao nhất này, HS có thể phát triển các mơ hình tư duy hồn chỉnh, mạch lạc về các bối cảnh vấn đề đa dạng, cho phép các em các giải quyết vấn đề phức tạp một cách hiệu quả. HS có thể khám phá bối cảnh bằng chiến lược phức tạp để hiểu được tất cả thông tin liên quan đến vấn đề. Thông tin có thể được trình bày ở các định dạng khác nhau, với yêu cầu giải thích và tích hợp các thành phần liên quan. Khi phải đối mặt với các thiết bị có mức độ phức tạp cao, chẳng hạn như các thiết bị gia dụng hoạt động một cách bất thường, HS nhanh chóng học được cách kiểm sốt và điều khiển các thiết bị để đạt được mục tiêu theo cách tối ưu. HS có thể thiết lập các giả thuyết chung về hệ thống và kiểm định kỹ lưỡng giả thuyết đưa ra. Bên cạnh đó, HS có thể đưa ra cơ sở giả thuyết dựa trên kết luận hợp lý hoặc nhận ra việc khơng đủ thơng tin để hình thành giả thuyết. Để đạt được giải pháp, HS có thể tạo ra các kế hoạch phức tạp, linh hoạt, gồm nhiều bước để có thể theo dõi liên tục trong quá trình thực hiện. Khi cần thiết, HS điều chỉnh

chiến lược của mình, lưu tâm đến những hạn chế ràng buộc cả ở khía cạnh hiện hữu và tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong mô hình VNEN nghiên cứu tại tỉnh nghệ an (Trang 33 - 37)